(VTC News) – Cùng đối mặt với những khoản nợ khủng, liệu “vận mệnh” của Hoàng Anh Gia Lai có giống một số đại gia trên sàn chứng khoán?
“Vượt khó” sau nợ khủng
Gần đây, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai trở thành tâm điểm của thị trường chứng khoán khi gia tăng các khoản nợ khủng bằng cách thế chấp nhiều tài sản từ khu liên hợp học viện bóng đá tới... đàn bò. Nhiều nhà đầu tư lo ngại công ty của bầu Đức khó vượt qua được sóng gió này nên cổ phiếu HAG rời xa mệnh giá.
Nhưng Hoàng Anh Gia Lai không phải trường hợp cá biệt trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước đây, rất nhiều đại gia đã lâm vào tình cảnh nợ nần, thậm chí còn bết bát hơn Hoàng Anh Gia Lai. Cái tên đại gia thê thảm vì nợ khủng được nhắc tới nhiều nhất chính là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).
Cuối năm 2012, ông Tâm tiết lộ 2 công ty của chị em ông (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Tập đoàn Tân Tạo) “chỉ” nợ 500 triệu USD (tương đương 10.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, số nợ mà ông Tâm đánh giá “chỉ” nhanh chóng gây khó cho cả KBC và ITA vì chi phí lãi vay “ăn mòn” lợi nhuận sau thuế.
Năm 2012, KBC lỗ tới 435,64 tỷ đồng. Sang năm 2013, KBC có lãi trở lại nhưng lợi nhuận sau thuế 72,5 tỷ đồng vẫn thấp hơn nhiều so với con số gần 1.100 tỷ đồng năm 2010. Những con số này cho thấy tình trạng ảm đạm nhưng chưa cho thấy hết sự bết bát của KBC.
Chịu áp lực nợ lớn tới mức ông Đặng Thành Tâm đổ bệnh, muốn uống thuốc sâu chết đi cho xong. Là Đại biểu Quốc hội nhưng ông Tâm xuất hiện ở Nghị trường với hình ảnh thảm hại: Râu tóc điểm bạc. Kết quả là cổ phiếu KBC bị nhà đầu tư quay lưng. KBC giao dịch dưới mệnh giá trong suốt thời gian dài. Thậm chí, KBC còn rớt xuống “đáy” 4.800 đồng/CP vào ngày 18/12/2012, mức giá thấp hơn nhiều so với thị giá 6.700 đồng/CP của HAG.
Không ai đoán được KBC lại có ngày thê thảm như vậy và càng nhiều người hơn không tin tưởng vào khả năng phục hồi của KBC. Thế nhưng, hoạt động của KBC đang được cải thiện từng năm. Trong 3 năm gần đây, lợi nhuận KBC tăng trưởng rất mạnh, từ 72,5 tỷ đồng năm 2013 lên 325,6 tỷ đồng năm 2014 và 611,9 tỷ đồng năm 2015.
Có lẽ vì vậy ông Tâm cũng tự tin hơn khi ứng cử Đại biểu Quốc hội. Dường như những khó khăn lớn nhất đã qua đi với vị đại gia nổi tiếng vì phát ngôn "muốn uống thuốc sâu tự tử".
Ngoài KBC, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – VCG) cũng bị gọi tên trong danh sách các đại gia nợ khủng. Nợ của VCG lớn tới mức “ăn mòn” lãi. Năm 2011 và 2012, VCG lần lượt phải trả tiền lãi là 996 tỷ đồng và 976 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ là 40 tỷ đồng và 87 tỷ đồng.
Vì vậy, cuối năm 2012, giá cổ phiếu VCG nhiều phiên rơi xuống “đáy” 5.500 đồng/CP.
Năm 2012, VCG có tổng nợ hơn 21.500 tỷ đồng. Từ 2013, sau khi cơ cấu lại nợ, tổng nợ giảm khoảng 6.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu kinh doanh của VCG được cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận sau thuế 2013, 2014 và 2015 lần lượt là 522,9 tỷ đồng, 305,5 tỷ đồng và 523,6 tỷ đồng.
Sau khi bị những khoản nợ khủng “hành hạ”, 2 đại gia KBC và VCG đã cải thiện được hoạt động kinh doanh. Giá 2 cổ phiếu này đã giao dịch trên mệnh giá.
Đoán “vận mệnh” Hoàng Anh Gia Lai
Hoàng Anh Gia Lai hiện cũng đang rơi vào tình cảnh nợ nần như VCG và KBC một thời. Câu hỏi đặt ra là liệu bầu Đức có vượt qua được khủng hoảng nợ nần như ông Đặng Thành Tâm hay không? Xét về vị thế với... chủ nợ và ngân hàng, bầu Đức dễ thở hơn ông Tâm rất nhiều.
Còn nhớ ở thời điểm “tâm bão” nợ nần, cả ông Tâm và chị gái ông – bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo đều than về nỗi khổ bị ngân hàng quay lưng. Năm 2013, ông Tâm chia sẻ đã 2 năm qua, ông không thể vay ngân hàng được nữa.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến thậm chí còn viết “tâm thư” gửi cổ đông. Bà Yến cho biết nhiều ngân hàng cố tình gây khó khăn trong việc giải chấp tài sản tương ứng sau khi trả nợ. Bà Yến cho rằng điều này thể hiện mưu đồ thâu tóm.
Trong khi đó, bầu Đức vẫn được các ngân hàng “mở rộng vòng tay”. Ngay cả khi báo chí khá bi quan với Hoàng Anh Gia Lai, nhiều đơn vị vẫn rót thêm vốn vào các dự án của công ty. Mới đây, sáng 19/3/2016, Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 2 dự án HAGL Myanmar Centre tại thành phố Yangon. BIDV tài trợ 35% vốn đầu tư.
Bầu Đức cho biết dự án HAGL Myanmar Center là một quần thể kiến trúc hiện đại, khép kín, tích hợp nhiều hạng mục đa dụng. Giai đoạn 1 của dự án gồm một Trung tâm thương mại và 2 block văn phòng cho thuê đã khai trương và chính thức hoạt động vào tháng 12/2015. Tính đến cuối tháng 2/2016, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đã đạt gần 90% và 10% còn lại đang trong quá trình thỏa thuận cho thuê với khách hàng.
Đối với khối văn phòng, hiện tại 60% diện tích đã được ký hợp đồng và giữ chỗ. Nhiều công ty dầu khí, viễn thông, ngân hàng đã ký hợp đồng thuê như Ooredoo, Huawei, CB Bank, Yoma Bank, Missui, BIDV… Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao thương hiệu Melia với tổng số 429 phòng hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối tháng 6/2016. Đầu năm 2018, Hoàng Anh Gia lai sẽ bàn giao nhiều căn hộ này cho khách.
Hoàng Anh Gia Lai có quỹ đất rất khủng ở Myanmar. Mà thị trường bất động sản tại Myanmar đang được đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn trên tờ Asia Focus, ông Antony Picon, Giám đốc Colliers International ở Myanmar cho biết ông đang trông chờ “sự trở lại của xu hướng tăng tích cực” trong năm nay.
“Mọi người ở đây, cả nhà đầu trong nước và nước ngoài đều rất năng động và tự tin. Họ lạc quan và thị trường cũng rất lạc quan. Chúng tôi đang rất bận rộn với những nhà đầu tư muốn mở rộng dự án của họ”- ông Antony Picon khẳng định.
Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp như mía đường, cao su,... của Hoàng Anh Gia Lai – những mặt hàng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, được dự báo rất lạc quan về giá cả.
Diện tích cao su khổng lồ (có chi phí xây dựng dở dang lên tới 10.000 tỷ đồng) đang sắp bước vào giai đoạn khai thác đại trà. Cao su của Hoàng Anh Gia Lai sẽ được bán khi giá cao su tăng. Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 USD/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 USD/kg, đến 2025 là 2,09 USD/kg.
Giá đường cũng được dự báo tích cực. Tổ chức đường thế giới (ISO) dự đoán sau 5 năm dư thừa đường, nhu cầu tiêu thụ sẽ vượt sản xuất trong vụ 2015/2016 và thâm hụt sẽ còn tăng mạnh lên 6,2 triệu tấn trong vụ tiếp theo. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng đường suy giảm tại Ấn Độ và Thái Lan do diện tích mía suy giảm và ảnh hưởng của El Nino. Do vậy, giá đường thế giới được dự báo còn tiếp tục tăng.
Do vậy, “cửa” phục hồi sớm của Hoàng Anh Gia Lai đang rất sáng.
Bảo Linh
Gần đây, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai trở thành tâm điểm của thị trường chứng khoán khi gia tăng các khoản nợ khủng bằng cách thế chấp nhiều tài sản từ khu liên hợp học viện bóng đá tới... đàn bò. Nhiều nhà đầu tư lo ngại công ty của bầu Đức khó vượt qua được sóng gió này nên cổ phiếu HAG rời xa mệnh giá.
Nhưng Hoàng Anh Gia Lai không phải trường hợp cá biệt trong thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước đây, rất nhiều đại gia đã lâm vào tình cảnh nợ nần, thậm chí còn bết bát hơn Hoàng Anh Gia Lai. Cái tên đại gia thê thảm vì nợ khủng được nhắc tới nhiều nhất chính là ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).
Cuối năm 2012, ông Tâm tiết lộ 2 công ty của chị em ông (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Tập đoàn Tân Tạo) “chỉ” nợ 500 triệu USD (tương đương 10.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, số nợ mà ông Tâm đánh giá “chỉ” nhanh chóng gây khó cho cả KBC và ITA vì chi phí lãi vay “ăn mòn” lợi nhuận sau thuế.
Ông Đặng Thành Tâm tiều tụy thời đổ nợ |
Chịu áp lực nợ lớn tới mức ông Đặng Thành Tâm đổ bệnh, muốn uống thuốc sâu chết đi cho xong. Là Đại biểu Quốc hội nhưng ông Tâm xuất hiện ở Nghị trường với hình ảnh thảm hại: Râu tóc điểm bạc. Kết quả là cổ phiếu KBC bị nhà đầu tư quay lưng. KBC giao dịch dưới mệnh giá trong suốt thời gian dài. Thậm chí, KBC còn rớt xuống “đáy” 4.800 đồng/CP vào ngày 18/12/2012, mức giá thấp hơn nhiều so với thị giá 6.700 đồng/CP của HAG.
Không ai đoán được KBC lại có ngày thê thảm như vậy và càng nhiều người hơn không tin tưởng vào khả năng phục hồi của KBC. Thế nhưng, hoạt động của KBC đang được cải thiện từng năm. Trong 3 năm gần đây, lợi nhuận KBC tăng trưởng rất mạnh, từ 72,5 tỷ đồng năm 2013 lên 325,6 tỷ đồng năm 2014 và 611,9 tỷ đồng năm 2015.
Có lẽ vì vậy ông Tâm cũng tự tin hơn khi ứng cử Đại biểu Quốc hội. Dường như những khó khăn lớn nhất đã qua đi với vị đại gia nổi tiếng vì phát ngôn "muốn uống thuốc sâu tự tử".
Ngoài KBC, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – VCG) cũng bị gọi tên trong danh sách các đại gia nợ khủng. Nợ của VCG lớn tới mức “ăn mòn” lãi. Năm 2011 và 2012, VCG lần lượt phải trả tiền lãi là 996 tỷ đồng và 976 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ là 40 tỷ đồng và 87 tỷ đồng.
Vì vậy, cuối năm 2012, giá cổ phiếu VCG nhiều phiên rơi xuống “đáy” 5.500 đồng/CP.
Năm 2012, VCG có tổng nợ hơn 21.500 tỷ đồng. Từ 2013, sau khi cơ cấu lại nợ, tổng nợ giảm khoảng 6.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu kinh doanh của VCG được cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận sau thuế 2013, 2014 và 2015 lần lượt là 522,9 tỷ đồng, 305,5 tỷ đồng và 523,6 tỷ đồng.
Sau khi bị những khoản nợ khủng “hành hạ”, 2 đại gia KBC và VCG đã cải thiện được hoạt động kinh doanh. Giá 2 cổ phiếu này đã giao dịch trên mệnh giá.
Đoán “vận mệnh” Hoàng Anh Gia Lai
Hoàng Anh Gia Lai hiện cũng đang rơi vào tình cảnh nợ nần như VCG và KBC một thời. Câu hỏi đặt ra là liệu bầu Đức có vượt qua được khủng hoảng nợ nần như ông Đặng Thành Tâm hay không? Xét về vị thế với... chủ nợ và ngân hàng, bầu Đức dễ thở hơn ông Tâm rất nhiều.
Còn nhớ ở thời điểm “tâm bão” nợ nần, cả ông Tâm và chị gái ông – bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo đều than về nỗi khổ bị ngân hàng quay lưng. Năm 2013, ông Tâm chia sẻ đã 2 năm qua, ông không thể vay ngân hàng được nữa.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến thậm chí còn viết “tâm thư” gửi cổ đông. Bà Yến cho biết nhiều ngân hàng cố tình gây khó khăn trong việc giải chấp tài sản tương ứng sau khi trả nợ. Bà Yến cho rằng điều này thể hiện mưu đồ thâu tóm.
Cửa phục hồi rất sáng với Hoàng Anh Gia Lai và bầu Đức |
Bầu Đức cho biết dự án HAGL Myanmar Center là một quần thể kiến trúc hiện đại, khép kín, tích hợp nhiều hạng mục đa dụng. Giai đoạn 1 của dự án gồm một Trung tâm thương mại và 2 block văn phòng cho thuê đã khai trương và chính thức hoạt động vào tháng 12/2015. Tính đến cuối tháng 2/2016, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đã đạt gần 90% và 10% còn lại đang trong quá trình thỏa thuận cho thuê với khách hàng.
Đối với khối văn phòng, hiện tại 60% diện tích đã được ký hợp đồng và giữ chỗ. Nhiều công ty dầu khí, viễn thông, ngân hàng đã ký hợp đồng thuê như Ooredoo, Huawei, CB Bank, Yoma Bank, Missui, BIDV… Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao thương hiệu Melia với tổng số 429 phòng hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối tháng 6/2016. Đầu năm 2018, Hoàng Anh Gia lai sẽ bàn giao nhiều căn hộ này cho khách.
Hoàng Anh Gia Lai có quỹ đất rất khủng ở Myanmar. Mà thị trường bất động sản tại Myanmar đang được đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn trên tờ Asia Focus, ông Antony Picon, Giám đốc Colliers International ở Myanmar cho biết ông đang trông chờ “sự trở lại của xu hướng tăng tích cực” trong năm nay.
“Mọi người ở đây, cả nhà đầu trong nước và nước ngoài đều rất năng động và tự tin. Họ lạc quan và thị trường cũng rất lạc quan. Chúng tôi đang rất bận rộn với những nhà đầu tư muốn mở rộng dự án của họ”- ông Antony Picon khẳng định.
Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp như mía đường, cao su,... của Hoàng Anh Gia Lai – những mặt hàng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, được dự báo rất lạc quan về giá cả.
Diện tích cao su khổng lồ (có chi phí xây dựng dở dang lên tới 10.000 tỷ đồng) đang sắp bước vào giai đoạn khai thác đại trà. Cao su của Hoàng Anh Gia Lai sẽ được bán khi giá cao su tăng. Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 USD/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 USD/kg, đến 2025 là 2,09 USD/kg.
Giá đường cũng được dự báo tích cực. Tổ chức đường thế giới (ISO) dự đoán sau 5 năm dư thừa đường, nhu cầu tiêu thụ sẽ vượt sản xuất trong vụ 2015/2016 và thâm hụt sẽ còn tăng mạnh lên 6,2 triệu tấn trong vụ tiếp theo. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng đường suy giảm tại Ấn Độ và Thái Lan do diện tích mía suy giảm và ảnh hưởng của El Nino. Do vậy, giá đường thế giới được dự báo còn tiếp tục tăng.
Do vậy, “cửa” phục hồi sớm của Hoàng Anh Gia Lai đang rất sáng.
Bảo Linh
Bình luận