Thằng bé lo lắng nép vào nách mẹ. Ở hàng ghế bên kia, cha nó ngồi nghe đại diện Viện KSND TPHCM đọc lời xin lỗi, thỉnh thoảng lại quay sang nhìn đứa con, mắt đỏ hoe. Sự nghiệt ngã của số phận đã lấy đi của ông tất cả, từ của cải, danh dự đến hạnh phúc gia đình.
Ngày 11/8, Viện KSND TPHCM tổ chức xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Trương Bá Nhàn theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước tại UBND phường 13, quận Bình Thạnh, nơi ông Nhàn cư trú trước khi bị bắt về tội giết người, cướp tài sản.
Tai bay, vạ gió
Ông Trần Kiến Xương, Chánh Văn phòng Viện KSND TPHCM, Phó ban chỉ đạo thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước nói: Tôi đại diện Viện KSND TPHCM xin lỗi ông và gia đình về những tổn thất mà ông và gia đình đã gánh chịu. Chúng tôi đã bồi thường đầy đủ cho ông theo luật định. Một lần nữa chúng tôi xin lỗi ông.
Đại diện Viện KSND TPHCM xin lỗi công khai ông Trương Bá Nhàn (phải) sáng 11/8 |
Sau khi gửi lời xin lỗi đến từng người trong gia đình ông Trương Bá Nhàn, đoàn công tác của Viện KSND TPHCM ra về.
Ông Nhàn nói: Buổi xin lỗi quá ngắn gọn. Tôi không có cơ hội nói lại vài câu để giãi bày nỗi lòng. Chính tại nơi này 14 năm trước tôi đã bị mất cả tương lai. Họ khởi tố, bắt oan, gây nhiều hệ lụy cho các thế hệ trong gia đình tôi.
Ông Nhàn nói: Buổi xin lỗi quá ngắn gọn. Tôi không có cơ hội nói lại vài câu để giãi bày nỗi lòng. Chính tại nơi này 14 năm trước tôi đã bị mất cả tương lai. Họ khởi tố, bắt oan, gây nhiều hệ lụy cho các thế hệ trong gia đình tôi.
Ông Nhàn nói không bao giờ quên cái ngày biết tin người chị dâu bị giết hại dã man ngay tại nhà (đường Lạc Long Quân, phường 11, quận Tân Bình, TPHCM) cuối năm 2001.
Ngay sau đó, ông Nhàn bị bắt khẩn cấp vì qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện dấu vân tay ông Nhàn còn lưu tại hộc tủ căn nhà xảy ra án mạng. Lục soát nơi ông Nhàn cư trú, cơ quan điều tra thu giữ được số vàng gần bằng với số vàng người nhà nạn nhân khai báo bị mất.
Ngay sau đó, ông Nhàn bị bắt khẩn cấp vì qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện dấu vân tay ông Nhàn còn lưu tại hộc tủ căn nhà xảy ra án mạng. Lục soát nơi ông Nhàn cư trú, cơ quan điều tra thu giữ được số vàng gần bằng với số vàng người nhà nạn nhân khai báo bị mất.
|
Vụ án của ông Trương Bá Nhàn bị tòa án trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung. May mắn là trên miếng vàng bị thu giữ còn lưu chữ ký của người mua đất nên tháng 9/2006, ông Nhàn được tại ngoại sau 1.346 ngày bị bắt giam. Một tháng sau, vụ án có quyết định đình chỉ điều tra.
Oan khiên vẫn chưa dứt. Ông tâm sự: Cuộc đời tôi mất phương hướng kể từ khi ra tù. Đích đến đôi khi rất gần, mình chạy mãi không đến được.
Quyết định đình chỉ điều tra không khẳng định tôi vô tội nên đi xin việc không ai dám nhận. Tôi xin làm bảo vệ, người ta yêu cầu trong hồ sơ xin việc phải lấy tên người bảo lãnh.
Quyết định đình chỉ điều tra không khẳng định tôi vô tội nên đi xin việc không ai dám nhận. Tôi xin làm bảo vệ, người ta yêu cầu trong hồ sơ xin việc phải lấy tên người bảo lãnh.
Luật sư Trần Văn Hiếu, Văn phòng luật sư Người nghèo cho biết: Ông Nhàn liên tục có đơn xin giải quyết nhưng Viện KSND TPHCM im lặng suốt 8 năm trời. Mãi đến đầu năm 2015, đoàn giám sát của Quốc hội về án oan sai tiếp nhận đơn và trực tiếp chỉ đạo nên Viện KSND TPHCM mới tổ chức thương lượng, thỏa thuận bồi thường.
Không thể bù đắp
Ngày ông Nhàn bị bắt, bà Trịnh Thị Kim Quang (vợ ông Nhàn) đang mang bầu tháng thứ 6. Bà Quang nhớ lại: Tôi bụng mang dạ chửa đi kêu oan cho chồng. Tôi biết ổng bị oan vì tại thời điểm xảy ra vụ án, chồng tôi đang ở nhà.
Suốt mấy tháng trời bị điều tra xét hỏi, đi đâu cũng bị dị nghị là vợ của kẻ giết người, quẫn trí, đã mấy lần tôi nghĩ quẩn trèo lên sân thượng chung cư, ra cầu Bình Lợi… Lúc chuẩn bị gieo mình thì đứa con trong bụng lại quẫy đạp khiến tôi thức tỉnh.
Suốt mấy tháng trời bị điều tra xét hỏi, đi đâu cũng bị dị nghị là vợ của kẻ giết người, quẫn trí, đã mấy lần tôi nghĩ quẩn trèo lên sân thượng chung cư, ra cầu Bình Lợi… Lúc chuẩn bị gieo mình thì đứa con trong bụng lại quẫy đạp khiến tôi thức tỉnh.
Vợ chồng cưới được mấy tháng, chưa kịp làm hôn thú thì ông Nhàn bị bắt. Bé Trịnh Tấn Thuận (sinh năm 2002) mang họ mẹ. Ông Nhàn nói: Ông Nguyễn Thanh Chấn may mắn hơn tôi là dù chị ấy bị bệnh vẫn bên cạnh chồng. Còn tôi, vợ con ly tán. Tôi về Bình Phước chăm sóc cha đang đau nặng. Mỗi khi nhớ lại thấy đau lòng.
Lúc lên trại giam Chí Hòa thăm tôi, ông già bệnh rất nặng. Gần 80 tuổi, ngày nào công an cũng tới nhà truy hỏi rồi đe, rằng con ông bà mai mốt đem về địa phương xử lưu động và tử hình làm ba mẹ tôi khủng hoảng tinh thần. Gia đình tôi có hơn 4 ha cà phê, 3 ha điều, tôi bị bắt không ai làm, ông bà bán rẻ như cho. Đến lúc tôi về thì không còn gì, phải sống lang thang.
Lúc lên trại giam Chí Hòa thăm tôi, ông già bệnh rất nặng. Gần 80 tuổi, ngày nào công an cũng tới nhà truy hỏi rồi đe, rằng con ông bà mai mốt đem về địa phương xử lưu động và tử hình làm ba mẹ tôi khủng hoảng tinh thần. Gia đình tôi có hơn 4 ha cà phê, 3 ha điều, tôi bị bắt không ai làm, ông bà bán rẻ như cho. Đến lúc tôi về thì không còn gì, phải sống lang thang.
Ông Nhàn phiêu dạt lên Đắk Lắk rồi lại về Bình Phước. Mấy người bạn cùng cam cộng khổ thương tình, cưu mang, cho mượn 1ha đất trồng mì (sắn). Ông Nhàn yêu cầu bồi thường tổn thất hơn 900 triệu đồng nhưng Viện KSND chỉ chấp nhận 295,6 triệu đồng.
“Những người làm rẫy như tôi làm sao có thể chứng minh được thu nhập thực tế. Lẽ ra, gây ra oan sai, họ phải đi xác minh, điều tra tôi làm gì để làm căn cứ bồi thường. Chỉ tính thu nhập theo mức lương tối thiểu thì không công bằng. Bản thân tôi, hiện nay chưa có việc làm, tôi phải dành hơn 100 triệu đồng trả nợ. Số tiền còn lại xem như tiền ủng hộ của các mạnh thường quân trong chương trình truyền hình “Vượt lên chính mình” – ông Nhàn nói.
Video xin lỗi người ngồi tù oan
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận