(VTC News) - Năm 2011 được dự báo là năm đột phá của điện thoại thông minh (smartphone), một câu hỏi được đặt ra là liệu loại điện thoại này có làm nên "cơm cháo" tại Việt Nam không khi chưa có một nhà phân phối chuyên nghiệp?
2011: năm của smartphone ở Việt Nam?
Thực trạng trong hơn 10 năm lịch sử viễn thông di động tại Việt Nam, các nhà phân phối thiết bị đầu cuối luôn chỉ chú trọng đến số lượng bán hàng để thúc đẩy doanh số. Bên cạnh đó, các nhà mạng trước sức ép giảm cước cũng "tạm gác" việc định hướng người dùng sang các dòng điện thoại thông minh mà chỉ lo bán máy đầu cuối giá rẻ, thúc đẩy thuê bao.
Chính vì lẽ đó, dù đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 2000, nhưng smartphone vẫn chỉ chiếm một phân khúc khá nhỏ trên thị trường và ít được sự quan tâm từ phía người dùng. Do đó, khi năm 2011 được dự báo là năm đột phá của điện thoại thông minh, một câu hỏi được đặt ra là liệu smartphone có làm nên "cơm cháo" tại Việt Nam không khi chưa có một nhà phân phối chuyên nghiệp?
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng, đa số người dùng đều muốn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh nhưng lại khá dè dặt khi chi tiền để mua. Lý do nằm ở chỗ, có nhiều tính năng họ muốn khai thác nhưng lại không thể nắm bắt nếu chỉ đọc qua sách hướng dẫn. Mạng lưới bán hàng, phân phối cũng không hỗ trợ được nhiều cho khách hàng vì họ chỉ chú tâm bán hàng mà không am hiểu sản phẩm.
Anh Trọng Trí, một người mua hàng mới sắm chiếc điện thoại Symbian E72 của Nokia cho biết: "Tôi vừa mua máy, muốn cài phần mềm từ điển Pháp-Việt và hướng dẫn cách sử dụng thì nhân viên chỉ dẫn rất qua loa, về đến nhà là quên sạch. Vì thế dùng chưa được 2 tuần tôi đã muốn bán máy để đổi sang dòng điện thoại phổ thông cho dễ chịu hơn".
Bản thân các hãng điện thoại di động cũng rất chịu chi trong việc quảng bá các sản phẩm điện thoại thông minh mới nhưng lại rất yếu trong khâu hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm. Các đại gia như Nokia, HTC, Motorola dù có rất nhiều mẫu mã sản phẩm smartphone nhưng đội ngũ bán hàng và hỗ trợ sau bán hàng vẫn chỉ loanh quanh ở việc giới thiệu sản phẩm hoặc tư vấn về bảo hành.
Nhận định về việc này, ông Phạm Văn Xuân- Phó GĐ Kinh doanh công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh cho hay: "Bản thân công việc marketing, phân phối và bảo hành sản phẩm đã đủ làm đau đầu các hãng, do đó, các tên tuổi lớn như Nokia, HTC… vẫn mong chờ một nhà bán lẻ chuyên nghiệp để giúp đỡ khách hàng hơn là tự tổ chức các cửa hàng chuyên nghiệp dành cho smartphone".
Theo một thống kê gần đây, smartphone chiếm tới 30% số thiết bị đầu cuối trên toàn cầu và trong năm nay, con số đó sẽ tăng lên 40% vào cuối năm và đạt ngưỡng 50% trong năm 2012. Vì vậy, năm 2011 được dự báo là năm bản lề của thị trường smartphone thế giới và cả ở thị trường Việt Nam.
Cần một nhà phân phối chuyên nghiệp
Dạo qua một vòng các cửa hàng phân phối điện thoại di động lớn, chúng tôi thấy các cửa hàng chỉ có các hỗ trợ cơ bản khi khách hàng muốn mua một chiếc smartphone. Nếu khách hàng mua máy và có nhu cầu cài đặt phần mềm sẽ được đưa tới nhân viên kỹ thuật cài đặt…hộ, thay vì hướng dẫn sử dụng máy một cách cặn kẽ.
Lý giải điều này, chủ một cửa hàng di động cho biết: "Khách nhiều, điện thoại cũng đa dạng mẫu mã, chủng loại, nếu khách hàng nào cũng phải hỗ trợ từ A đến Z cách sử dụng và cài đặt thì hết ngày chưa xong. Mà nếu để khách tìm hiểu chưa cặn kẽ, tự cài đặt lung tung dẫn đến treo máy thì lại đem tới cửa hàng bảo hành cũng rất phiền hà".
Đây chính là cơ hội, thời cơ nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với những đơn vị phân phối thiết bị đầu cuối. Khách hàng cần một nhà phân phối chuyên nghiệp, độ hỗ trợ chuyên sâu cũng như cần phải “hiểu” và “biết” khách hàng muốn gì khi mua một chiếc smartphone.
Ông Phạm Văn Xuân- Phó GĐ Kinh doanh công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh nhấn mạnh: "Trần Anh có thế mạnh về kinh doanh các sản phẩm công nghệ, trong đó IT là lĩnh vực điển hình, vì vậy việc tập trung vào thị trường smart phone cũng không nằm ngoài định hướng kinh doanh và khách hàng mục tiêu mà Trần Anh đang phục vụ. Như đã nói ở trên, thời gian tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng "nóng" của dòng smart phone và Trần Anh kỳ vọng sẽ là một địa chỉ uy tín nhất để đưa các dòng sản phẩm này đến với khách hàng".
Cũng theo ông Xuân, Trần Anh tạo ra sự khác biệt bằng việc chuyên môn hoá việc kinh doanh dòng sản phẩm này, sự khác biệt thể hiện ở tiêu chí "nơi tập trung các sản phẩm smart phone chính hãng mới nhất, cách phục vụ chuyên nghiệp nhất và các hỗ trợ về kỹ thuật tốt nhất".
Là một nhà bán lẻ có tiếng tại Hà Nội, rõ ràng công ty Trần Anh đang tỏ rõ tham vọng để đem tới một cung cách bán hàng mới chuyên nghiệp hơn, biết hướng tới đối tượng khách hàng hơn. Qua đó, sẽ tạo một dấu ấn sâu sắc với người tiêu dùng cũng như tạo được địa chỉ tin cậy đối với những khách hàng muốn sắm cho mình một chiếc điện thoại smartphone.
Anh Xuân
2011: năm của smartphone ở Việt Nam?
Thực trạng trong hơn 10 năm lịch sử viễn thông di động tại Việt Nam, các nhà phân phối thiết bị đầu cuối luôn chỉ chú trọng đến số lượng bán hàng để thúc đẩy doanh số. Bên cạnh đó, các nhà mạng trước sức ép giảm cước cũng "tạm gác" việc định hướng người dùng sang các dòng điện thoại thông minh mà chỉ lo bán máy đầu cuối giá rẻ, thúc đẩy thuê bao.
Chính vì lẽ đó, dù đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 2000, nhưng smartphone vẫn chỉ chiếm một phân khúc khá nhỏ trên thị trường và ít được sự quan tâm từ phía người dùng. Do đó, khi năm 2011 được dự báo là năm đột phá của điện thoại thông minh, một câu hỏi được đặt ra là liệu smartphone có làm nên "cơm cháo" tại Việt Nam không khi chưa có một nhà phân phối chuyên nghiệp?
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng, đa số người dùng đều muốn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh nhưng lại khá dè dặt khi chi tiền để mua. Lý do nằm ở chỗ, có nhiều tính năng họ muốn khai thác nhưng lại không thể nắm bắt nếu chỉ đọc qua sách hướng dẫn. Mạng lưới bán hàng, phân phối cũng không hỗ trợ được nhiều cho khách hàng vì họ chỉ chú tâm bán hàng mà không am hiểu sản phẩm.
Anh Trọng Trí, một người mua hàng mới sắm chiếc điện thoại Symbian E72 của Nokia cho biết: "Tôi vừa mua máy, muốn cài phần mềm từ điển Pháp-Việt và hướng dẫn cách sử dụng thì nhân viên chỉ dẫn rất qua loa, về đến nhà là quên sạch. Vì thế dùng chưa được 2 tuần tôi đã muốn bán máy để đổi sang dòng điện thoại phổ thông cho dễ chịu hơn".
Bản thân các hãng điện thoại di động cũng rất chịu chi trong việc quảng bá các sản phẩm điện thoại thông minh mới nhưng lại rất yếu trong khâu hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm. Các đại gia như Nokia, HTC, Motorola dù có rất nhiều mẫu mã sản phẩm smartphone nhưng đội ngũ bán hàng và hỗ trợ sau bán hàng vẫn chỉ loanh quanh ở việc giới thiệu sản phẩm hoặc tư vấn về bảo hành.
Nhận định về việc này, ông Phạm Văn Xuân- Phó GĐ Kinh doanh công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh cho hay: "Bản thân công việc marketing, phân phối và bảo hành sản phẩm đã đủ làm đau đầu các hãng, do đó, các tên tuổi lớn như Nokia, HTC… vẫn mong chờ một nhà bán lẻ chuyên nghiệp để giúp đỡ khách hàng hơn là tự tổ chức các cửa hàng chuyên nghiệp dành cho smartphone".
Theo một thống kê gần đây, smartphone chiếm tới 30% số thiết bị đầu cuối trên toàn cầu và trong năm nay, con số đó sẽ tăng lên 40% vào cuối năm và đạt ngưỡng 50% trong năm 2012. Vì vậy, năm 2011 được dự báo là năm bản lề của thị trường smartphone thế giới và cả ở thị trường Việt Nam.
Thị trường smartphone ở Việt Nam vẫn chưa thực sự có nhà phân phối chuyên nghiệp |
Cần một nhà phân phối chuyên nghiệp
Dạo qua một vòng các cửa hàng phân phối điện thoại di động lớn, chúng tôi thấy các cửa hàng chỉ có các hỗ trợ cơ bản khi khách hàng muốn mua một chiếc smartphone. Nếu khách hàng mua máy và có nhu cầu cài đặt phần mềm sẽ được đưa tới nhân viên kỹ thuật cài đặt…hộ, thay vì hướng dẫn sử dụng máy một cách cặn kẽ.
Lý giải điều này, chủ một cửa hàng di động cho biết: "Khách nhiều, điện thoại cũng đa dạng mẫu mã, chủng loại, nếu khách hàng nào cũng phải hỗ trợ từ A đến Z cách sử dụng và cài đặt thì hết ngày chưa xong. Mà nếu để khách tìm hiểu chưa cặn kẽ, tự cài đặt lung tung dẫn đến treo máy thì lại đem tới cửa hàng bảo hành cũng rất phiền hà".
Đây chính là cơ hội, thời cơ nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với những đơn vị phân phối thiết bị đầu cuối. Khách hàng cần một nhà phân phối chuyên nghiệp, độ hỗ trợ chuyên sâu cũng như cần phải “hiểu” và “biết” khách hàng muốn gì khi mua một chiếc smartphone.
Ông Phạm Văn Xuân- Phó GĐ Kinh doanh công ty Cổ phần thế giới số Trần Anh nhấn mạnh: "Trần Anh có thế mạnh về kinh doanh các sản phẩm công nghệ, trong đó IT là lĩnh vực điển hình, vì vậy việc tập trung vào thị trường smart phone cũng không nằm ngoài định hướng kinh doanh và khách hàng mục tiêu mà Trần Anh đang phục vụ. Như đã nói ở trên, thời gian tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng "nóng" của dòng smart phone và Trần Anh kỳ vọng sẽ là một địa chỉ uy tín nhất để đưa các dòng sản phẩm này đến với khách hàng".
Cũng theo ông Xuân, Trần Anh tạo ra sự khác biệt bằng việc chuyên môn hoá việc kinh doanh dòng sản phẩm này, sự khác biệt thể hiện ở tiêu chí "nơi tập trung các sản phẩm smart phone chính hãng mới nhất, cách phục vụ chuyên nghiệp nhất và các hỗ trợ về kỹ thuật tốt nhất".
Là một nhà bán lẻ có tiếng tại Hà Nội, rõ ràng công ty Trần Anh đang tỏ rõ tham vọng để đem tới một cung cách bán hàng mới chuyên nghiệp hơn, biết hướng tới đối tượng khách hàng hơn. Qua đó, sẽ tạo một dấu ấn sâu sắc với người tiêu dùng cũng như tạo được địa chỉ tin cậy đối với những khách hàng muốn sắm cho mình một chiếc điện thoại smartphone.
Anh Xuân
Bình luận