• Zalo

Sơ đồ hệ thống giáo dục mới: Gộp trung cấp, trường nghề

Giáo dụcThứ Hai, 07/04/2014 07:58:00 +07:00Google News

(VTC News)- Chuyên gia giáo dục từ Mỹ đề xuất hệ thống mới, hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay nên chuyển sang hệ thống trường nghề do bộ LĐ-TB-XH quản lý.

(VTC News)- Chuyên gia giáo dục từ Mỹ đề xuất hệ thống mới, hệ trung cấp chuyên nghiệp hiện nay nên chuyển sang hệ thống trường nghề do bộ LĐ-TB-XH quản lý.

Sau bài viết của TS kinh tế Lương Hoài Nam góp ý việc Việt Nam nên chọn lựa mô hình giáo dục Anh để học tập, tòa soạn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất giáo dục phổ thông chỉ nên kéo dài 11 năm.

TS Lê Trường Tùng đề xuất sẽ gộp trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông thành trường Trung học, gộp trường Trung cấp vào trường Cao đẳng để hệ thống giáo dục mới linh hoạt hơn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết sẽ lắng nghe mọi đề xuất cải cách hệ thống giáo dục một cách cầu thị.

Xung quanh chuyên đề thiết kế hệ thống giáo dục Việt Nam, chuyên gia Trần Đức Cảnh đã gửi tới VTC News sơ đồ cấu trúc lại hệ thống giáo dục.

Ông Cảnh cho rằng nên phân luồng học sinh sau bậc trung học cơ sở, có nghĩa là bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12. Có thể chia ra làm hai hệ: Trung học Phổ thông (PT) và Trung học Chuyên nghiệp (CN).

Muốn phân luồng được học sinh sau THCS thì phải nâng cao chất lượng các trường nghề 
Sự phân luồng nên bắt nguồn từ sự lựa chọn của học sinh do năng khiếu, điều kiện, chứ không nhất thiết là do trình độ học vấn.  Học sinh tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp vẫn có thể nộp đơn vào CĐ hay ĐH như hệ THPT.

Sau khi tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp, học sinh được trang bị ngành nghề mà xã hội cần và có thể đi làm ngay, thay vì học tiếp tục học trung cấp như hiện nay.  

Thiết kế chương trình Trung học chuyên nghiệp bao gồm thời gian học chương trình trung học cơ bản, và thời gian học nghề. Hiện nay các chương trình “học nghề” không được phổ biến, nhưng một đất nước muốn phát triển công nghiệp, không thể thiếu một lực lượng lao động có tay nghề.

Bạn có đồng ý với sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam

  • Đồng ý
  • Không đồng ý
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Một khi nhu cầu công việc tăng cao, điều kiện thu nhập tốt hơn cho những ngành nghề căn bản, tư duy về bằng cấp cũng sẽ thay đổi. Trước mắt là cần xây dựng chương trình Trung học chuyên nghiệp có chất lượng.
      

"Theo tôi thì chương trình trung học quốc dân, nên giữ 12 năm, thay vì 11 năm như một số đề xuất", ông Cảnh nêu quan điểm.
       

Các nước theo mô hình của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật, Úc, thì thiết kế chương trình 12 năm. Trong bối cảnh và chất lượng giáo dục nước ta như hiện nay, không dễ dàng thiết kế chương trình 11 năm, ngang bằng với chương trình với 11 năm của Anh hay Singapore, chưa kể gặp rắc rối trong việc du học tại các nước yêu cầu 12 năm THPT và trình độ tương đương. 

Chuyên gia giáo dục này cũng đề xuất giáo dục đại học nên bắt đầu từ cao đẳng trở lên, gồm cao đẳng chuyên nghiệp, và trực thuộc quản lý của Bộ GD- ĐT, ngoại trừ một số nhỏ trường đào tạo ngành. Chỉ cho phép liên thông trong hệ đại học với nhau.

Hệ trung cấp hiện nay nên chuyển sang và trở thành hệ thống trường nghề do bộ LĐ- TB-XH quản lý. Trường nghề đào tạo ngành nghề từ 3 tháng đến 2 năm theo nhu cầu công việc, và cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Không lẫn lộn “nghề” và giáo dục bậc ĐH (tính từ CĐ trở lên).
Đề xuất hệ thống giáo dục mới
Chuyên gia Trần Đức Cảnh đề xuất hệ thống giáo dục mới 
Mô hình giáo dục mới gồm:
-    Hệ tiểu học: 5 năm; THCS: 4 năm; phân luồn sau THCS (lớp 9), thành 2 hệ: THPT và THCN: 3 năm. Tổng cộng thời gian 12 năm.

-    Sau khi tốt nghiệp THPT hay THCN, học sinh có thể nộp đơn vào CĐ hay ĐH để được xét tuyển.

-    Bậc CĐ là 2-3 năm, gồm 2 hệ: liên thông trực tiếp lên đại học và hệ chuyên môn, sinh viên hệ CN nếu muốn liên thông lên ĐH thì phải học thêm 3-4 năm (tùy ngành).

-    Bậc ĐH là 4 năm, những ngành như kiến trúc có thể 5 năm ..
 

-    Bậc Thạc sĩ là 2 năm, có chương trình 1 năm dành cho những người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn.

-    Bậc chuyên môn cao (Bác sĩ, dược, nha sĩ, luật) là 3 năm sau ĐH, cộng thêm thời gian thực tập.

-    Bậc Tiến sĩ là 4-5 năm. Hai-ba năm đầu học, thi. Hai năm sau làm nghiên cứu và viết luận án. Học viên phải đầu tư toàn bộ thời gian cho việc học và nghiên cứu. 
  

Hệ đào tạo nghề không nẳm trong sơ đồ này. Thời gian đào tạo nghề từ 3 tháng đến 2 năm, phần lớn dành cho nguồn lao động có trình độ trung học và thấp hơn.


Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn