Thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố, tỷ lệ trầm cảm trên toàn cầu ảnh hưởng đến 322 triệu người, tăng 18% so với 10 năm trước.
Theo số liệu năm 2015, 24,3% người Việt trong độ tuổi từ 25 đến 55 và 47% những người trên 55 tuổi mắc chứng trầm cảm. Mặc dù rất nhiều người bị trầm cảm nhưng căn bệnh này chỉ chiếm 1% số tiền ngân sách cho ngành Y tế.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, căn bệnh này chưa được quan tâm đúng múc về việc điều trị. Đây là lời cảnh tỉnh đối với những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh này cao, tập trung ở những nước đang phát triển.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong tới chót, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết. Ngoài ra, bệnh nhân hay kèm lo lắng, nặng đầu đau mỏi vai gáy, ép ngực hồi hộp, tay chân lạnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫ đến trầm cảm, nhưng thường thấy nhất là việc sang chấn tinh thần, gặp cú sốc mất người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn, gãy đổ sự nghiệp, bất hòa kéo dài. Đối với học sinh, sinh viên quá nhiều bài vở, hẫng hụt, xuống sức học rồi đuối dần.
Còn người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già. Hoặc là những phụ nữ sau khi sinh con, luôn có cảm giác buồn chán.
Theo các bác sĩ, bệnh trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội. Cũng theo thống kê của WHO, mỗi năm khoảng 800.000 người chết vì căn bệnh này.
Video: Không đẻ được con trai, mẹ trầm cảm vung dao chém chết 4 con gái
t
Bình luận