Sinh ra với cơ thể mang dị tật khiến cho cuộc sống của những đứa trẻ gặp muôn vàn khó khăn. Một số dị tật có thể khắc phục, can thiệp được bằng y học, một số thì không. Và một trong những biến dạng cơ thể thể hiếm gặp, không có cách nào điều trị được, đó là hội chứng “nàng tiên cá”.
Bác sĩ Sanjay Bansode, công tác tại Bệnh viện công Swami Ramanand Teerth ở Ambajogai, Maharashtra, Ấn Độ cho biết, một em bé chào đời cách đây không lâu mang trong mình dị tật “nàng tiên cá” nói trên.
Chân của em bé tạo biến dạng giống như cái đuôi cá, còn các ngón tay thì dính vào giống hệt như vây cá.
Thân trên có chức năng sống nhưng phần thân dưới không phát triển. Giới tính của em bé cũng không rõ ràng do hai chân bị dính liền. Em bé này chỉ nặng 1,8 kg, sống được khoảng 15 phút sau khi chào đời.
Mẹ của bé là cô Diksha Kamble, một người nông dân trồng mía sống. Trả lời báo chí, cô Diksha cho biết không sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian mang thai, mà chỉ đi siêu âm khi thai được 8 tháng.
Hội chứng "nàng tiên cá" hay còn được biết đến với cái tên Sirenomelia, là một dạng rối loạn phát triển bẩm sinh hiếm gặp được đặc trưng bởi hình dạng dị thường của cột sống dưới và chi dưới.
Trẻ sinh ra sẽ có đôi chân không bình thường, trông giống như cái đuôi cá. Hội chứng này thường khiến trẻ thiệt mạng chỉ vài phút sau khi chào đời.
Đây là hội chứng cực kì hiếm gặp, với tỷ lệ chỉ khoảng 1/70.000 ca sinh nở. Theo thống kê, chỉ có khoảng 300 trẻ mắc hội chứng này sống sót sau khi chào đời. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng "nàng tiên cá" ở trẻ vẫn còn là một dấu hỏi.
Trước đây, một trường hợp tương tự cũng từng xảy ra ở Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ vào tháng 12/2017. Em bé "tiên cá" nói trên cũng chỉ sống được 4 giờ sau khi chào đời.
Video: Mắc bệnh lạ, bé gái tăng cân liên tục khó kiểm soát
Bình luận