(VTC News) - Lo sợ những rủi ro liên quan đến tính pháp lý của căn hộ, nhiều khách hàng trước khi mua dự án đã yêu cầu chủ đầu tư phải đưa ra đầy đủ giấy tờ pháp lý của dự án mới quyết định xuống tiền.
Việc hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất được bêu tên thời gian gần đây đã khiến cho nhiều người mua nhà phải thận trọng trước khi có quyết định đầu tư nhà đất.
Những lo ngại này của khách hàng không phải không có lý do, bởi lẽ nếu chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất lớn, họ sẽ khó có thể nhận được sổ đỏ. Thậm chí, nếu tiếp tục chây ỳ, Nhà nước sẽ thu hồi lại dự án, khách hàng mất trắng tiền.
Thêm vào đó, kể từ ngày 1/7, Luật Kinh doanh bất động sản đã chính thức có hiệu lực với nhiều quy định khắt khe. Trong đó, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chủ đầu tư phải thực hiện việc mua bảo lãnh cho dự án. Kèm theo đó, chủ đầu tư chỉ được bán hàng khi xây xong cốt 00…
Những quy định mới này đã tác động mạnh đến quyết định của người mua nhà. Đặc biệt, các dự án mở bán thời điểm này tiếp tục có sự sàng lọc mạnh mẽ. Các dự án muốn bán được hàng bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chuẩn như thủ tục pháp lý hoàn chỉnh, không nợ tiền sử dụng đất, dự án đã được mua bảo lãnh và xây dựng xong móng.
Ông Nguyễn Thế Vũ - Chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư Đồng Phát - chủ đầu tư dự án Đồng Phát Parkview Tower (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cuối tuần qua, doanh nghiệp đã chính thức mở bán 700 căn hộ.
Nếu theo quy định trước đây, dự án chỉ cần xây dựng xong móng là có thể ký hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, hiện tại, mặc dù dự án đã xây xong móng nhưng khách hàng tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư cho xem hồ sơ pháp lý, xem xác nhận của cơ quan thuế về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư. Thậm chí, khách hàng còn đòi xem hợp đồng bảo lãnh tín dụng cho cho dự án.
“Để chứng minh với khách hàng, chúng tôi đã phải đưa ra tất cả các giấy tờ pháp lý. Trong đó, có cả xác nhận của Chi cục Thuế Hoàng Mai về việc doanh nghiệp đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính về đất. Kèm theo đó, là cam kết bảo lãnh tín dụng với khách hàng ngân hàng. Tuy nhiên, khi kiểm tra đầy đủ thủ tục, khách hàng đưa ra quyết định nhanh hơn hẳn”, ông Vũ nhấn mạnh.
Còn chủ đầu tư dự án Handireco (Lê Văn Lương, Hà Nội) cho biết, mặc dù dự án đã xây xong cốt 00, đủ điều kiện để bán hang nhưng mới đây, chủ đầu tư đã phải dừng hoạt động kinh doanh để đàm phán ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng với ngân hàng.
“Việc ký kết bảo lãnh với ngân hàng không phải dễ dàng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi xác định, việc kinh doanh có thể chậm lại xong phải chắc chắn. Tại thời điểm này, nếu dự án không chuẩn chỉnh về pháp lý cũng không thể bán được hàng."- vị này cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thị trường bất động sản thời gian vừa qua, có rất nhiều dự án đã được bung hàng. Song nếu soi kỹ từng dự án thì không phải chủ đầu tư nào cũng chấp hành đúng quy định của pháp luật. Thậm chí, có nhiều dự án chưa xây dựng xong móng nhưng chủ đầu tư đã huy động vốn, bán lúa non trên thị trường.
Thực tế nhiều người mua nhà thiếu kinh nghiệm, thấy công trình được triển khai thì nghĩ rằng chủ đầu tư đã thực hiện mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Khi rủi ro xảy ra, khách hàng sẽ là người gánh chịu mọi hậu quả. Vì vậy, trước khi mua nhà ở bất cứ dự án nào, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các chứng từ, giấy tờ chứng minh việc đã hoàn tất nghĩa vụ với Nhà nước, tránh “hoa mắt” vì các “chiêu trò” quảng cáo và chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Và ngay cả việc mua bảo lãnh tín dụng cho dự án thời điểm này cũng không phải là chuyện đơn giản. Bởi trước đó, để có tiền triển khai dự án, nhiều chủ đầu tư đã mang dự án đi thế chấp ngân hàng. Vì vậy, họ không có đủ tài sản thế chấp để mua bảo lãnh tín dụng. Do vậy, để lách luật, nhiều dự án lờ luôn việc mua bảo lãnh cho khách hàng….
Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo, để tránh rủi ro, khách hàng mua nhà thời điểm này phải hết sức thận trọng. Cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về năng lực tài chính chủ đầu tư, về tình trạng pháp lý dự án. Nhất thiết, các dự án bán hàng tại thời điểm này phải đảm bảo 3 yêu cầu như chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, dự án đã được mua bảo lãnh ngân hàng và chủ đầu tư phải xây dựng xong cốt 00.
Châu Anh
Việc hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất được bêu tên thời gian gần đây đã khiến cho nhiều người mua nhà phải thận trọng trước khi có quyết định đầu tư nhà đất.
Những lo ngại này của khách hàng không phải không có lý do, bởi lẽ nếu chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất lớn, họ sẽ khó có thể nhận được sổ đỏ. Thậm chí, nếu tiếp tục chây ỳ, Nhà nước sẽ thu hồi lại dự án, khách hàng mất trắng tiền.
Khách hàng né những dự án chưa đủ thủ tục pháp lý |
Những quy định mới này đã tác động mạnh đến quyết định của người mua nhà. Đặc biệt, các dự án mở bán thời điểm này tiếp tục có sự sàng lọc mạnh mẽ. Các dự án muốn bán được hàng bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chuẩn như thủ tục pháp lý hoàn chỉnh, không nợ tiền sử dụng đất, dự án đã được mua bảo lãnh và xây dựng xong móng.
Ông Nguyễn Thế Vũ - Chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư Đồng Phát - chủ đầu tư dự án Đồng Phát Parkview Tower (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cuối tuần qua, doanh nghiệp đã chính thức mở bán 700 căn hộ.
Nếu theo quy định trước đây, dự án chỉ cần xây dựng xong móng là có thể ký hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, hiện tại, mặc dù dự án đã xây xong móng nhưng khách hàng tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư cho xem hồ sơ pháp lý, xem xác nhận của cơ quan thuế về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất của chủ đầu tư. Thậm chí, khách hàng còn đòi xem hợp đồng bảo lãnh tín dụng cho cho dự án.
“Để chứng minh với khách hàng, chúng tôi đã phải đưa ra tất cả các giấy tờ pháp lý. Trong đó, có cả xác nhận của Chi cục Thuế Hoàng Mai về việc doanh nghiệp đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính về đất. Kèm theo đó, là cam kết bảo lãnh tín dụng với khách hàng ngân hàng. Tuy nhiên, khi kiểm tra đầy đủ thủ tục, khách hàng đưa ra quyết định nhanh hơn hẳn”, ông Vũ nhấn mạnh.
Còn chủ đầu tư dự án Handireco (Lê Văn Lương, Hà Nội) cho biết, mặc dù dự án đã xây xong cốt 00, đủ điều kiện để bán hang nhưng mới đây, chủ đầu tư đã phải dừng hoạt động kinh doanh để đàm phán ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng với ngân hàng.
“Việc ký kết bảo lãnh với ngân hàng không phải dễ dàng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi xác định, việc kinh doanh có thể chậm lại xong phải chắc chắn. Tại thời điểm này, nếu dự án không chuẩn chỉnh về pháp lý cũng không thể bán được hàng."- vị này cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thị trường bất động sản thời gian vừa qua, có rất nhiều dự án đã được bung hàng. Song nếu soi kỹ từng dự án thì không phải chủ đầu tư nào cũng chấp hành đúng quy định của pháp luật. Thậm chí, có nhiều dự án chưa xây dựng xong móng nhưng chủ đầu tư đã huy động vốn, bán lúa non trên thị trường.
Thực tế nhiều người mua nhà thiếu kinh nghiệm, thấy công trình được triển khai thì nghĩ rằng chủ đầu tư đã thực hiện mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Khi rủi ro xảy ra, khách hàng sẽ là người gánh chịu mọi hậu quả. Vì vậy, trước khi mua nhà ở bất cứ dự án nào, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các chứng từ, giấy tờ chứng minh việc đã hoàn tất nghĩa vụ với Nhà nước, tránh “hoa mắt” vì các “chiêu trò” quảng cáo và chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Và ngay cả việc mua bảo lãnh tín dụng cho dự án thời điểm này cũng không phải là chuyện đơn giản. Bởi trước đó, để có tiền triển khai dự án, nhiều chủ đầu tư đã mang dự án đi thế chấp ngân hàng. Vì vậy, họ không có đủ tài sản thế chấp để mua bảo lãnh tín dụng. Do vậy, để lách luật, nhiều dự án lờ luôn việc mua bảo lãnh cho khách hàng….
Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo, để tránh rủi ro, khách hàng mua nhà thời điểm này phải hết sức thận trọng. Cần phải tìm hiểu kỹ thông tin về năng lực tài chính chủ đầu tư, về tình trạng pháp lý dự án. Nhất thiết, các dự án bán hàng tại thời điểm này phải đảm bảo 3 yêu cầu như chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, dự án đã được mua bảo lãnh ngân hàng và chủ đầu tư phải xây dựng xong cốt 00.
Châu Anh
Bình luận