(VTC News) – Nhắc đến Hồ sơ Panama là dư luận liên tưởng ngay đến “trốn thuế” nên việc đóng thuế ở Việt Nam của các đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Panama được quan tâm.
Ngay sau khi rò rỉ vào ngày 4/4, Hồ sơ Panama (Panama Papers) đã khiến cả thế giới rúng động. Nhắc đến Hồ sơ Panama, dư luận liên tưởng ngay đến việc “trốn thuế”. Những ai có tên trong danh sách này được “mặc định” là có hành vi gian lận thuế.
Vì vậy, ngày 10/5, khi hàng loạt cá nhân, tổ chức Việt Nam được hé lộ trong Hồ sơ Panama, không ít người đã có cái nhìn nghi ngại. Tuy nhiên, những đại gia Việt nổi danh nhất có mặt trong Hồ sơ Panama như ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO ngân hàng ANZ và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ Vietjet Aire đã khẳng định việc thành lập công ty ở nước ngoài là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, có mặt trong Hồ sơ Panama không có nghĩa cá nhân hay tổ chức trốn thuế, vi phạm pháp luật.
Khẳng định của các vị đại gia này không phải không có cơ sở khi doanh nghiệp mà họ sở hữu hoàn thành khá tốt nhiệm vụ về thuế của mình.
Sovico Holdings là cái tên được người Việt chú ý nhiều trong Hồ sơ Panama. Sovico Holdings là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank. Hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng HDBank.
Trong lĩnh vực hàng không: Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng Hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam – VietJet Air. Ngoài ra, Sovico Holdings còn rót vốn vào rất nhiều lĩnh vực khác.
Sovico Holdings không công bố số liệu tài chính nhưng “những đứa con lớn” của Tập đoàn này như VietJet Air, Techcombank, VIB Bank và HDBank đều đóng góp vào ngân sách số tiền khá lớn.
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng VietJet Air sớm có lãi và thường xuyên lọt vào Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của HDBank và Techcombank đạt khoảng 145 tỷ đồng và 484 tỷ đồng.
Là công ty có quy mô nhỏ hơn một ngân hàng hay một hãng hàng không nhưng công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn nhưng số tiền thuế hàng năm mà SSI nộp vào ngân sách Nhà nước không hề khiêm tốn. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của SSI trong 2 năm gần đây đều trên 200 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù không phải công ty đại chúng – đối tượng buộc phải công khai báo cáo tài chính, ngân hàng ANZ vẫn công bố các chỉ tiêu kinh doanh của mình. Nếu nhiều công ty nước ngoài có quy mô lớn như Coca Cola, Pepsico, Metro báo lỗ liên miên và dính nghi án chuyển giá, trốn thuế thì ANZ vẫn báo lãi đều đặn.
Tổng lợi nhuận trước thuế 2014 và 2013 của ANZ là 698 tỷ đồng và 549 tỷ đồng. Nhờ đó, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm lần lượt là 161 tỷ đồng và 146 tỷ đồng.
Mặc dù các doanh nhân và giới chuyên gia đều nhận định có mặt trong Hồ sơ Panama không có nghĩa cá nhân hay tổ chức trốn thuế.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn quyết liệt vào cuộc. Tổng cục Thuế cho biết, ngành thuế vừa thành lập khẩn tiểu ban kiểm tra, điều tra về nghĩa vụ thuế đối với 189 cá nhân, tổ chức có tên trong Hồ sơ Panama mới được công bố rạng sáng 10/5.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã có cuộc họp khẩn cấp với các Vụ chức năng và quyết định nghiên cứu, điều tra về khả năng trốn thuế hay không. Tiểu ban này gồm nhiều Vụ như Vụ Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban cải cách hiện đại hoá thủ tục thuế, Vụ Tuyên truyền...
Trong khi đó, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ Cục vẫn theo dõi và nắm bắt tình hình. Tuy nhiên, việc có kiểm tra hay không thì đến nay Cục vẫn chưa làm vì phải có chỉ đạo của Chính phủ và của Trung ương thì mới làm. Nhưng đến nay các cơ quan này vẫn chưa có chỉ đạo nào cụ thể.
Thanh Hà
Ngay sau khi rò rỉ vào ngày 4/4, Hồ sơ Panama (Panama Papers) đã khiến cả thế giới rúng động. Nhắc đến Hồ sơ Panama, dư luận liên tưởng ngay đến việc “trốn thuế”. Những ai có tên trong danh sách này được “mặc định” là có hành vi gian lận thuế.
Vì vậy, ngày 10/5, khi hàng loạt cá nhân, tổ chức Việt Nam được hé lộ trong Hồ sơ Panama, không ít người đã có cái nhìn nghi ngại. Tuy nhiên, những đại gia Việt nổi danh nhất có mặt trong Hồ sơ Panama như ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO ngân hàng ANZ và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ Vietjet Aire đã khẳng định việc thành lập công ty ở nước ngoài là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, có mặt trong Hồ sơ Panama không có nghĩa cá nhân hay tổ chức trốn thuế, vi phạm pháp luật.
Sovico Holdings là cái tên được người Việt chú ý nhiều trong Hồ sơ Panama. Sovico Holdings là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank. Hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng HDBank.
Trong lĩnh vực hàng không: Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng Hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam – VietJet Air. Ngoài ra, Sovico Holdings còn rót vốn vào rất nhiều lĩnh vực khác.
Sovico Holdings không công bố số liệu tài chính nhưng “những đứa con lớn” của Tập đoàn này như VietJet Air, Techcombank, VIB Bank và HDBank đều đóng góp vào ngân sách số tiền khá lớn.
Dù sinh sau đẻ muộn nhưng VietJet Air sớm có lãi và thường xuyên lọt vào Top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của HDBank và Techcombank đạt khoảng 145 tỷ đồng và 484 tỷ đồng.
Là công ty có quy mô nhỏ hơn một ngân hàng hay một hãng hàng không nhưng công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn nhưng số tiền thuế hàng năm mà SSI nộp vào ngân sách Nhà nước không hề khiêm tốn. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của SSI trong 2 năm gần đây đều trên 200 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù không phải công ty đại chúng – đối tượng buộc phải công khai báo cáo tài chính, ngân hàng ANZ vẫn công bố các chỉ tiêu kinh doanh của mình. Nếu nhiều công ty nước ngoài có quy mô lớn như Coca Cola, Pepsico, Metro báo lỗ liên miên và dính nghi án chuyển giá, trốn thuế thì ANZ vẫn báo lãi đều đặn.
Tổng lợi nhuận trước thuế 2014 và 2013 của ANZ là 698 tỷ đồng và 549 tỷ đồng. Nhờ đó, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm lần lượt là 161 tỷ đồng và 146 tỷ đồng.
Mặc dù các doanh nhân và giới chuyên gia đều nhận định có mặt trong Hồ sơ Panama không có nghĩa cá nhân hay tổ chức trốn thuế.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn quyết liệt vào cuộc. Tổng cục Thuế cho biết, ngành thuế vừa thành lập khẩn tiểu ban kiểm tra, điều tra về nghĩa vụ thuế đối với 189 cá nhân, tổ chức có tên trong Hồ sơ Panama mới được công bố rạng sáng 10/5.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã có cuộc họp khẩn cấp với các Vụ chức năng và quyết định nghiên cứu, điều tra về khả năng trốn thuế hay không. Tiểu ban này gồm nhiều Vụ như Vụ Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban cải cách hiện đại hoá thủ tục thuế, Vụ Tuyên truyền...
Trong khi đó, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ Cục vẫn theo dõi và nắm bắt tình hình. Tuy nhiên, việc có kiểm tra hay không thì đến nay Cục vẫn chưa làm vì phải có chỉ đạo của Chính phủ và của Trung ương thì mới làm. Nhưng đến nay các cơ quan này vẫn chưa có chỉ đạo nào cụ thể.
Thanh Hà
Bình luận