Mỗi cuốn nhật ký chiến trường đều có một số phận riêng kỳ lạ. Nếu như cuốn nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trải qua 40 năm lưu lạc xứ người rồi quy cố hương thì cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ vô danh bị chôn vùi ở Chiến khu Đ sau gần 50 năm mới được tìm thấy.
Nhân chứng lịch sử
Trước khi đi, những gì tôi hình dung là Tân Uyên sầm uất lắm nhưng không hẳn vậy. Đường lên Tân Uyên vất vả hơn tôi tưởng vì Liên tỉnh lộ 8 (nay gọi là ĐT 747B) đang trong quá trình chỉnh trang, sang sửa, bụi mù mịt, đá lởm chởm, thi thoảng một vài đoạn làm xong đường trơn tru thì tay lái đỡ vất vả.
Thế đấy, vừa đi đường vừa hỏi sau hơn hai tiếng đồng hồ tôi cũng đến được xóm Đèn, thuộc xã Tân Mỹ, Tân Uyên và đây cũng là căn cứ địa cách mạng quan trọng thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở miền Nam.
Nhà ông Bảy Sáng - người tìm ra cuốn nhật ký nằm cách đường lộ xã Tân Mỹ khoảng một cây số. Diện tích đất vườn hơn 1,5ha, căn nhà lọt thỏm giữa rừng cao su và hơn 170 gốc bưởi do ông trồng và chăm bón. Căn nhà tuềnh toàng, không cửa đóng, then cài. Mỗi cột nhà là một cây bạch đàn được ông đóng chèn vào, lợp mái tôn, cao ráo, mát mẻ nhưng vắng người.
Ngồi trong căn nhà có thể quan sát khung cảnh tứ phía, gió lùa từng đợt mát mẻ sướng cả người. Ước gì cuối tuần mà có một căn nhà như thế ở thành phố để nghỉ dưỡng thì tuyệt vời biết bao, nhưng cái mơ ước viển vông của tôi phải dừng lại để hỏi chuyện về cuốn nhật kyá́ chiến trường được ông tìm thấy trong khu nghĩa trang dòng tộc nhà ông.
Ông Sáng hồ hởi bảo, tôi cứ tưởng cô đi bằng xe hơi cùng 3, 4 người nữa chứ đâu ngờ cô chạy xe máy một mình lên đây vất vả vậy.
Ông già 72 tuổi vừa kể vừa nhìn gian thờ gia đình, nơi để hình ảnh những người thân đã mất, ảnh Bác Hồ và cả ảnh thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Tất tần tật ông bày biện một góc trang trọng trong căn nhà đơn sơ này. Hỏi ra mới biết, gia tộc ông là một trong những gia tộc có truyền thống cách mạng ở Tân Uyên từ thời kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, trong đó Anh hùng Huỳnh Văn Nghệ là con chú con bác với cha ông.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, từ thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Chiến khu Đ được hình thành từ 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa). Từ năm 1948 trở đi, Chiến khu Đ được mở rộng ra.
Mặc dù vậy, phạm vi chủ yếu của chiến khu nằm trên vùng đất, tây giáp đường 16, đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng Xanh; bắc giáp sông Bé, đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm và nam giáp sông Đồng Nai, đoạn từ ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên.
Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, do quy mô cuộc chiến tranh ở mức cao hơn, từ phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), trung tâm chiến khu chuyển dần lên phía đông bắc. Trải qua hai cuộc kháng chiến, diễn biến vùng căn cứ có nhiều thay đổi, nhưng danh từ Chiến khu Đ luôn gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng chiến khu như máu thịt.
Còn theo ông Bảy Sáng và người dân địa phương ở xã Tân Mỹ thì khoảng từ năm 1962 đến 1966 là giai đoạn rất ác liệt của cuộc chiến ở địa bàn Tân Uyên. Địch càn quét rất ác liệt, chúng rải bom hóa học phát quang rừng tìm cộng sản, nhà cửa của dân bị đốt hết, trâu bò bị giết chết đầy ruộng… nhân dân đành phải tản cư và vùng Tân Mỹ trở thành vùng trắng, chỉ có bộ đội, dân quân du kích mới bám trụ lại.
Ông Bảy Sáng kể là, trong nghĩa trang dòng tộc rộng gần 5.600m 2 của gia tộc nhà ông trước giải phóng có 6 phần mộ liệt sĩ. Có hai ngôi mộ do chính Xã đội trưởng Huỳnh Văn Sáng (tức Bảy Sáng) chôn cất đồng đội mình vào năm 1963 khi địch mở trận càn ác liệt ở Tân Mỹ.
Sau đó ông chuyển lên huyện làm cán bộ quân báo và năm 1966 về lại xã nhà thì ông thấy khu nghĩa trang có thêm 4 phần mộ liệt sĩ. Hỏi ra ông mới biết đó là 4 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh lớn gần cầu Chùa, xã Tân Mỹ vào năm 1966 do chính bộ đội và nhân dân địa phương chôn cất. Sau giải phóng, 6 ngôi mộ này vẫn được ông Bảy Sáng chăm nom, hương khói thường xuyên cùng với mồ mả gia tộc.
Sau khi nghỉ công tác ở Huyện đội Tân Uyên năm 1982, ông Sáng tính chuyện nghỉ ngơi nhưng hễ nghĩ đến đồng đội của mình còn nằm đâu đó trong lòng đất lạnh thì ông gác lại ý định này. Ông tự nguyện đi tìm mộ liệt sĩ và đã quy tập được hơn 10 hài cốt đem về nghĩa trang. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng bằng khen tuyên dương về nghĩa cử cao đẹp này tại Hà Nội.
Tôi có hỏi, sao lúc đó bác không đem 6 phần mộ trong nghĩa trang gia tộc về nghĩa trang Nhà nước. Mắt ông đượm buồn, “đó là điều làm tôi còn “ân hận””, ông trả lời.
Không sớm đưa họ vào nghĩa trang Nhà nước nhưng ông cũng cho biết lý do của sự chậm trễ này là khoảng năm 2007, ông có về gặp ông Phương, lúc đó là Phó phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Uyên, đề nghị cho chuyển các hài cốt liệt sĩ này về nghĩa trang huyện.
Trong quá trình chuẩn bị thực hiện thì ông Phương bị bệnh qua đời khiến cho ông Sáng đành gác lại mọi việc. Ông nghĩ, các đồng đội đang yên nghỉ trong nghĩa trang gia tộc của mình nếu từ từ quy tập cũng không sao, do đó ông cứ mải mê lao vào việc đi tìm đồng đội đang nằm ở nơi khác. Thế rồi, năm 2009 lại xảy ra chuyện động trời, toàn bộ khu đất lưu giữ các phần mộ này đã bị san ủi.
Nhưng như ông nói, trong cái rủi có cái may là họ chỉ mới san ủi chứ chưa đổ đất làm nền, chứ nếu đã đổ đất nền thì khó mà phát hiện được cuốn nhật ký.
Chuyện cuốn nhật ký được tìm thấy cũng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Ấy là sau khi khu nghĩa trang gia đình bị máy ủi san lấp, ông báo cáo chính quyền là nơi đây có 6 phần mộ liệt sĩ cùng mồ mả gia đình ông mà sao người ta lại san ủi một cách vô lương tâm như thế, họ không tin.
Ông gọi điện cho các nhà ngoại cảm nói về các ngôi mộ liệt sĩ này, họ bảo ông hãy cố gắng tìm kiếm vì trong khu mộ đó có một kỷ vật rất quý. Tin lời, 3 đến 4 ngày liền ông hì hục đào bới một bãi cát mênh mông nhưng chẳng thấy gì. Đang tâm trạng buồn bã, chán nản thì sang ngày thứ 5 tin vui đến với ông.
Hôm đó, trời mưa như trút nước, có cảm giác như cả dòng sông Đồng Nai dồn nước về Tân Mỹ, nước chảy xối xả làm cho những đống cát trơ ra những gì còn sót lại. Đang tuyệt vọng thì ông thấy trước mặt nhô lên một vật lạ.
Ông liền đến rút lên và xem thì đó là một túi ni lông ép chặt bên trong một cuốn sổ tay nhỏ. Sung sướng mừng rỡ nhưng ông có cảm giác lạnh chạy dọc sống lưng, sởn gai ốc, phải chăng, điều nhà ngoại cảm nói là đúng và phải chăng linh hồn của 1 trong 6 anh em đồng đội về báo điềm gì đây.
Khi tôi thắc mắc là tại sao bị chôn vùi gần 50 năm mà cuốn nhật ký còn khá nguyên vẹn và nét chữ còn rất rõ, ông Bảy Sáng nói là do cuốn nhật ký được bọc trong túi ni lông đến 3 lớp và là loại ni lông bọc trái DKB hỏa tiễn rất chắc nên rất bền.
Bóc tách 3 lớp ni lông, bên trong là một cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay đã mục ở gáy, lật trang bên trong ông thấy bốn chữ “Thế hệ Hồ Chí Minh”. Cuốn sổ bị ẩm, ông đem về nhà phơi từng trang một 2 đến 3 ngày mới xong.
“Khi đọc qua, không thấy ghi tên tác giả, chỉ thấy ghi M và tôi rất xúc động ở những trang M viết về gia đình, hay khi M bị bệnh và mấy bài thơ của M sáng tác rất hay. Cũng là điều đặc biệt vì đa số nhật ký chiến trường đều do người Bắc viết và đây có lẽ là cuốn nhật ký đầu tiên của người Nam được tìm thấy” - ông bùi ngùi.
Tác giả cuốn nhật ký là ai?
Điều làm nhiều người băn khoăn là trong cuốn nhật ký được phát hiện vừa qua tại ấp Xóm Đèn, xã Tân Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương không ghi tên tuổi người viết, nguyên quán, địa chỉ công tác, đơn vị công tác… hẳn là do quy định bí mật của thời chiến chăng? Và cho đến nay, tất cả mọi điều liên quan đến tác giả chỉ là phỏng đoán dựa vào ngày tháng và nội dung chứa đựng trong cuốn nhận ký.
Trong nhận ký, tác giả xưng là M, hay M chính là “mình” nhưng dựa vào các trang viết, chúng tôi xác định chủ nhân của cuốn nhật ký là sinh viên, đảng viên vì căn cứ vào những trang viết sau: “Tháng 12/1962, rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng, vừa dạy học, vừa tham gia các mặt trận khác.
Sau đó lên đường vào chiến trường. Ngày đi, ngoại nhắn lời nhắn nhủ hữu ích của cậu, mình cố khắc sâu vào tư tưởng, cố gắng làm thế nào cho xứng đáng là đứa cháu của cậu, đứa con gái ngoan của ba má, người con ưu tú của Đảng...”.
Với 35 trang viết trong cuốn nhật ký 39 trang, còn 4 trang bỏ dở. Trang đầu tiên bắt đầu từ tháng 12/1962: Rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng. Vừa dạy học, vừa tham gia các mặt công tác kháng chiến ở địa phương” và kết thúc ở trang 35 vào ngày 20/10/1966 với những suy nghĩ về việc đọc sách:… “Một vị lãnh tụ cũng đã từng nói: “Một quyển sách hay, một bản nhạc tốt, một bài thơ hay có tác dụng như hàng binh đoàn xung phong ra trận diệt quân thù”.
Những trang nhật ký với nét chữ cứng cỏi, suy nghĩ sâu sắc, đầy ắp lý tưởng cách mạng cho thấy chị M là trí thức được đào tạo bài bản ở nhà trường và bản thân chị có những suy nghĩ rất chín chắn của một người trưởng thành.
Có lẽ chị là một giáo viên mới ra trường với nhiều niềm tin, hoài bão, mơ ước về nghề giáo. “Ngày 20/11/1964: Hôm nay là ngày lễ Nhà giáo yêu nước. M được nghe kể lại nghề giáo. M cần học tập nhiều hơn nữa. Trau dồi bản thân để trở thành một người giáo viên toàn diện, yêu nghề, yêu trẻ đúng mức”.
Có lẽ, tác giả nhật ký là nhà giáo dạy văn chăng, vì thường sau những cảm xúc miên man, những suy nghĩ chín chắn là những bài thơ về tình bạn, cách mạng, lý tưởng Cộng sản: “Em hỡi! Em ơi! Em nghĩ gì/ Rộn ràng phấn khởi hay sầu bi/ Hãy nghĩ đến ngày mai tươi sáng/ Miền Nam ta giải phóng tự do/ Cùng nhau vui hát bài ca thanh bình/ Em hỡi sao em không nói/ Nói đi em chị lắng nghe đây/ Nghe em kể lại những ngày...” được chị viết vào ngày 17/10/1966 tặng H, người em cùng quê.
Chị cũng là người có lý tưởng cách mạng kiên định, bằng chứng là chị đã cất vào cuốn nhật ký hình ảnh Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và phía sau tấm ảnh có con dấu “Nhiếp ảnh TTX Giải phóng - Phát hành kỷ niệm 2 năm ngày hy sinh Nguyễn Văn Trỗi”. Chị có nhiều suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên thời bấy giờ “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi, một Nguyễn Văn Trỗi ngã xuống, hàng vạn Nguyễn Văn Trỗi đứng lên”.
Trên đường hành quân vào ngày 10/10/1966, nhớ về anh Trỗi, chị viết: “Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày kỷ niệm, ngày giỗ lần thứ 2 của anh Trỗi. Để thiết thực kỷ niệm ngày hy sinh anh dũng của anh, mình phải làm gì? Trong công tác đối với kẻ thù, đối với đồng chí, đồng đội phải như thế nào? Đạo đức người cách mạng, người cộng sản, đối với người thân yêu... đó là những vấn đề cần tính làm thế nào cho được tốt toàn diện...”.
Cũng như bao người con gái khác, chị cũng có những giây phút thổn thức của trái tim nhưng dường như lý trí đã chiến thắng. Ngày 14/9/1965, chị viết: Có người đến tìm hiểu và hỏi ý kiến muốn xây dựng cùng M, nhưng ý nghĩ, tư tưởng chưa nghĩ tới. Cho nên M không thể nhận lời, không thể vừa lòng người được.
Nhưng trái ngang thay, sau đó chính chị cũng viết lên nỗi trăn trở, mất mát bởi chiến tranh gây nên sự chia ly: “Đến gặp anh C để bàn giao công tác. Một tin làm mình xúc động vô cùng vì người thân đã sa vào tay giặc ngày 8-1.
Mình buồn và có suy nghĩ nhiều, dù rằng, đối với mình chưa có gì là khái niệm sâu sắc trong lòng, ngoài tình đồng chí, tình cảm cách mạng, nhưng mình coi anh ấy là người bạn... và cũng là người lý tưởng của mình...”, được chị viết vào ngày 21/1/1966. Năm mà cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn khốc liệt và đây cũng là năm khu mộ dòng tộc nhà ông Bảy Sáng có thêm phần mộ của 4 chiến sĩ đã hy sinh.
Và để tự động viên sự mất mát của bản thân: “Mình lại nghĩ đến tình yêu cao thượng của anh Trỗi, chị Quyên, đôi vợ chồng vừa cưới nhau được 20 ngày, mới chung sống thời gian ít như vậy mà vội chia ly vĩnh viễn. Trường hợp mình cũng gần giống vậy nhưng mình phải đặt vào tổ chức kỷ luật cao...”.
Qua những trang viết, chúng tôi đoán có thể quê chị ở miền Tây, Cần Thơ chăng vì ngày 20/11/1965 chị ghi: “Viết thư cho người thân ở Cần Thơ. Mong hồi thư…”.
Dù đôi lúc chị phân vân vì tình cảm riêng tư và có suy nghĩ mà bản thân chị cho là chưa trưởng thành, chưa chín chắn nhưng sâu thẳm chị là người cộng sản chân chính, sống hết lòng vì lý tưởng cao đẹp, điều đó được thể hiện trong trang viết: Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 5.
Trong 5 năm qua, Mặt trận đã lớn mạnh nhiều. M cũng từ đó, qua sự giáo dục của cách mạng, của Đảng, với nhiệm vụ công tác của mình, M đã lớn lên về tư tưởng, về công tác. Phải trui rèn nhiều hơn nữa để trở thành con người ở thế hệ Hồ Chí Minh - ngày 20/12/1965.
Có phải vì thế nên dù bị vùi dưới lòng đất gần 50 năm nhưng các kỷ vật của người chiến sĩ cộng sản này vẫn còn nguyên vẹn đến lạ kỳ. Hình ảnh cô gái đội mũ tai bèo đứng giữa rừng Chiến khu Đ nở nụ cười rạng rỡ, hay cô gái ngồi dưới gốc dừa Nam Bộ tươi xinh, hay cô bé mặc chiếc đầm xinh xắn tay ôm búp bê… và đặc biệt là tấm ảnh Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi luôn trong hành trang người chiến sĩ.
Với bao lý tưởng cao đẹp như thế nhưng người con gái ấy đã không chờ được đến ngày quê hương giải phóng, đến ngày được đoàn tụ với gia đình, đến ngày được đứng trên bục giảng… và chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán là chị hy sinh trong hoặc sau ngày 20/10/1966 ở trang viết cuối cùng. Cho đến nay cũng chưa thể khẳng định chị là 1 trong 6 liệt sĩ nằm trong khu nghĩa trang gia tộc ông Bảy Sáng.
Qua trao đổi với báo chí, ông Phan Văn Đương, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương cho rằng, có thể xác định được danh tính của chiến sĩ M. “Nếu tính tuổi đời thì đến giờ cô khoảng độ trên 60 tuổi.
Trong khi đó, các cựu chiến binh sống cùng thời hoặc lớn tuổi hơn từng công tác tại địa phương thì còn rất nhiều. Căn cứ vào các tình tiết trong nhật ký như cô là cán bộ giáo dục, các lớp tập huấn cô từng tham gia, các tình tiết ẩn nấp trong hầm... tra lại ở xã, huyện sẽ biết cô thuộc đơn vị nào, nhiệm vụ công tác, quê quán, người thân nơi đâu.
Chúng ta cũng hy vọng rằng, qua thông tin đại chúng, người thân của cô ở nơi nào đó sẽ đọc thấy và đến nhìn nhận thân nhân. Như vậy, chúng ta tiếp tục tiến hành truy tặng danh hiệu, quy tập mồ mả về nghĩa trang liệt sĩ chăm sóc chu đáo”.
Mong rằng trong một ngày không xa, cuốn nhật ký của chị M sẽ kết thúc có hậu như cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, để chị M trở về vòng tay êm ấm của gia đình dù là trong tưởng nhớ.
Theo Petrotimes
Ai là tác giả cuốn nhật ký này, cho đến nay vẫn còn là câu hỏi chưa có người giải đáp. Tôi về xóm Đèn, Tân Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương để tìm ngọn nguồn cuốn nhật ký có số phận long đong này trong một ngày Sài Gòn - Bình Dương trời nhiều mây, âm u, những cơn mưa cứ chực chờ đổ nước…
Nhân chứng lịch sử
Trước khi đi, những gì tôi hình dung là Tân Uyên sầm uất lắm nhưng không hẳn vậy. Đường lên Tân Uyên vất vả hơn tôi tưởng vì Liên tỉnh lộ 8 (nay gọi là ĐT 747B) đang trong quá trình chỉnh trang, sang sửa, bụi mù mịt, đá lởm chởm, thi thoảng một vài đoạn làm xong đường trơn tru thì tay lái đỡ vất vả.
Thế đấy, vừa đi đường vừa hỏi sau hơn hai tiếng đồng hồ tôi cũng đến được xóm Đèn, thuộc xã Tân Mỹ, Tân Uyên và đây cũng là căn cứ địa cách mạng quan trọng thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở miền Nam.
Nhà ông Bảy Sáng - người tìm ra cuốn nhật ký nằm cách đường lộ xã Tân Mỹ khoảng một cây số. Diện tích đất vườn hơn 1,5ha, căn nhà lọt thỏm giữa rừng cao su và hơn 170 gốc bưởi do ông trồng và chăm bón. Căn nhà tuềnh toàng, không cửa đóng, then cài. Mỗi cột nhà là một cây bạch đàn được ông đóng chèn vào, lợp mái tôn, cao ráo, mát mẻ nhưng vắng người.
Ngồi trong căn nhà có thể quan sát khung cảnh tứ phía, gió lùa từng đợt mát mẻ sướng cả người. Ước gì cuối tuần mà có một căn nhà như thế ở thành phố để nghỉ dưỡng thì tuyệt vời biết bao, nhưng cái mơ ước viển vông của tôi phải dừng lại để hỏi chuyện về cuốn nhật kyá́ chiến trường được ông tìm thấy trong khu nghĩa trang dòng tộc nhà ông.
Ông Sáng hồ hởi bảo, tôi cứ tưởng cô đi bằng xe hơi cùng 3, 4 người nữa chứ đâu ngờ cô chạy xe máy một mình lên đây vất vả vậy.
Ông già 72 tuổi vừa kể vừa nhìn gian thờ gia đình, nơi để hình ảnh những người thân đã mất, ảnh Bác Hồ và cả ảnh thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Tất tần tật ông bày biện một góc trang trọng trong căn nhà đơn sơ này. Hỏi ra mới biết, gia tộc ông là một trong những gia tộc có truyền thống cách mạng ở Tân Uyên từ thời kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ, trong đó Anh hùng Huỳnh Văn Nghệ là con chú con bác với cha ông.
Cuốn nhật ký “Thế hệ Hồ Chí Minh” cùng những bức ảnh bên trong cuốn nhật ký |
Theo nhiều tài liệu lịch sử, từ thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Chiến khu Đ được hình thành từ 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa). Từ năm 1948 trở đi, Chiến khu Đ được mở rộng ra.
Mặc dù vậy, phạm vi chủ yếu của chiến khu nằm trên vùng đất, tây giáp đường 16, đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng Xanh; bắc giáp sông Bé, đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm và nam giáp sông Đồng Nai, đoạn từ ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên.
Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, do quy mô cuộc chiến tranh ở mức cao hơn, từ phạm vi chiến khu cũ (chủ yếu nằm trên địa bàn Tân Uyên), trung tâm chiến khu chuyển dần lên phía đông bắc. Trải qua hai cuộc kháng chiến, diễn biến vùng căn cứ có nhiều thay đổi, nhưng danh từ Chiến khu Đ luôn gắn bó với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng chiến khu như máu thịt.
Còn theo ông Bảy Sáng và người dân địa phương ở xã Tân Mỹ thì khoảng từ năm 1962 đến 1966 là giai đoạn rất ác liệt của cuộc chiến ở địa bàn Tân Uyên. Địch càn quét rất ác liệt, chúng rải bom hóa học phát quang rừng tìm cộng sản, nhà cửa của dân bị đốt hết, trâu bò bị giết chết đầy ruộng… nhân dân đành phải tản cư và vùng Tân Mỹ trở thành vùng trắng, chỉ có bộ đội, dân quân du kích mới bám trụ lại.
Ông Bảy Sáng kể là, trong nghĩa trang dòng tộc rộng gần 5.600m 2 của gia tộc nhà ông trước giải phóng có 6 phần mộ liệt sĩ. Có hai ngôi mộ do chính Xã đội trưởng Huỳnh Văn Sáng (tức Bảy Sáng) chôn cất đồng đội mình vào năm 1963 khi địch mở trận càn ác liệt ở Tân Mỹ.
Sau đó ông chuyển lên huyện làm cán bộ quân báo và năm 1966 về lại xã nhà thì ông thấy khu nghĩa trang có thêm 4 phần mộ liệt sĩ. Hỏi ra ông mới biết đó là 4 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh lớn gần cầu Chùa, xã Tân Mỹ vào năm 1966 do chính bộ đội và nhân dân địa phương chôn cất. Sau giải phóng, 6 ngôi mộ này vẫn được ông Bảy Sáng chăm nom, hương khói thường xuyên cùng với mồ mả gia tộc.
Sau khi nghỉ công tác ở Huyện đội Tân Uyên năm 1982, ông Sáng tính chuyện nghỉ ngơi nhưng hễ nghĩ đến đồng đội của mình còn nằm đâu đó trong lòng đất lạnh thì ông gác lại ý định này. Ông tự nguyện đi tìm mộ liệt sĩ và đã quy tập được hơn 10 hài cốt đem về nghĩa trang. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng bằng khen tuyên dương về nghĩa cử cao đẹp này tại Hà Nội.
Tôi có hỏi, sao lúc đó bác không đem 6 phần mộ trong nghĩa trang gia tộc về nghĩa trang Nhà nước. Mắt ông đượm buồn, “đó là điều làm tôi còn “ân hận””, ông trả lời.
Không sớm đưa họ vào nghĩa trang Nhà nước nhưng ông cũng cho biết lý do của sự chậm trễ này là khoảng năm 2007, ông có về gặp ông Phương, lúc đó là Phó phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Uyên, đề nghị cho chuyển các hài cốt liệt sĩ này về nghĩa trang huyện.
Trong quá trình chuẩn bị thực hiện thì ông Phương bị bệnh qua đời khiến cho ông Sáng đành gác lại mọi việc. Ông nghĩ, các đồng đội đang yên nghỉ trong nghĩa trang gia tộc của mình nếu từ từ quy tập cũng không sao, do đó ông cứ mải mê lao vào việc đi tìm đồng đội đang nằm ở nơi khác. Thế rồi, năm 2009 lại xảy ra chuyện động trời, toàn bộ khu đất lưu giữ các phần mộ này đã bị san ủi.
Cô gái trong bức ảnh có thể là tác giả cuốn nhật ký? |
Nhưng như ông nói, trong cái rủi có cái may là họ chỉ mới san ủi chứ chưa đổ đất làm nền, chứ nếu đã đổ đất nền thì khó mà phát hiện được cuốn nhật ký.
Chuyện cuốn nhật ký được tìm thấy cũng trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Ấy là sau khi khu nghĩa trang gia đình bị máy ủi san lấp, ông báo cáo chính quyền là nơi đây có 6 phần mộ liệt sĩ cùng mồ mả gia đình ông mà sao người ta lại san ủi một cách vô lương tâm như thế, họ không tin.
Ông gọi điện cho các nhà ngoại cảm nói về các ngôi mộ liệt sĩ này, họ bảo ông hãy cố gắng tìm kiếm vì trong khu mộ đó có một kỷ vật rất quý. Tin lời, 3 đến 4 ngày liền ông hì hục đào bới một bãi cát mênh mông nhưng chẳng thấy gì. Đang tâm trạng buồn bã, chán nản thì sang ngày thứ 5 tin vui đến với ông.
Hôm đó, trời mưa như trút nước, có cảm giác như cả dòng sông Đồng Nai dồn nước về Tân Mỹ, nước chảy xối xả làm cho những đống cát trơ ra những gì còn sót lại. Đang tuyệt vọng thì ông thấy trước mặt nhô lên một vật lạ.
Ông liền đến rút lên và xem thì đó là một túi ni lông ép chặt bên trong một cuốn sổ tay nhỏ. Sung sướng mừng rỡ nhưng ông có cảm giác lạnh chạy dọc sống lưng, sởn gai ốc, phải chăng, điều nhà ngoại cảm nói là đúng và phải chăng linh hồn của 1 trong 6 anh em đồng đội về báo điềm gì đây.
Khi tôi thắc mắc là tại sao bị chôn vùi gần 50 năm mà cuốn nhật ký còn khá nguyên vẹn và nét chữ còn rất rõ, ông Bảy Sáng nói là do cuốn nhật ký được bọc trong túi ni lông đến 3 lớp và là loại ni lông bọc trái DKB hỏa tiễn rất chắc nên rất bền.
Bóc tách 3 lớp ni lông, bên trong là một cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay đã mục ở gáy, lật trang bên trong ông thấy bốn chữ “Thế hệ Hồ Chí Minh”. Cuốn sổ bị ẩm, ông đem về nhà phơi từng trang một 2 đến 3 ngày mới xong.
“Khi đọc qua, không thấy ghi tên tác giả, chỉ thấy ghi M và tôi rất xúc động ở những trang M viết về gia đình, hay khi M bị bệnh và mấy bài thơ của M sáng tác rất hay. Cũng là điều đặc biệt vì đa số nhật ký chiến trường đều do người Bắc viết và đây có lẽ là cuốn nhật ký đầu tiên của người Nam được tìm thấy” - ông bùi ngùi.
Tác giả cuốn nhật ký là ai?
Điều làm nhiều người băn khoăn là trong cuốn nhật ký được phát hiện vừa qua tại ấp Xóm Đèn, xã Tân Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương không ghi tên tuổi người viết, nguyên quán, địa chỉ công tác, đơn vị công tác… hẳn là do quy định bí mật của thời chiến chăng? Và cho đến nay, tất cả mọi điều liên quan đến tác giả chỉ là phỏng đoán dựa vào ngày tháng và nội dung chứa đựng trong cuốn nhận ký.
Trong nhận ký, tác giả xưng là M, hay M chính là “mình” nhưng dựa vào các trang viết, chúng tôi xác định chủ nhân của cuốn nhật ký là sinh viên, đảng viên vì căn cứ vào những trang viết sau: “Tháng 12/1962, rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng, vừa dạy học, vừa tham gia các mặt trận khác.
Sau đó lên đường vào chiến trường. Ngày đi, ngoại nhắn lời nhắn nhủ hữu ích của cậu, mình cố khắc sâu vào tư tưởng, cố gắng làm thế nào cho xứng đáng là đứa cháu của cậu, đứa con gái ngoan của ba má, người con ưu tú của Đảng...”.
Với 35 trang viết trong cuốn nhật ký 39 trang, còn 4 trang bỏ dở. Trang đầu tiên bắt đầu từ tháng 12/1962: Rời mái trường trở về địa phương tham gia cách mạng. Vừa dạy học, vừa tham gia các mặt công tác kháng chiến ở địa phương” và kết thúc ở trang 35 vào ngày 20/10/1966 với những suy nghĩ về việc đọc sách:… “Một vị lãnh tụ cũng đã từng nói: “Một quyển sách hay, một bản nhạc tốt, một bài thơ hay có tác dụng như hàng binh đoàn xung phong ra trận diệt quân thù”.
Những trang nhật ký với nét chữ cứng cỏi, suy nghĩ sâu sắc, đầy ắp lý tưởng cách mạng cho thấy chị M là trí thức được đào tạo bài bản ở nhà trường và bản thân chị có những suy nghĩ rất chín chắn của một người trưởng thành.
Ông Huỳnh Văn Sáng (ông Bảy Sáng) - người tìm thấy cuốn nhật ký |
Có lẽ chị là một giáo viên mới ra trường với nhiều niềm tin, hoài bão, mơ ước về nghề giáo. “Ngày 20/11/1964: Hôm nay là ngày lễ Nhà giáo yêu nước. M được nghe kể lại nghề giáo. M cần học tập nhiều hơn nữa. Trau dồi bản thân để trở thành một người giáo viên toàn diện, yêu nghề, yêu trẻ đúng mức”.
Có lẽ, tác giả nhật ký là nhà giáo dạy văn chăng, vì thường sau những cảm xúc miên man, những suy nghĩ chín chắn là những bài thơ về tình bạn, cách mạng, lý tưởng Cộng sản: “Em hỡi! Em ơi! Em nghĩ gì/ Rộn ràng phấn khởi hay sầu bi/ Hãy nghĩ đến ngày mai tươi sáng/ Miền Nam ta giải phóng tự do/ Cùng nhau vui hát bài ca thanh bình/ Em hỡi sao em không nói/ Nói đi em chị lắng nghe đây/ Nghe em kể lại những ngày...” được chị viết vào ngày 17/10/1966 tặng H, người em cùng quê.
Chị cũng là người có lý tưởng cách mạng kiên định, bằng chứng là chị đã cất vào cuốn nhật ký hình ảnh Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và phía sau tấm ảnh có con dấu “Nhiếp ảnh TTX Giải phóng - Phát hành kỷ niệm 2 năm ngày hy sinh Nguyễn Văn Trỗi”. Chị có nhiều suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên thời bấy giờ “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi, một Nguyễn Văn Trỗi ngã xuống, hàng vạn Nguyễn Văn Trỗi đứng lên”.
Trên đường hành quân vào ngày 10/10/1966, nhớ về anh Trỗi, chị viết: “Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày kỷ niệm, ngày giỗ lần thứ 2 của anh Trỗi. Để thiết thực kỷ niệm ngày hy sinh anh dũng của anh, mình phải làm gì? Trong công tác đối với kẻ thù, đối với đồng chí, đồng đội phải như thế nào? Đạo đức người cách mạng, người cộng sản, đối với người thân yêu... đó là những vấn đề cần tính làm thế nào cho được tốt toàn diện...”.
Cũng như bao người con gái khác, chị cũng có những giây phút thổn thức của trái tim nhưng dường như lý trí đã chiến thắng. Ngày 14/9/1965, chị viết: Có người đến tìm hiểu và hỏi ý kiến muốn xây dựng cùng M, nhưng ý nghĩ, tư tưởng chưa nghĩ tới. Cho nên M không thể nhận lời, không thể vừa lòng người được.
Nhưng trái ngang thay, sau đó chính chị cũng viết lên nỗi trăn trở, mất mát bởi chiến tranh gây nên sự chia ly: “Đến gặp anh C để bàn giao công tác. Một tin làm mình xúc động vô cùng vì người thân đã sa vào tay giặc ngày 8-1.
Mình buồn và có suy nghĩ nhiều, dù rằng, đối với mình chưa có gì là khái niệm sâu sắc trong lòng, ngoài tình đồng chí, tình cảm cách mạng, nhưng mình coi anh ấy là người bạn... và cũng là người lý tưởng của mình...”, được chị viết vào ngày 21/1/1966. Năm mà cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn khốc liệt và đây cũng là năm khu mộ dòng tộc nhà ông Bảy Sáng có thêm phần mộ của 4 chiến sĩ đã hy sinh.
Và để tự động viên sự mất mát của bản thân: “Mình lại nghĩ đến tình yêu cao thượng của anh Trỗi, chị Quyên, đôi vợ chồng vừa cưới nhau được 20 ngày, mới chung sống thời gian ít như vậy mà vội chia ly vĩnh viễn. Trường hợp mình cũng gần giống vậy nhưng mình phải đặt vào tổ chức kỷ luật cao...”.
Qua những trang viết, chúng tôi đoán có thể quê chị ở miền Tây, Cần Thơ chăng vì ngày 20/11/1965 chị ghi: “Viết thư cho người thân ở Cần Thơ. Mong hồi thư…”.
Dù đôi lúc chị phân vân vì tình cảm riêng tư và có suy nghĩ mà bản thân chị cho là chưa trưởng thành, chưa chín chắn nhưng sâu thẳm chị là người cộng sản chân chính, sống hết lòng vì lý tưởng cao đẹp, điều đó được thể hiện trong trang viết: Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ 5.
Trong 5 năm qua, Mặt trận đã lớn mạnh nhiều. M cũng từ đó, qua sự giáo dục của cách mạng, của Đảng, với nhiệm vụ công tác của mình, M đã lớn lên về tư tưởng, về công tác. Phải trui rèn nhiều hơn nữa để trở thành con người ở thế hệ Hồ Chí Minh - ngày 20/12/1965.
Có phải vì thế nên dù bị vùi dưới lòng đất gần 50 năm nhưng các kỷ vật của người chiến sĩ cộng sản này vẫn còn nguyên vẹn đến lạ kỳ. Hình ảnh cô gái đội mũ tai bèo đứng giữa rừng Chiến khu Đ nở nụ cười rạng rỡ, hay cô gái ngồi dưới gốc dừa Nam Bộ tươi xinh, hay cô bé mặc chiếc đầm xinh xắn tay ôm búp bê… và đặc biệt là tấm ảnh Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi luôn trong hành trang người chiến sĩ.
Với bao lý tưởng cao đẹp như thế nhưng người con gái ấy đã không chờ được đến ngày quê hương giải phóng, đến ngày được đoàn tụ với gia đình, đến ngày được đứng trên bục giảng… và chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán là chị hy sinh trong hoặc sau ngày 20/10/1966 ở trang viết cuối cùng. Cho đến nay cũng chưa thể khẳng định chị là 1 trong 6 liệt sĩ nằm trong khu nghĩa trang gia tộc ông Bảy Sáng.
Qua trao đổi với báo chí, ông Phan Văn Đương, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Dương cho rằng, có thể xác định được danh tính của chiến sĩ M. “Nếu tính tuổi đời thì đến giờ cô khoảng độ trên 60 tuổi.
Trong khi đó, các cựu chiến binh sống cùng thời hoặc lớn tuổi hơn từng công tác tại địa phương thì còn rất nhiều. Căn cứ vào các tình tiết trong nhật ký như cô là cán bộ giáo dục, các lớp tập huấn cô từng tham gia, các tình tiết ẩn nấp trong hầm... tra lại ở xã, huyện sẽ biết cô thuộc đơn vị nào, nhiệm vụ công tác, quê quán, người thân nơi đâu.
Chúng ta cũng hy vọng rằng, qua thông tin đại chúng, người thân của cô ở nơi nào đó sẽ đọc thấy và đến nhìn nhận thân nhân. Như vậy, chúng ta tiếp tục tiến hành truy tặng danh hiệu, quy tập mồ mả về nghĩa trang liệt sĩ chăm sóc chu đáo”.
Mong rằng trong một ngày không xa, cuốn nhật ký của chị M sẽ kết thúc có hậu như cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, để chị M trở về vòng tay êm ấm của gia đình dù là trong tưởng nhớ.
Theo Petrotimes
Bình luận