Theo nghiên cứu của Kaspersky, hơn 90% người dùng nhờ thiết bị điện tử để nhớ lại các thông tin, tìm kiếm những điều mà trí não con người từng ghi nhớ.
Số điện thoại của anh chị bạn là bao nhiêu? Của hàng xóm của bạn? Bạn có thể nhớ ra mà không cần phải máy di động để kiểm tra hay xem lại không?
Nếu câu trả lời là không, bạn đang nằm trong bộ phận lớn đáng kinh ngạc những người “sử dụng Internet như phần mở rộng cho bộ não”, theo một nghiên cứu mới của Kaspersky Lab.
Khảo sát 1.000 người Mỹ độ tuổi từ 16 đến 55, cả nam và nữ, nghiên cứu chỉ ra 44% thừa nhận smartphone “phục vụ như bộ nhớ” của họ, nắm giữ mọi thứ họ cần hồi tưởng. Tuy nhiên, một số thông tin dường như gắn chặt lấy tâm trí của chúng ta hơn những cái khác.
Chẳng hạn, khoảng 70% người tham gia khảo sát trả lời có thể nhớ được số điện thoại của người quan trọng. Chỉ có 34% phải kiểm tra lại số điện thoại của con và 45,4% kiểm tra số công việc. Nếu không tra cứu hay quay số tự động, 44% không thể gọi cho họ hàng, 51,4% không nhớ số bạn bè, 70% không nhớ số hàng xóm.
“Chứng mất trí nhớ điện tử”, theo cách gọi của Kaspersky, là như nhau ở mọi độ tuổi, không kể nam hay nữ. Dù vậy, những người từ 16 đến 24 tuổi có xu hướng lưu trữ dữ liệu cần thiết trên một nơi duy nhất là điện thoại, vì vậy việc đánh mất smartphone với họ vô cùng kinh hoàng.
Smartphone phát huy tác dụng như “bộ nhớ thứ hai” của con người vừa có lợi vừa có hại. Khi bộ não không phải lưu quá nhiều thứ lặt vặt như số điện thoại, chúng ta có thể giải phóng tâm trí để tập trung vào những thứ lớn hơn và tốt hơn.
Ngược lại, quá phụ thuộc vào thiết bị dễ làm chúng ta tổn thương. Khoảng 51% phụ nữ và 48,6% người từ 25 đến 34 tuổi cho biết mất smartphone “làm họ buồn rầu” vì “có những kỷ niệm trên thiết bị không thể nào lấy lại được”.
Sâu hơn, chúng ta chưa biết được tác động dài hạn của việc không dùng não để lưu trữ thông tin. Khoảng 90% người tham gia khảo sát “đồng ý rằng họ dùng Internet như phần mở rộng của bộ não”.
Khi gặp các câu hỏi như “thủ phủ của bang Nam Dakota” là gì, hơn một nửa “muốn lên Internet trước khi cố nhớ ra đáp án” và gần 1/3 “quên ngay sau khi dùng”.
Như vậy, sự thật mỉa mai là trong khi Internet cho phép truy cập nhanh dữ liệu không giới hạn, nó lại làm chúng ta trở nên ngu ngốc hơn.
Nguồn: ICT News
Số điện thoại của anh chị bạn là bao nhiêu? Của hàng xóm của bạn? Bạn có thể nhớ ra mà không cần phải máy di động để kiểm tra hay xem lại không?
Nếu câu trả lời là không, bạn đang nằm trong bộ phận lớn đáng kinh ngạc những người “sử dụng Internet như phần mở rộng cho bộ não”, theo một nghiên cứu mới của Kaspersky Lab.
Khảo sát 1.000 người Mỹ độ tuổi từ 16 đến 55, cả nam và nữ, nghiên cứu chỉ ra 44% thừa nhận smartphone “phục vụ như bộ nhớ” của họ, nắm giữ mọi thứ họ cần hồi tưởng. Tuy nhiên, một số thông tin dường như gắn chặt lấy tâm trí của chúng ta hơn những cái khác.
Chẳng hạn, khoảng 70% người tham gia khảo sát trả lời có thể nhớ được số điện thoại của người quan trọng. Chỉ có 34% phải kiểm tra lại số điện thoại của con và 45,4% kiểm tra số công việc. Nếu không tra cứu hay quay số tự động, 44% không thể gọi cho họ hàng, 51,4% không nhớ số bạn bè, 70% không nhớ số hàng xóm.
“Chứng mất trí nhớ điện tử”, theo cách gọi của Kaspersky, là như nhau ở mọi độ tuổi, không kể nam hay nữ. Dù vậy, những người từ 16 đến 24 tuổi có xu hướng lưu trữ dữ liệu cần thiết trên một nơi duy nhất là điện thoại, vì vậy việc đánh mất smartphone với họ vô cùng kinh hoàng.
Smartphone phát huy tác dụng như “bộ nhớ thứ hai” của con người vừa có lợi vừa có hại. Khi bộ não không phải lưu quá nhiều thứ lặt vặt như số điện thoại, chúng ta có thể giải phóng tâm trí để tập trung vào những thứ lớn hơn và tốt hơn.
Ngược lại, quá phụ thuộc vào thiết bị dễ làm chúng ta tổn thương. Khoảng 51% phụ nữ và 48,6% người từ 25 đến 34 tuổi cho biết mất smartphone “làm họ buồn rầu” vì “có những kỷ niệm trên thiết bị không thể nào lấy lại được”.
Sâu hơn, chúng ta chưa biết được tác động dài hạn của việc không dùng não để lưu trữ thông tin. Khoảng 90% người tham gia khảo sát “đồng ý rằng họ dùng Internet như phần mở rộng của bộ não”.
Khi gặp các câu hỏi như “thủ phủ của bang Nam Dakota” là gì, hơn một nửa “muốn lên Internet trước khi cố nhớ ra đáp án” và gần 1/3 “quên ngay sau khi dùng”.
Như vậy, sự thật mỉa mai là trong khi Internet cho phép truy cập nhanh dữ liệu không giới hạn, nó lại làm chúng ta trở nên ngu ngốc hơn.
Nguồn: ICT News
Bình luận