Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có nhiều sáng kiến đổi mới, nhưng một số quy định đưa ra buộc phải "rút" về vì chưa khả thi.
Vừa qua, 4 Bộ KHCN, Công Thương, Công an và GTVT đã ký Thông tư liên tịch về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi mô tô, xe máy.
Trong đó, có quy định người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội MBH hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách.
Tại dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Bộ GTVT, mức phạt cho hành vi trên là 100.000-200.000 đồng, dự kiến việc xử phạt sẽ được thực hiện khi Thông tư liên tịch trên có hiệu lực từ ngày 15/4.
Tuy nhiên, ngay khi thông tư vừa được ban hành thì đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ phía người dân. Nhiều người có cùng một băn khoăn, hiện nay trên thị trường có hàng triệu hãng sản xuất mũ bảo hiểm nên rất khó để phân biệt hàng giả, hàng thật; nhiều loại mũ giống hệt MBH không đảm bảo chất lượng đang được bày bán trên thị trường...
Trong hội nghị góp ý dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chiều ngày 11/3/2013, trước ý kiến của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết: "Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận gồm vỏ, lớp đệm hấp thụ xung động và quai đeo là hình thức xử phạt bổ sung.
Người dân đội mũ bảo hiểm không cần chứng minh mũ phải có tem hợp quy, cứ có 3 lớp như Nghị định quy định là được. Không phạt người đội mũ rởm, kém chất lượng, cái này thuộc về Quản lý thị trường vì lực lượng này có trách nhiệm sản xuất, phân phối hàng hóa đảm bảo chất lượng".
"Rút" quy định phạt xe không chính chủ
Tháng 9/2012, Nghị định 71 (NĐ 71) đã sửa đổi bổ sung 19 điều của Nghị định 34 ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có sáu nhóm vi phạm được điều chỉnh mức phạt.
Đặc biệt, có lỗi vi phạm theo NĐ 71 tăng gấp sáu lần so với NĐ 34 là chủ phương tiện không thực hiện chuyển quyền sở hữu sau khi mua bán. Cụ thể, đối với ô tô không thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới sẽ bị xử phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe; mô tô, xe máy xử phạt một triệu đồng.
Suốt từ khi NĐ 71 được ban hành, những bất cập liên tiếp xảy đến đối với cả phía cơ quan thực thi và phía người dân chấp hành.
Ngày 11/3/2013, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luật hiện hành, các Nghị định trước đây (Nghị định 15, Nghị định 34, Nghị định 71). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoản xử phạt này không có tính khả thi nên đề nghị Ban soạn thảo cần đưa điều khoản ra khỏi Nghị định.
“Mức phí xử phạt tăng lên quá cao và quá trình triển khai thực hiện điều khoản này quá khó nên tính khả thi của điều khoản xử phạt không cao. Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những văn bản pháp luật một cách đồng bộ, khi xét thấy việc xử phạt có tính khả thi cao, khi hệ thống văn bản hướng dẫn được đầy đủ thì mới đề nghị bổ sung vào Nghị định 71 hoặc đưa vào văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp hơn, công khai và minh bạch hơn” - Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Tuy nhiên, các Bộ ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.
Gỡ bỏ "sáng kiến" đổi giờ học, giờ làm
Ngày 1/2/2012, theo ý tưởng của Bộ GTVT, giờ học, giờ làm ở Hà Nội đã chính thức được thay đổi để... giảm việc ùn tắc giao thông.
Thời gian thay đổi cụ thể như sau: Đối với cán bộ công chức công tác ở Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT thì thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều là 17h.
Đối với cán bộ, GV làm việc trong các trường học thì thời gian làm việc hàng ngày thực hiện theo giờ học tập của HS và phân công của lãnh đạo đơn vị.
HS các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Các trường chủ động bố trí cán bộ, GV, nhân viên để tiếp nhận HS từ 7h30 sáng và quản lý HS đến 17h30 hàng ngày.
HS, SV các trường THPT, ĐH, học viện, CĐ, Trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày.
Tuy nhiên, sau một số ngày thực hiện, việc bố trí các ca vào và tan học của các trường tiểu học, THCS gần nhau nên phụ huynh chở con tới lớp và đến đón con cùng lúc tăng lên tại các điểm trước cổng trường, ngoài ra khu vực có các trường liền kề nhau nên lượng xe tăng vọt, gây ra ùn ứ. Tắc vẫn hoàn tắc, người dân "méo mặt" vì phải chấp hành. Vì thế Bộ GTVT đã gỡ bỏ quy định này.
Không phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm
Vừa qua, 4 Bộ KHCN, Công Thương, Công an và GTVT đã ký Thông tư liên tịch về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi mô tô, xe máy.
Trong đó, có quy định người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội MBH hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách.
Tại dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Bộ GTVT, mức phạt cho hành vi trên là 100.000-200.000 đồng, dự kiến việc xử phạt sẽ được thực hiện khi Thông tư liên tịch trên có hiệu lực từ ngày 15/4.
Không thể xử phạt người đội MBH rởm |
Tuy nhiên, ngay khi thông tư vừa được ban hành thì đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ phía người dân. Nhiều người có cùng một băn khoăn, hiện nay trên thị trường có hàng triệu hãng sản xuất mũ bảo hiểm nên rất khó để phân biệt hàng giả, hàng thật; nhiều loại mũ giống hệt MBH không đảm bảo chất lượng đang được bày bán trên thị trường...
Trong hội nghị góp ý dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông chiều ngày 11/3/2013, trước ý kiến của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết: "Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận gồm vỏ, lớp đệm hấp thụ xung động và quai đeo là hình thức xử phạt bổ sung.
Người dân đội mũ bảo hiểm không cần chứng minh mũ phải có tem hợp quy, cứ có 3 lớp như Nghị định quy định là được. Không phạt người đội mũ rởm, kém chất lượng, cái này thuộc về Quản lý thị trường vì lực lượng này có trách nhiệm sản xuất, phân phối hàng hóa đảm bảo chất lượng".
"Rút" quy định phạt xe không chính chủ
Tháng 9/2012, Nghị định 71 (NĐ 71) đã sửa đổi bổ sung 19 điều của Nghị định 34 ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, có sáu nhóm vi phạm được điều chỉnh mức phạt.
Hàng triệu người đã lo lắng khi quy định xử phạt chủ phương tiện không thực hiện chuyển quyền sở hữu sau khi mua bán được ban hành. |
Đặc biệt, có lỗi vi phạm theo NĐ 71 tăng gấp sáu lần so với NĐ 34 là chủ phương tiện không thực hiện chuyển quyền sở hữu sau khi mua bán. Cụ thể, đối với ô tô không thực hiện chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới sẽ bị xử phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe; mô tô, xe máy xử phạt một triệu đồng.
Suốt từ khi NĐ 71 được ban hành, những bất cập liên tiếp xảy đến đối với cả phía cơ quan thực thi và phía người dân chấp hành.
Ngày 11/3/2013, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luật hiện hành, các Nghị định trước đây (Nghị định 15, Nghị định 34, Nghị định 71). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoản xử phạt này không có tính khả thi nên đề nghị Ban soạn thảo cần đưa điều khoản ra khỏi Nghị định.
“Mức phí xử phạt tăng lên quá cao và quá trình triển khai thực hiện điều khoản này quá khó nên tính khả thi của điều khoản xử phạt không cao. Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những văn bản pháp luật một cách đồng bộ, khi xét thấy việc xử phạt có tính khả thi cao, khi hệ thống văn bản hướng dẫn được đầy đủ thì mới đề nghị bổ sung vào Nghị định 71 hoặc đưa vào văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp hơn, công khai và minh bạch hơn” - Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Tuy nhiên, các Bộ ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.
Gỡ bỏ "sáng kiến" đổi giờ học, giờ làm
Ngày 1/2/2012, theo ý tưởng của Bộ GTVT, giờ học, giờ làm ở Hà Nội đã chính thức được thay đổi để... giảm việc ùn tắc giao thông.
Thời gian thay đổi cụ thể như sau: Đối với cán bộ công chức công tác ở Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT thì thời gian bắt đầu làm việc buổi sáng từ 8h và kết thúc giờ làm việc buổi chiều là 17h.
Đổi giờ học, giờ làm nhưng tắc đường vẫn hoàn tắc đường. |
Đối với cán bộ, GV làm việc trong các trường học thì thời gian làm việc hàng ngày thực hiện theo giờ học tập của HS và phân công của lãnh đạo đơn vị.
HS các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. Các trường chủ động bố trí cán bộ, GV, nhân viên để tiếp nhận HS từ 7h30 sáng và quản lý HS đến 17h30 hàng ngày.
HS, SV các trường THPT, ĐH, học viện, CĐ, Trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày.
Tuy nhiên, sau một số ngày thực hiện, việc bố trí các ca vào và tan học của các trường tiểu học, THCS gần nhau nên phụ huynh chở con tới lớp và đến đón con cùng lúc tăng lên tại các điểm trước cổng trường, ngoài ra khu vực có các trường liền kề nhau nên lượng xe tăng vọt, gây ra ùn ứ. Tắc vẫn hoàn tắc, người dân "méo mặt" vì phải chấp hành. Vì thế Bộ GTVT đã gỡ bỏ quy định này.
Bình luận