Sự kiện Mỹ sử dụng 59 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công căn cứ không quân của quân đội Syria nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia và phương tiện truyền thông thế giới.
Đây là cuộc tấn công đầu tiên và quy mô lớn nhất của Mỹ vào quân đội Syria, tuy nhiên kết quả của cuộc tấn công chắc chắn sẽ khiến các nhà lãnh đạo Mỹ thất vọng.
Trong số 59 tên lửa được phóng đi chỉ có 23 tên lửa tới được mục tiêu, số còn lại hiện đang được các chuyên gia quân tâm đặc biệt.
Để tìm hiểu 36 tên lửa Tomahawk của Mỹ đã đi đâu. Các chuyên gia đã hé lộ một số tình tiết và sự thật về chúng.
Thứ nhất, lưu ý về lịch sử của loại tên lửa này. Tên lửa hành trình Tomahawk có xác suất tiêu diệt mục tiêu tương đối cao khoảng 85-90% và khả năng của chúng đã được thử nghiệm qua rất nhiều cuộc chiến.
Ví dụ trong cuộc tấn công ở Libya, Mỹ đã phóng hàng trăm loại tên lửa này và xác suất trúng mục tiêu lên tới 93%, còn lại 7% rơi ở đâu đó trên sa mạc.
Hoặc trong cuộc chiến ở Nam Tư, Mỹ đã sử dụng tên lửa Tomahawk thế hệ trước và xác suất trúng mục tiêu đạt 86%. Trong cuộc chiến này Mỹ đã sử dụng khoảng 400 tên lửa Tomahawk, trong đó khoảng 30 tên lửa bị các hệ thống phòng thủ Nam Tư bắn rơi.
Video: Chiến cơ Syria vẫn xuất kích từ sân bay bị Mỹ nã tên lửa
Thứ hai, xuất hiện nhiều tin đồn rằng người Mỹ dễ dàng tận dụng những tên lửa Tomahawks cũ là nói không đúng sự thật nếu dựa vào những hình ảnh và những phần được tìm thấy.
Họ đã liên tục nâng cấp loại tên lửa này và trang bị cho nó nhiều công nghệ hiện đại mới.
Thứ ba, có thể nói rằng phá hủy loại tên lửa này bằng sóng tần số siêu cao gần như là không thể. Thế hệ mới nhất của Tomahawks sử dụng ba hệ thống dẫn đường và GPS chỉ được sử dụng khi bay trên biển, cho phép tự hiệu chỉnh khi bay tiếp cận mục tiêu.
Video: Chiến hạm Mỹ ồ ạt phóng tên lửa tấn công Syria
Khi tên lửa vào đất liền giá trị GPS sau một khoảng thời gian sẽ được thủy chuẩn (cao trình). Các tác động ảnh hưởng đến 2 hệ thống khác bằng hệ thống radar dường như không thể. Nhưng chỉ có một kẽ hở duy nhất, giống như loại đã từng được thử nghiệm ở khu vực Tartus, Syria.
Chuyên gia Konashenkov cho rằng, các chuyên gia từ Nga có thể đã giúp đỡ Syria thiết lập hệ thống, chúng có khả năng “nhấn chìm” các tên lửa của Mỹ mà không cần sự tham gia của các thiết bị Nga.
Ông cho rằng, lực lượng của Nga nếu muốn hoàn toàn có thể tiêu diệt các tên lửa. Tuy nhiên căn cứ này không thuộc quyền kiểm soát của Nga. Do vậy trong trường hợp này khả năng lớn nhất các hệ thống radar của Nga đã phát hiện vị trí và điểm đến của các tên lửa sau đó cung cấp cho quân đội Syria.
Cuối cùng ông tin rằng, lực lượng Nga hoàn toàn không tham gia vào việc tiêu diệt các tên lửa, bởi vì nếu thực sự họ tham gia thì tất cả tên lửa của Mỹ đã không thể bay đến Syria.
Thứ tư, chuyên gia này tin rằng, các tên lửa Tomahawks không dễ bị mất khả năng riêng của chúng, chúng đã bị chôn vùi dưới đất do quân đội Syria.
Ông Konashenkov còn chỉ chính xác cho người Mỹ có bao nhiêu tên lửa bay tới mục tiêu và có bao nhiêu đã bị đánh chặn.
Ông giải thích rằng, Tomahawk bay ở độ cao rất thấp lên đến 15 m, ở độ cao này các radar của các hệ thống S-300 và S-400 ở khoảng cách hơn 80-100 km không thể phát hiện. Đó là lý do tại sao S-300 và S-400 vắng mặt trong cuộc chiến này.
Mặc dù theo nhiều nguồn tin có 23 tên lửa tới mục tiêu, nhưng thực tế ở sân bay Shayrat chỉ tìm thấy một số phần còn lại của các tên lửa, và số lượng này chỉ tương đương với khoảng 15-16 tên lửa.
Các tên lửa còn lại đã rơi ở khu vực lân cận, có thể do lực lượng phòng không Syria bắn rơi hoặc do một nguyên nhân nào đó.
Vậy làm thế nào quân đội Syria bắn hạ được tên lửa hành trình Tomahawks. Xuất hiện nhiều nguồn tin khác nhau trên các diễn đàn Ả Rập.
Nhưng có thể kết luận rằng, quân đội Syria đã nhằm vào các thiết bị đo độ cao của tên lửa Mỹ và sau đó chúng đâm đầu xuống đất. Kết luận này dựa trên những hình ảnh các tên lửa Tomahawks rơi ở khu vực Tartus.
Như vậy dựa vào những hình ảnh được tìm thấy và tình tiết trên, chuyên gia này khẳng định các tên lửa của Mỹ đã bị lực lượng phòng không Syria bắn rơi.
Bình luận