(VTC News) – Là đại gia ngàn tỷ nhưng ông Dương Ngọc Minh, “người tình tin đồn” của ca sỹ Mỹ Tâm lại nhận mức lương 0 đồng.
Nhận lương 0 đồng
Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản ngàn tỷ, ông Dương Ngọc Minh, vị đại gia được xem như “người tình Mỹ Tâm” lại khiến người khác bất ngờ khi nhận mức lương chỉ 0 đồng.
Sau 12 tháng làm việc vất vả, năm 2014, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) nhận 0 đồng tiền lương thưởng. Không chỉ ông Minh, các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát cũng không nhận bất cứ đồng nào từ công ty.
Có vẻ như HVG đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Năm 2014, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển của công ty chỉ là 0 đồng. HVG chi trả cổ tức 10% bằng tiền mặt cho cổ đông.
Sang năm 2015, HVG rộng tay hơn với cổ đông khi dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 30%. Trong đó, cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu là tối thiểu 10%. Phần còn lại được chi trả bằng cổ phiếu.
Dù vậy, đội ngũ lãnh đạo cấp cao của HVG vẫn chưa được cải thiện thu nhập. Đại hội cổ đông của HVG diễn ra hồi đầu tháng 4 đã thông qua việc tiếp tục không chi trả thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong năm 2015.
Lãnh đạo HVG liên tục không nhận lương dù hoàn thành khá tốt công việc của mình. Thậm chí, mới đây, HVG còn công bố các chỉ tiêu kinh doanh rất táo bạo. HVG phấn đấu đến năm 2018 – đúng 15 năm sau thành lập sẽ đạt doanh số 40.000 tỷ đồng (trong đó năm 2016 là 25.000 tỷ đồng; 2017 là 35.000 tỷ đồng).
Khi bị cổ đông chất vấn liệu kế hoạch này có viển vông quá không, ông Minh cho biết từ khi HVG lên sàn niêm yết chưa bao giờ HVG bị bể kế hoạch kinh doanh đề ra. Kế hoạch doanh thu 20.000 tỷ đồng năm 2015 là một kế hoạch phòng thủ. Trên thực tế, HVG chắc chắn phải đạt mức cao hơn.
Chính vì vậy, dư luận khá ngạc nhiên khi ông Minh và các lãnh đạo HVG lại “thích” nhận lương 0 đồng.
Không nhận lương ở HVG nhưng với việc sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu HVG, ông Minh lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên tới 1.510 tỷ đồng.
Hy sinh lương, thưởng
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần cơ điện lạnh REE là một trong những doanh nhân nổi tiếng vì nhận được mức lương “khủng”. Năm 2014 cũng vậy, thù lao mà bà Thanh cùng các thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhận được là 3,25 tỷ đồng. Đây là mức lương, chưa kể thưởng của các lãnh đạo cấp cao.
Tuy nhiên, năm 2014, bà Thanh và các lãnh đạo tình nguyện “hy sinh” thưởng vì công ty còn bị phạt. Cụ thể, trong văn bản trình đại hội cổ đông, ban kiểm soát REE cho biết năm 2014 công ty Quản lý và Khai thác Bất động sản REE- công ty con của REE đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
Tổng số tiền công ty Quản lý và Khai thác Bất động sản REE phải nộp phạt lên tới 875 triệu đồng. Ban điều hành REE đã nhận trách nhiệm và tự nguyện không nhận tiền thưởng cuối năm 2014 để bù lại khoản thiệt hại của công ty.
Dù vậy, lãnh đạo REE vẫn hứa hẹn có mức thu nhập cao trong thời gian tiếp theo. Sang năm 2015, quỹ lương dành cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát dự kiến tăng lên 3,4 tỷ đồng. Ban điều hành và cán bộ công nhân viên chủ chốt của nhóm công ty REE sẽ được thưởng một khoản tiền tương đương 15% phần lợi nhuận sau thuế vượt so với phần lợi nhuận thực tế trong các năm 2014 – 2015.
Trong khi đó, Eximbank là ngân hàng hiếm hoi áp chế độ lương thưởng khá khiêm tốn cho lãnh đạo. Năm 2013, ngân hàng này tạo cú sốc khi công bố ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank tự giảm 50% lương "làm gương”. Hàng loạt lãnh đạo cấp cao cũng theo đó tình nguyện “hy sinh” thu nhập.
Sang năm 2014, tình hình thu nhập của Eximbank được cải thiện. Nhưng do hoạt động kinh doanh vẫn bết bát nên số tiền mà lãnh đạo Eximbank nhận được vẫn thua thiệt hơn đồng nghiệp cùng cấp tại các ngân hàng khác.
Cụ thể, năm 2014, thù lao cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát là 1,5% lợi nhuận sau thuế. Với khoản lãi khiêm tốn chỉ 6,9 tỷ đồng, cả dàn lãnh đạo Eximbank chỉ nhận hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này ở Vietinbank là hơn 18 tỷ đồng.
Năm 2015, thu nhập của lãnh đạo Eximbank vẫn chưa có nhiều đột phá nếu lợi nhuận không được cải thiện vì ngân hàng vẫn chỉ trả thù lao 1,5% lợi nhuận sau thuế.
“Tình hình kinh tế, điều kiện kinh doanh ngành ngân hàng trong năm 2015 dự kiến sẽ có nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, Hội đồng quản trị trình Đại hội cổ đông xem xét, phê duyệt tổng mức thù lao, phụ cấp trách nhiệm chuyên trách của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát năm 2015 là 1,5% lợi nhuận sau thuế” – Eximbank cho biết.
Bảo Linh
Nhận lương 0 đồng
Thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản ngàn tỷ, ông Dương Ngọc Minh, vị đại gia được xem như “người tình Mỹ Tâm” lại khiến người khác bất ngờ khi nhận mức lương chỉ 0 đồng.
Sau 12 tháng làm việc vất vả, năm 2014, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) nhận 0 đồng tiền lương thưởng. Không chỉ ông Minh, các thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát cũng không nhận bất cứ đồng nào từ công ty.
Có vẻ như HVG đang thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Năm 2014, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển của công ty chỉ là 0 đồng. HVG chi trả cổ tức 10% bằng tiền mặt cho cổ đông.
Sang năm 2015, HVG rộng tay hơn với cổ đông khi dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 30%. Trong đó, cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu là tối thiểu 10%. Phần còn lại được chi trả bằng cổ phiếu.
Ông Dương Ngọc Minh tiếp tục nhận lương 0 đồng |
Dù vậy, đội ngũ lãnh đạo cấp cao của HVG vẫn chưa được cải thiện thu nhập. Đại hội cổ đông của HVG diễn ra hồi đầu tháng 4 đã thông qua việc tiếp tục không chi trả thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong năm 2015.
Lãnh đạo HVG liên tục không nhận lương dù hoàn thành khá tốt công việc của mình. Thậm chí, mới đây, HVG còn công bố các chỉ tiêu kinh doanh rất táo bạo. HVG phấn đấu đến năm 2018 – đúng 15 năm sau thành lập sẽ đạt doanh số 40.000 tỷ đồng (trong đó năm 2016 là 25.000 tỷ đồng; 2017 là 35.000 tỷ đồng).
Khi bị cổ đông chất vấn liệu kế hoạch này có viển vông quá không, ông Minh cho biết từ khi HVG lên sàn niêm yết chưa bao giờ HVG bị bể kế hoạch kinh doanh đề ra. Kế hoạch doanh thu 20.000 tỷ đồng năm 2015 là một kế hoạch phòng thủ. Trên thực tế, HVG chắc chắn phải đạt mức cao hơn.
Chính vì vậy, dư luận khá ngạc nhiên khi ông Minh và các lãnh đạo HVG lại “thích” nhận lương 0 đồng.
Không nhận lương ở HVG nhưng với việc sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu HVG, ông Minh lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên tới 1.510 tỷ đồng.
Hy sinh lương, thưởng
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần cơ điện lạnh REE là một trong những doanh nhân nổi tiếng vì nhận được mức lương “khủng”. Năm 2014 cũng vậy, thù lao mà bà Thanh cùng các thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhận được là 3,25 tỷ đồng. Đây là mức lương, chưa kể thưởng của các lãnh đạo cấp cao.
Tuy nhiên, năm 2014, bà Thanh và các lãnh đạo tình nguyện “hy sinh” thưởng vì công ty còn bị phạt. Cụ thể, trong văn bản trình đại hội cổ đông, ban kiểm soát REE cho biết năm 2014 công ty Quản lý và Khai thác Bất động sản REE- công ty con của REE đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
Tổng số tiền công ty Quản lý và Khai thác Bất động sản REE phải nộp phạt lên tới 875 triệu đồng. Ban điều hành REE đã nhận trách nhiệm và tự nguyện không nhận tiền thưởng cuối năm 2014 để bù lại khoản thiệt hại của công ty.
Dù vậy, lãnh đạo REE vẫn hứa hẹn có mức thu nhập cao trong thời gian tiếp theo. Sang năm 2015, quỹ lương dành cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát dự kiến tăng lên 3,4 tỷ đồng. Ban điều hành và cán bộ công nhân viên chủ chốt của nhóm công ty REE sẽ được thưởng một khoản tiền tương đương 15% phần lợi nhuận sau thuế vượt so với phần lợi nhuận thực tế trong các năm 2014 – 2015.
Trong khi đó, Eximbank là ngân hàng hiếm hoi áp chế độ lương thưởng khá khiêm tốn cho lãnh đạo. Năm 2013, ngân hàng này tạo cú sốc khi công bố ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank tự giảm 50% lương "làm gương”. Hàng loạt lãnh đạo cấp cao cũng theo đó tình nguyện “hy sinh” thu nhập.
Sang năm 2014, tình hình thu nhập của Eximbank được cải thiện. Nhưng do hoạt động kinh doanh vẫn bết bát nên số tiền mà lãnh đạo Eximbank nhận được vẫn thua thiệt hơn đồng nghiệp cùng cấp tại các ngân hàng khác.
Cụ thể, năm 2014, thù lao cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát là 1,5% lợi nhuận sau thuế. Với khoản lãi khiêm tốn chỉ 6,9 tỷ đồng, cả dàn lãnh đạo Eximbank chỉ nhận hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này ở Vietinbank là hơn 18 tỷ đồng.
Năm 2015, thu nhập của lãnh đạo Eximbank vẫn chưa có nhiều đột phá nếu lợi nhuận không được cải thiện vì ngân hàng vẫn chỉ trả thù lao 1,5% lợi nhuận sau thuế.
“Tình hình kinh tế, điều kiện kinh doanh ngành ngân hàng trong năm 2015 dự kiến sẽ có nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, Hội đồng quản trị trình Đại hội cổ đông xem xét, phê duyệt tổng mức thù lao, phụ cấp trách nhiệm chuyên trách của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát năm 2015 là 1,5% lợi nhuận sau thuế” – Eximbank cho biết.
Bảo Linh
Bình luận