Theo ước tính từ phía Hàn Quốc, để nuôi mộng hạt nhân, Triều Tiên phải bỏ ra một số tiền từ 1 cho đến 3 tỷ USD. Con số này sẽ còn cao hơn nhiều nếu kết hợp phát triển cả hạt nhân và tên lửa.
Nhưng dù vậy, nó vẫn không đáng là bao so với con số 8 tỷ USD mà Mỹ bỏ ra để chế tạo hàng không mới nhất của họ USS Gerald Ford. Đó là chưa kể tới các chi phí phát triển.
AP dẫn một thống kê từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho thấy chi phí cho 31 quả tên lửa đạn đạo được nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho phóng thử kể từ khi ông lên nắm quyền vào cuối năm 2011 cho tới tháng 7 năm ngoái rơi vào khoảng 97 triệu USD.
Cụ thể, mỗi một tên lửa Scud có giá từ 1 triệu cho đến 2 triệu USD. Musudan có giá từ 3 triệu cho đến 6 triệu USD và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có giá khoảng từ 5 triệu cho đến 10 triệu USD. Tính tới tháng 7/2016, Triều Tiên được cho là đã thử nghiệm 6 tên lửa Scud, 6 quả Rodong, 6 quả Musudan và 3 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM).
Còn riêng năm nay, Bình Nhưỡng đã tiến hành tổng cộng 11 vụ thử nghiệm, phóng đi 17 tên lửa, trong đó phải kể đến vụ phóng tên lửa đạn đạo ICBM đầu tiên trong lịch sử hồi đầu tháng.
Câu hỏi được đặt ra là quốc gia Đông Bắc Á lấy đâu ra tiền để có thể phóng nhiều tên lửa đến vậy, khi mà đơn cử như năm 2015, họ chỉ thu về 2 tỷ USD từ xuất khẩu. Giới phân tích cho rằng, Triều Tiên có thể có những nguồn "phụ thu" ngầm từ các nguồn ngoại tệ khác.
Video: Hành động tắc trách này của Kim Jong-un suýt khiến tên lửa nổ tan tành trước khi phóng
Theo AP, nếu so sánh tỷ lệ chi tiêu quân sự với GDP, Bình Nhưỡng vượt xa bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Nhưng nếu tính về ngân sách quốc phòng tuyệt đối của Triều Tiên lại khiêm tốn hơn rất nhiều so với các nước láng giềng là Hàn Quốc hay Nhật Bản, chứ chưa nói gì tới Mỹ.
Nhà nghiên cứu Curtis Melvin thuộc Viện nghiên cứu Mỹ-Triều thuộc Đại học Johns Hopkins cho rằng, nếu những con số ước tính trên về chương trình hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên là chính xác, đây rõ ràng là một gánh nặng với Bình Nhưỡng, nhưng nó vẫn chưa gây mức gây bất ổn nến kinh tế của nước này.
Và giới tinh hoa của Triều Tiên dù biết phát triển hạt nhân đắt đỏ là vậy vẫn sẽ cảm thấy hơn nếu tiếp tục chương trình này bởi với họ ngừng theo đuổi hạt nhân sẽ đồng nghĩa với việc nguy hiểm có thể rình rập bất cứ lúc nào.
Theo ông Curtis, Triều Tiên xét trên mọi mặt không thể theo kịp các nước láng giềng nếu chạy đua vũ trang theo kiểu thông thường. Nhưng suy cho cùng, chi phí để phát triển một cơ sở hạt nhân vẫn ít tốn kém hơn nhiều so với chi tiêu cho một đội quân triệu người.
Cùng với đó, nếu đã nắm trong tay một kho hạt nhân đủ mạnh, Bình Nhưỡng hoàn toàn có thể giảm ngân sách cho các lĩnh vực khác trong quân đội để chuyển số tiền này sang để phát triển kinh tế.
Bình luận