Việt Nam từng tồn tại ba Đàn Xã Tắc, theo thời gian và những biến động của lịch sử, các Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn.
Thuở xưa, bất cứ một triều đại nào, trước khi tạo dựng cơ đồ, việc đầu tiên là lập Đàn Xã Tắc. Đinh Tiên Hoàng khi dựng lên nước Đại Việt, đã thực hiện cả hai việc gần như đồng thời "lập Xã Tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế". Vua Lý Thái Tông cũng lập Đàn Xã Tắc vào năm Mậu Tý (1048).
Trong Từ điển Hán Việt, tác giả Đào Duy Anh phân tích: “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (...). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng cho rằng: “Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc”.
Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc. Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư. Sách Đại Việt sơ lược chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô có đoạn: “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”.
Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Thủ đô Hà Nội. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Và, ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay).
Các Đàn Xã Tắc được dựng lên để tiến hành các nghi lễ cầu thần đất và lúa giúp quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, do đích thân nhà vua hoặc một vị đại thần thay mặt vua tiến hành thực hiện.
Số phận 3 Đàn Xã Tắc Việt Nam
Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội. Theo thời gian và những biến động của lịch sử, các Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn.
Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.
Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử...
Di tích lịch sử Đàn Xã Tắc (Hà Nội) được phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Theo các chuyên gia khảo cổ, các nhà sử học thì Đàn Xã Tắc được xây dựng giữa thế kỷ XI. Do đó, đây là công trình có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử, tâm linh.
Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện tầng văn hóa Phùng Nguyên, là di chỉ thời đại đồ đồng đầu tiên được phát hiện trong nội thành Hà Nội. Với những dày đặc tầng văn hóa của nhiều thời kỳ thuộc lịch sử Trung đại như vậy, ngày 7/12/2007, bộ VH-TT&DL đã xếp hạng khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia.
Việc khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích được áp dụng theo quy định tại Điều 32 chương IV của Luật Di sản Văn hóa và Điều 16, chương III Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
Cuối tháng 3/2013, ban Quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội đã đưa ra phương án kiến trúc cầu vượt trục giao thông ngã năm Ô Chợ Dừa nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, cầu sẽ đi sát phạm vi bảo tồn Đàn Xã Tắc và nhà dân. Mố cầu nằm ngoài di tích, còn mặt cầu có một phần chạy qua di tích này. Theo chủ đầu tư, cầu vượt dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành vào năm 2015.
Trước nguy cơ Đàn Xã Tắc bị xâm hại, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và nhiều người dân có ý kiến phản đối. Ông Phan Đình Tân, phát ngôn bộ VH-TT&DL, cho biết quan điểm: “Bộ không cho phá Đàn Xã Tắc và không ai có quyền làm chuyện đó”. Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng phản đối việc xâm hại di tích và cho rằng, không vì mục tiêu phát triển đất nước mà bất chấp tất cả. Song, cũng có một số ý kiến nghi ngờ việc tồn tại Đàn Xã Tắc ở bùng binh ngã 5 Ô Chợ Dừa.
Trong các di tích Đàn Xã Tắc tại Việt Nam, Đàn Xã Tắc tại TP Huế còn tương đối nguyên vẹn hơn cả. Đàn Xã Tắc ở Huế được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Ví trí Đàn Xã Tắc nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế.
Khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống đất sạch để đắp đàn. Sau khi Đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự).
Theo qui định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua “ngự giá” làm lễ tế Đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch.
Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở Đàn Xã Tắc. Đàn Xã Tắc cùng với Đàn Nam Giao nắm giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn - là cầu nối giữa vua, quan với thánh thần, giữa dân chúng với vua của mình.
Việc trùng tu di tích đàn Xã Tắc đã cơ bản hoàn thành và công tác tổ chức lễ tế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành theo một lộ trình kéo dài nhiều năm theo định hướng khôi phục lại một cách toàn diện cả đàn tế và lễ tế quy mô như ngày xưa. Trung tâm cũng đang xây dựng hồ sơ khoa học về lễ tế Xã Tắc, tiến tới các thủ tục xin công nhận là Di sản Văn hoá Phi vật thể Đại diện của nhân loại.
Thế nào là Đàn Xã Tắc?
Thuở xưa, bất cứ một triều đại nào, trước khi tạo dựng cơ đồ, việc đầu tiên là lập Đàn Xã Tắc. Đinh Tiên Hoàng khi dựng lên nước Đại Việt, đã thực hiện cả hai việc gần như đồng thời "lập Xã Tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế". Vua Lý Thái Tông cũng lập Đàn Xã Tắc vào năm Mậu Tý (1048).
Trong Từ điển Hán Việt, tác giả Đào Duy Anh phân tích: “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (...). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”.
Đàn Xã Tắc nhà Lý tại ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội |
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cũng cho rằng: “Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô Việt Nam và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc”.
Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc. Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư. Sách Đại Việt sơ lược chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô có đoạn: “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”.
Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Thủ đô Hà Nội. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Và, ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay).
Các Đàn Xã Tắc được dựng lên để tiến hành các nghi lễ cầu thần đất và lúa giúp quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, do đích thân nhà vua hoặc một vị đại thần thay mặt vua tiến hành thực hiện.
Công tác khảo cổ tại khu vực Đàn Xã Tắc năm 2006 |
Số phận 3 Đàn Xã Tắc Việt Nam
Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc tại Huế, Hoa Lư và Hà Nội. Theo thời gian và những biến động của lịch sử, các Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn.
Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.
Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử...
Di tích lịch sử Đàn Xã Tắc (Hà Nội) được phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Theo các chuyên gia khảo cổ, các nhà sử học thì Đàn Xã Tắc được xây dựng giữa thế kỷ XI. Do đó, đây là công trình có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử, tâm linh.
Đàn Xã Tắc Huế chụp năm 1914. Ảnh: Wikipedia |
Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện tầng văn hóa Phùng Nguyên, là di chỉ thời đại đồ đồng đầu tiên được phát hiện trong nội thành Hà Nội. Với những dày đặc tầng văn hóa của nhiều thời kỳ thuộc lịch sử Trung đại như vậy, ngày 7/12/2007, bộ VH-TT&DL đã xếp hạng khu di tích khảo cổ học đàn tế Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia.
Việc khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích được áp dụng theo quy định tại Điều 32 chương IV của Luật Di sản Văn hóa và Điều 16, chương III Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
Cuối tháng 3/2013, ban Quản lý các dự án trọng điểm giao thông đô thị Hà Nội đã đưa ra phương án kiến trúc cầu vượt trục giao thông ngã năm Ô Chợ Dừa nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, cầu sẽ đi sát phạm vi bảo tồn Đàn Xã Tắc và nhà dân. Mố cầu nằm ngoài di tích, còn mặt cầu có một phần chạy qua di tích này. Theo chủ đầu tư, cầu vượt dự kiến khởi công trong năm nay và hoàn thành vào năm 2015.
Trước nguy cơ Đàn Xã Tắc bị xâm hại, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và nhiều người dân có ý kiến phản đối. Ông Phan Đình Tân, phát ngôn bộ VH-TT&DL, cho biết quan điểm: “Bộ không cho phá Đàn Xã Tắc và không ai có quyền làm chuyện đó”. Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng phản đối việc xâm hại di tích và cho rằng, không vì mục tiêu phát triển đất nước mà bất chấp tất cả. Song, cũng có một số ý kiến nghi ngờ việc tồn tại Đàn Xã Tắc ở bùng binh ngã 5 Ô Chợ Dừa.
Trong các di tích Đàn Xã Tắc tại Việt Nam, Đàn Xã Tắc tại TP Huế còn tương đối nguyên vẹn hơn cả. Đàn Xã Tắc ở Huế được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Ví trí Đàn Xã Tắc nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế.
Khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống đất sạch để đắp đàn. Sau khi Đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự).
Theo qui định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua “ngự giá” làm lễ tế Đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch.
Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở Đàn Xã Tắc. Đàn Xã Tắc cùng với Đàn Nam Giao nắm giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn - là cầu nối giữa vua, quan với thánh thần, giữa dân chúng với vua của mình.
Việc trùng tu di tích đàn Xã Tắc đã cơ bản hoàn thành và công tác tổ chức lễ tế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành theo một lộ trình kéo dài nhiều năm theo định hướng khôi phục lại một cách toàn diện cả đàn tế và lễ tế quy mô như ngày xưa. Trung tâm cũng đang xây dựng hồ sơ khoa học về lễ tế Xã Tắc, tiến tới các thủ tục xin công nhận là Di sản Văn hoá Phi vật thể Đại diện của nhân loại.
Theo Kiến thức
Bình luận