Hầu hết những bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo cha mẹ trẻ nên quan sát và nhìn móng tay chân của bé nhà bạn ít nhất 1 lần/ ngày. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến móng tay của bé có thể không khỏe mạnh và gây nên các bất thường khác. Bởi vì bé có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng nhiễm nấm hoặc nhiễm vi khuẩn hay do thương tích. Ngoài ra, nó có thể cũng là dấu hiệu của một số bệnh chưa được phát hiện.
1. Móng bị rỗ
Nếu như một ngày bạn phát hiện móng tay bé có những chấm rỗ nhỏ thì đừng quá lo lắng nhé. Điều này xảy ra chủ yếu do một số bất thường như một sự suy thoái nhỏ trên bề mặt móng tay của bé trong quá trình hình thành móng. Những chấm rỗ lỗ chỗ này có thể hoặc không có thể ảnh hưởng đến tất cả các móng tay của bé.
'Soi' móng tay đoán sức khỏe bé, Làm mẹ, doan benh qua mong tay, doan benh be, bat thuong mong tay be yeu, doi tay be yeu, cham soc be, lam me, bao phu nu
Những rối loạn móng tay sau khá phổ biến và dễ nhận biết nếu bạn quan sát kỹ móng tay bé hàng ngày
Móng tay của bé bị rỗ có thể do bị mất độ kín tự nhiên của nó. Điều này có thể gây ra do bé bị các bệnh về da khác nhau như bệnh vẩy nến, eczema, chấn thương và đôi khi nó cũng có thể do di truyền.
Khi móng tay của bé bị rỗ và được gây ra bởi bệnh vẩy nến thì cha mẹ bé sẽ thấy những thay đổi trên móng tay chỉ qua quan sát bằng mắt thường. Đó là: sự đổi màu của móng tay, có một hoặc nhiều dòng kẻ trên bề mặt móng tay, tăng độ dày của lớp da nằm dưới móng tay của bé…
2. Móng có dòng kẻ ngang
Nếu cha mẹ bé thấy móng tay của bé yêu nhà bạn có một dòng kẻ tối màu tô điểm trên các móng tay theo chiều ngang thì đó chính là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào trong móng tay của bé.
Những dấu hiệu này thường được gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da và nguy cơ bị bệnh tiểu đường đang tiềm ẩn. Ngoài ra, cũng phải nhắc tới nhiều nguyên nhân khác khiến móng tay của bé xuất hiện một vệt kẻ tối màu là do suy dinh dưỡng, nồng độ canxi trong máu thấp, tắc nghẽn trong mạch máu, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bị chấn thương ở móng tay.
Hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ bé ở nhóm tuổi nào. Chúng cũng có thể xuất hiện ở ngay cả các bé sơ sinh nữa. Người ta cho biết nếu ngay từ khi sơ sinh mới sinh ra mà móng tay của bé đã có hiện tượng này thì nguyên nhân có thể do thai nhi bị suy dinh dưỡng trong tử cung của mẹ.
3. Móng lòng thuyền (móng lõm)
Rối loạn này còn được gọi là móng tay lòng thìa. Đây là móng tay có hình dạng giống một cái muỗng. Móng tay của bé có thể bị san bằng ở giữa, trong khi các cạnh 2 bên móng thì đầy lên và do đó nó sẽ tạo thành móng lõm.
Nếu móng tay bé nhà bạn gặp triệu chứng móng lõm thì có thể nguyên nhân chính của vấn đề này là do bé nhà bạn đang bị thiếu sắt. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do di truyền trong một số trường hợp. Bên cạnh đó, nếu móng tay bé bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.
Chưa kể, các điều kiện khác về sức khỏe như bệnh thận, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể được chịu trách nhiệm là thủ phạm đáng nghi ngờ gây nên tình trạng này ở móng tay của các bé.
'Soi' móng tay đoán sức khỏe bé, Làm mẹ, doan benh qua mong tay, doan benh be, bat thuong mong tay be yeu, doi tay be yeu, cham soc be, lam me, bao phu nu
Ảnh minh họa
4. Móng có đốm trắng
Đây là một sự đổi màu dễ nhận thấy nhất trên móng tay của các bé. Khi bị tình trạng này, bé nhà bạn có thể xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng trên bề mặt móng tay. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc một vài móng tay của bạn.
Thông thường, hiện tượng này thường được gây ra khi bé bị thương tích trên móng. Những điểm trắng này sẽ biến mất ngay sau khi một phần bị ảnh hưởng (do bị thương) của móng tay khi mọc lại. Thông thường, quá trình hồi phục này của móng cần 8 tháng mới lấy lại sự hoàn hảo. Vì vậy, các đốm trắng này sẽ biến mất sau một năm. Ngoài ra, tình trạng này đôi khi cũng có thể xảy ra do bé bị thiếu hụt kẽm hoặc đang đối mặt với bệnh xơ gan.
5. Những biểu hiện bất thường khác trên móng của bé
Móng tay giòn là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Điều này vẫn thường xảy ra với các bé do có thói quen mút ngón tay cái, do cắn móng tay hoặc thường xuyên làm tổn thương móng tay… mà có thể dẫn đến vấn đề như vậy.
Móng tay có những đường kẻ lớn tối màu tạo thành những đường kẻ dọc trên móng tay thường là một hiện tượng khá phổ biến trong thời thơ ấu của bé và chúng sẽ biến mất khi các bé đến tuổi vị thành niên.
Lưu ý:
- Cha mẹ bé có thể điều trị theo nhiều cách khác nhau đối với mỗi biểu hiện bất thường ở móng tay của bé.. Vì vậy, ngay sau khi phụ huynh phát hiện ra bất kỳ rối loạn trong các móng tay của bé nhà bạn, bạn nên cho con đi khám bác sĩ da liệu sớm nhé.
- Có thể bé nhà bạn cần phải làm một số xét nghiệm để xác định nhiễm trùng và sau đó áp dụng một biện pháp điều trị cụ thể. Hoặc nếu những rối loạn trên móng tay của bé được gây ra bởi một số bệnh tật cơ bản thì các bác sĩ da liễu cũng sẽ tư vấn cho bạn để có thể tham khảo ý kiến một bác sĩ chuyên khoa khác nhằm điều trị dứt điểm bệnh tật cho bé nhà bạn đấy.
Theo Thegioichame
Bình luận