Phát biểu tại “Hội nghị triển khai công tác phổ cập bơi năm 2018 và công tác đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong trường học”, ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Công tác chính trị, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thời gian qua, xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, điều này đòi hỏi học sinh cần trang bị cho bản thân kỹ năng cần thiết để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Ông Đặng Xuân Tài - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, toàn quận có 11 bể bơi ở trường tiểu học và 3 bể bơi ở trường THCS là bể bơi thông minh. Trước đó, cán bộ của quân đã học hỏi kinh nghiệm để để triển khai chương trình bể bơi trường học.
“Nếu thu phí khoảng 50.000 đồng/em, mỗi khóa học bơi chỉ thu hút được 300 - 500 học sinh tham gia. Năm đầu tiên sẽ đào tạo học sinh lớp 2, 3 và 4. Năm tiếp theo quay lại đào tạo học sinh khối 2 (vì các em khối 5 sắp tốt nghiệp, khối 1 chưa đủ kĩ năng để học). Như vậy, sau 2 năm sẽ phổ cập được các đối tượng tiểu học đều biết bơi”, ông Tài khẳng định.
Theo ông tài, phần lớn học sinh rất ngại khi các bạn cùng lớp thấy mình mặc quần áo tắm nên không muốn học bơi ở trường.
Đại diện Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy thông tin, toàn quận có 5 bể bơi được xây dựng ở một số trường trên địa bàn.
Như vậy, Phòng sẽ thống kê số học sinh không biết bơi trên địa bàn, trình lãnh đạo UBND quận cấp kinh phí và tổ chức lớp phổ cập bơi. Mỗi mùa hè của một năm học sẽ tổ chức 3 đợt, mỗi đợt 12 buổi học và miễn phí hoàn toàn cho lớp phổ cập này, có giáo viên giám sát.
Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học bơi nên không cho con em tham gia. Một số không bố trí được thời gian đưa đón con nên việc cấp kinh phí cho các con bị lãng phí.
Vấn đề quan tâm là kinh phí để vận hành bể bơi ở trường Tiểu học Dịch vọng B (dạy học sinh khối 3) và trường THCS Nghĩa Tân (khối 7). Bể bơi hoạt động trong 1 tháng, tiền điện nước, tiền vận hành khoảng 100 triệu đồng/tháng, vì vậy, rất khó khăn do nhà trường chưa có kinh phí.
Bình luận