Vở nhạc kịch “Dòng sông không chảy ngược” là một trong những hoạt động chính của dự án Đi và Mở được diễn ra trong hai ngày 30/8 và 31/8 tại sân đình làng Khúc Thủy và Khê Tang, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai - Hà Nội.
Tham dự sự kiện có GS. Nguyễn Lân Dũng - Cố vấn của dự án “Đi và Mở”; Họa sĩ Nguyễn Như Bạch Tuyết - Giám khảo cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ xanh”, hoạt động bên lề của dự án; ông Đặng Anh Phương - Phó Chủ tịch xã Cự khê, huyện Thanh Oai, HN; cùng hơn 600 người dân địa phương đã tập trung ngay tại đình làng từ 7h30-11h30 tối để theo dõi vở nhạc kịch.
Vở kịch có sự tham gia đóng góp của nhiều bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội |
Thế nhưng, những kí ức mà ông Thạch vẫn trân trọng gìn giữ giờ chỉ còn trong tâm trí ông, khi dòng sông quê đã đổi khác và không còn như xưa. Ông luôn băn khăn, trăn trở và không ngừng đấu tranh để bảo vệ con sông, cũng như việc thuyết phục chính vợ con và dân làng mình thay đổi để cùng chung tay bảo vệ quê hương.
Vũ Đức Mạnh - sinh viên năm 2 trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trong vai Thạch |
Dự án có sự tham gia góp mặt của nhóm các bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội .các bạn du học sinh. với tinh thần đam mê, sáng tạo và hoạt động vì cộng đồng trên tinh thần tự nguyện.
Vũ Đức Đam Trang – trưởng ban đối ngoại của dự án cho biết: “ Trong vở kịch này, chúng tôi không chú trọng vào việc đổ lỗi cho ai mà khai thác vào việc chúng ta sẽ làm gì, chú trọng vào tình cảm gia đình và bạn bè.
Đó là một động lực lớn để mọi người thay đổi, vì khi không yêu cái gì đó thì người ta không bảo vệ nó được. Bảo vệ sông là bảo vệ sức khỏe của gia đình mình và mọi người xung quanh.”
Đó là một động lực lớn để mọi người thay đổi, vì khi không yêu cái gì đó thì người ta không bảo vệ nó được. Bảo vệ sông là bảo vệ sức khỏe của gia đình mình và mọi người xung quanh.”
Diễn xuất chuyên nghiệp của "dàn diễn viên không chuyên" |
Là người phụ trách ý tưởng chính Đạo diễn kiêm Trưởng ban nội dung, Khuất Thị Ly Na tâm sự: “Thành viên nhóm làm dự án “Đi và Mở” đa phần đến từ các trường thuộc khối ngành kinh tế. Vì thế, ban đầu chúng em cũng rất đau đầu rằng làm thế nào để mình đặt ra được các giải pháp phù hợp với các làng nghề ven sông Nhuệ khi mà bản thân thành viên không có chuyên môn gì về môi trường cả.
Nhưng sau đó, chúng em nhận ra rằng chính người dân ven sông sẽ có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất, vì chắc chắn họ hiểu con sông quê mình, hiểu thói quen và tâm lí của bà con xóm giềng hơn chúng em.
Chính vì vậy mà ở cuối vở nhạc kịch, chúng em dành ‘đất diễn’ để chính người dân đưa ra ý kiến, suy nghĩ, giải pháp của mình - chính họ sẽ xây dựng kịch bản và thực hiện diễn xuất, còn chúng em chỉ tư vấn về đạo cụ, diễn xuất thôi. Như vậy thì sự kiện này mới thực sự là của họ, và dành cho họ."
Người dân địa phương tham gia diễn xuất trong phân cảnh đầu tiên |
Đồng hành cùng vở kịch chính, buổi triễn lãm tranh “Dòng sông ước mơ” đã trưng bày 30 bức tranh ý nghĩa và sáng tạo nhất được giải của 30 em học sinh tới từ trường tiểu học Cự Khê.
Qua những bức tranh này, các em học sinh đã thể hiện cái nhìn cũng như ước mơ của các em về con sông Nhuệ.
Qua những bức tranh này, các em học sinh đã thể hiện cái nhìn cũng như ước mơ của các em về con sông Nhuệ.
Chương trình thu hút sự chú ý và quan tâm của người dân địa bàn xã Cự Khê, sân đình chật kín người đến xem.
Đặc biệt, nội dung được truyền tải bằng hình thức nhạc kịch đã mang đến cho người dân địa phương sự mới lạ, tò tò và thích thú.
Bạn Trần Phương Anh, 17 tuổi chia sẻ: “Em thấy nghe nhạc kịch có vẻ lạ lạ vui vui nên ra xem. Em cũng không nghĩ là các bạn ấy hát hay thế. Em rất thích cái cảnh cãi nhau theo nhạc của Tây, nghe đúng kiểu cãi nhau ở quê em nhưng mà vẫn lạ lạ hay hay”.
Đặc biệt, nội dung được truyền tải bằng hình thức nhạc kịch đã mang đến cho người dân địa phương sự mới lạ, tò tò và thích thú.
Bạn Trần Phương Anh, 17 tuổi chia sẻ: “Em thấy nghe nhạc kịch có vẻ lạ lạ vui vui nên ra xem. Em cũng không nghĩ là các bạn ấy hát hay thế. Em rất thích cái cảnh cãi nhau theo nhạc của Tây, nghe đúng kiểu cãi nhau ở quê em nhưng mà vẫn lạ lạ hay hay”.
Các vai diễn phản diện khiến khán giả phải "ghét" |
Các cụ già theo dõi vở kịch từ đầu đến khi kết thúc |
Đêm biểu diễn đã thu hút được sự quan tâm chú ý của người dân xã Cự Khê |
Đêm nhạc kịch đã gây ấn tượng mạnh mẽ tới người dân nơi đây |
Đồng thời, chương trình góp phần giải quyết trực tiếp vấn đề ô nhiễm bằng cách cung cấp thông tin về các biện pháp và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo vệ và xử lý nguồn rác.
Bên cạnh đó, hoạt động này cũng góp phần đưa nghệ thuật tới gần hơn với cuộc sống, nhằm phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của người dân tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
Nguyễn Hoa, Hoàng Thu
Bình luận