Năm 2016 hứa hẹn sẽ là năm cho sự phát triển của bảo mật võng mạc, màn hình cong và hàng loạt kết nối tốc độ cao trên smartphone.
Phổ thông hóa các công nghệ đỉnh cao
Năm 2015, Xperia Z5 của Sony trở thành smartphone có màn hình 4K đầu tiên trên thế giới được bán ra. Nhưng tới 2016, 4K sẽ được phổ cập. Đây là một điều hoàn toàn có thể xảy ra vì cuộc đua về thông số thiết bị giữa Sony, Samsung, LG và cả những thương hiệu Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết.
Ngoài ra việc tăng độ phân giải màn hình cũng năm trong chu kỳ năng cấp hằng năm của các nhà sản xuất. Tuy nhiên một vấn đề hiện nay của màn hình di động 4K đó là độ phân giải lớn như vậy để làm gì?
Nếu chỉ để phục vụ giải trí thì việc này này sẽ làm tăng chi phí sản xuất cũng như làm điện thoại tốn pin hơn không để làm gì. Do đó việc nâng cấp độ phân giải màn hình có thể sẽ không diễn ra ở mọi nhà sản xuất mà chỉ ở một số thương hiệu muốn giữ ngôi đầu về thông số máy của mình.
Bên cạnh màn hình độ phân giải cao, màn hình cong cũng có thể trở thành xu thế trong năm 2016. Hiện tại mới chỉ có Samsung và LG đang tiên phong trong công nghệ sản xuất smartphone với màn hình dạng này.
Mới đây có thông tin Samsung đã nộp bằng sáng chế về mẫu smartphone có thể gập hoàn toàn như một chiếc ví và có bản lề linh hoạt. Mẫu G Flex của LG và S6 Edge của Samsung đang mang đến cho người dùng nhiều ấn tượng về thiết kế vậy hoàn toàn có thể hy vọng hai tên tuổi từ Hàn Quốc này tiếp tục ra mắt thị trường nhiều sáng tạo hơn nữa trong thời gian tới.
Một công nghệ bảo mật tốt nhất hiện nay khác đó là quét võng mạc. Công nghệ này được biết đến nhiều nhất qua chiếc Lumia 950 mới được giới thiệu chính hãng tại Việt Nam cách đây vài ngày. Cảm biến vân tay hiện nay đã được phổ thông hóa và chất lượng các cảm biến đều ở mức tốt. Vậy không bao lâu nữa chiếc điện thoại có khả năng nhận ra chủ nhân của mình như phim khoa học viễn tưởng sẽ xuất hiện trên hầu hết smartphone.
Cách mạng về tốc độ
Trong những ngày cuối năm 2015, người dùng di động trong nước nhắc đến khá nhiều việc thử nghiệm mạng di động 4G tại Vũng Tàu. Và trong năm tới các nhà mạng trong nước sẽ phổ biến kết nối này rộng hơn tại Việt Nam.
Mạng di động 4G hiện nay đang nhanh hơn cả Internet cable quang. Cũng theo các nhà mạng thì giá cước 4G sẽ không có chênh lệch so với 3G. Nhưng vấn đề hiện nay lại nằm ở phía người dùng. Theo thống kê được công bố thời điểm giữa năm, mới chỉ có khoảng 5% số thiết bị đầu cuối của khách hàng hỗ trợ 4G. Do đó để tận dụng được ưu điểm của kết nối mới, nhiều người sẽ phải thay đổi thiết bị của mình.
Hai công nghệ khác chưa được áp dụng tại Việt Nam trong một vài năm tới và thậm chí còn khá mới mẻ với thế giới đó là LTE-U và 5G. Nhật Bản đã thử nghiệm phát tín hiệu 5G thành công tại một số điểm.
Trong khi đó LTE-U lại tận dụng tín hiệu Wi-fi của chính khách hàng để truyền dữ liệu. Tại Bắc Mỹ, nhà mạng AT&T đã áp dụng công nghệ này và tương lai đây cũng sẽ trở thành một kết nối phổ thông. Samsung đã sử dụng kết nối này để người dùng có thể thực hiện cuộc gọi qua Wi-fi với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với hiện nay.
Sáng tạo hơn
Theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer, số người dùng smartphone năm tới sẽ vượt qua con số 2 tỷ. Cuối năm nay, tổng số người dùng đang ở mức hơn 1,9 tỷ người nên điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Mặc dù thị trường smartphone đang bị dự đoán rơi vào trạng thái bão hòa do nhu cầu máy mới đang ít đi. Nhưng những nước đang phát triển là thị trường vô cùng tiềm năng cho mọi nhà sản xuất.
Và kéo theo đó là việc Android sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành này tăng lên. Nghiên cứu của IDC đã cho biết vị trí của hệ điều hành mã nguồn mở này sẽ tiếp tục giữ vững trong 5 năm tới. Phần lớn con số này đến từ doanh số bán máy của Samsung. Các nền tảng iOS và Windows Phone vẫn sẽ có vị trí riêng của mình trong những năm tới.
Vậy ai cũng dùng Android thì sự khác biệt giữa các thương hiệu nằm ở đâu?
Năm 2015, HTC, Sony không còn chút gì sáng tạo trên sản phẩm của mình. Các thương hiệu mới nổi từ Trung Quốc liên tục mang đến bất ngờ cho thị trường với những mẫu máy có cấu hình hàng đầu với giá chỉ bằng hai phần ba. Kết quả là nhiều tên tuổi lớn lợi nhuận không còn được là bao hoặc thậm chí thua lỗ.
IDC khẳng định trong vài năm tới, 30% các nhà sản xuất sẽ không còn tồn tại như này nay. Vậy 1/3 các nhà sản xuất này sẽ phải làm việc khá vất vả trong thời gian tới nên không muốn đóng cửa.
Nguồn: Báo Đầu Tư
Phổ thông hóa các công nghệ đỉnh cao
Năm 2015, Xperia Z5 của Sony trở thành smartphone có màn hình 4K đầu tiên trên thế giới được bán ra. Nhưng tới 2016, 4K sẽ được phổ cập. Đây là một điều hoàn toàn có thể xảy ra vì cuộc đua về thông số thiết bị giữa Sony, Samsung, LG và cả những thương hiệu Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết.
Màn hình 4K sẽ trở thành phổ biến |
Nếu chỉ để phục vụ giải trí thì việc này này sẽ làm tăng chi phí sản xuất cũng như làm điện thoại tốn pin hơn không để làm gì. Do đó việc nâng cấp độ phân giải màn hình có thể sẽ không diễn ra ở mọi nhà sản xuất mà chỉ ở một số thương hiệu muốn giữ ngôi đầu về thông số máy của mình.
Bên cạnh màn hình độ phân giải cao, màn hình cong cũng có thể trở thành xu thế trong năm 2016. Hiện tại mới chỉ có Samsung và LG đang tiên phong trong công nghệ sản xuất smartphone với màn hình dạng này.
Mới đây có thông tin Samsung đã nộp bằng sáng chế về mẫu smartphone có thể gập hoàn toàn như một chiếc ví và có bản lề linh hoạt. Mẫu G Flex của LG và S6 Edge của Samsung đang mang đến cho người dùng nhiều ấn tượng về thiết kế vậy hoàn toàn có thể hy vọng hai tên tuổi từ Hàn Quốc này tiếp tục ra mắt thị trường nhiều sáng tạo hơn nữa trong thời gian tới.
Một công nghệ bảo mật tốt nhất hiện nay khác đó là quét võng mạc. Công nghệ này được biết đến nhiều nhất qua chiếc Lumia 950 mới được giới thiệu chính hãng tại Việt Nam cách đây vài ngày. Cảm biến vân tay hiện nay đã được phổ thông hóa và chất lượng các cảm biến đều ở mức tốt. Vậy không bao lâu nữa chiếc điện thoại có khả năng nhận ra chủ nhân của mình như phim khoa học viễn tưởng sẽ xuất hiện trên hầu hết smartphone.
Cách mạng về tốc độ
Trong những ngày cuối năm 2015, người dùng di động trong nước nhắc đến khá nhiều việc thử nghiệm mạng di động 4G tại Vũng Tàu. Và trong năm tới các nhà mạng trong nước sẽ phổ biến kết nối này rộng hơn tại Việt Nam.
Kết nối 4G sẽ nhanh hơn rất nhiều với chuẩn mới |
Hai công nghệ khác chưa được áp dụng tại Việt Nam trong một vài năm tới và thậm chí còn khá mới mẻ với thế giới đó là LTE-U và 5G. Nhật Bản đã thử nghiệm phát tín hiệu 5G thành công tại một số điểm.
Trong khi đó LTE-U lại tận dụng tín hiệu Wi-fi của chính khách hàng để truyền dữ liệu. Tại Bắc Mỹ, nhà mạng AT&T đã áp dụng công nghệ này và tương lai đây cũng sẽ trở thành một kết nối phổ thông. Samsung đã sử dụng kết nối này để người dùng có thể thực hiện cuộc gọi qua Wi-fi với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với hiện nay.
Sáng tạo hơn
Theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer, số người dùng smartphone năm tới sẽ vượt qua con số 2 tỷ. Cuối năm nay, tổng số người dùng đang ở mức hơn 1,9 tỷ người nên điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Mặc dù thị trường smartphone đang bị dự đoán rơi vào trạng thái bão hòa do nhu cầu máy mới đang ít đi. Nhưng những nước đang phát triển là thị trường vô cùng tiềm năng cho mọi nhà sản xuất.
Và kéo theo đó là việc Android sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành này tăng lên. Nghiên cứu của IDC đã cho biết vị trí của hệ điều hành mã nguồn mở này sẽ tiếp tục giữ vững trong 5 năm tới. Phần lớn con số này đến từ doanh số bán máy của Samsung. Các nền tảng iOS và Windows Phone vẫn sẽ có vị trí riêng của mình trong những năm tới.
Vậy ai cũng dùng Android thì sự khác biệt giữa các thương hiệu nằm ở đâu?
Năm 2015, HTC, Sony không còn chút gì sáng tạo trên sản phẩm của mình. Các thương hiệu mới nổi từ Trung Quốc liên tục mang đến bất ngờ cho thị trường với những mẫu máy có cấu hình hàng đầu với giá chỉ bằng hai phần ba. Kết quả là nhiều tên tuổi lớn lợi nhuận không còn được là bao hoặc thậm chí thua lỗ.
IDC khẳng định trong vài năm tới, 30% các nhà sản xuất sẽ không còn tồn tại như này nay. Vậy 1/3 các nhà sản xuất này sẽ phải làm việc khá vất vả trong thời gian tới nên không muốn đóng cửa.
Nguồn: Báo Đầu Tư
Bình luận