(VTC News) - Trong khi đa số người dân bày tỏ ủng hộ chính sách thưởng tiền cho gia đình sinh 2 con gái thì nhiều chuyên ra tỏ ra lo ngại.
Còn độc giả Ngo Duc Hieu cho rằng, đây là một chính sách đúng đắn, nhưng để cân bằng tỷ lệ sinh nam - nữ, chính phủ cần có một chính sách đồng bộ, từ nhiều khía cạnh.
Bên cạnh ý kiến đồng tính, không ít người bày tỏ sự nghi ngại trước hiệu quả của đề xuất ưu tiên cho các gia đình sinh con một bề là nữ.Bạn đọc Minh Anh bày tỏ: 'Với người trọng nam khinh nữ thì tư tưởng của họ là quyết tâm có con trai, có khi bằng mọi giá, kể cả ly dị lấy vợ khác'.
Trước chính sách này, các chuyên gia cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung đều cho rằng khó giải quyết được gốc rễ vấn đề.
TS Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện chính sách công và quản lý cho rằng:Tâm lý thích con trai còn chịu nhiều tác động khác lớn hơn, chứ không chỉ về kinh tế, như sức ép từ họ hàng, gia đình...Ông Long cho rằng việc hỗ trợ một lần sẽ không mang lại hiệu quả, kể cả là số tiền lớn, khi trong thâm tâm người ta mong mỏi có con trai.'Nên bỏ tiền làm công tác truyền thông, giáo dục về giới, gia đình thì hơn', ông Long bày tỏ.
Nhiều tranh cãi
Trong khi nhiều người ủng hộ, thì không ít người lo ngại đề án sẽ không hỗ trợ đúng đối tượng chính là những người khó khăn.
GS TS Nguyễn Đình Cử, Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề Xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng:'Nếu thực hiện, sẽ nảy sinh bất bình đẳng, vì bé gái được hỗ trợ tiền, còn con trai lại không.
Thực tế hiện nay, những người theo đuổi sinh con thứ ba thường khá giả, nên không khéo, chính sách này không tác động đến đối tượng chính. Vì thế, tính hiệu quả cần được đặt ra xem xét bài bản'.Tuy nhiên, cũng theo GS Cử, trên tình thế sự mất cân bằng về giới tính đang tăng lên, các giải pháp mang tính chất đột phá như vậy là rất cần thiết.
Còn bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội, khẳng định:'Tôi không tin vào việc cấp tiền cho các gia đình sinh con một bề (nữ) lại góp phần mang lại sự cân bằng giới tính. Mặt khác, nó sẽ gây nên sự mất cân bằng và mất công bằng khác'.
Trong khi đó, ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH - TT - DL thì cho rằng:'Trên góc độ quản lý, đây là sáng kiến về dân số và cả gia đình. Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới cần phải được cụ thể như thế.Dưới góc độ quản lý nhà nước, tôi ủng hộ. Nếu chính sách này được ban hành và thực thi, nó sẽ tác động tới một bộ phận người dân, gia đình đang sinh hai con gái, hoặc các gia đình trẻ'.
Đ. Hồng (Tổng hợp)
Kết quả khảo sát nhanh của Vnexpress.net cho thấy, trong số gần 2.800 người được hỏi, có tới 84% ủng hộ chủ trương khuyến khích các gia đình sinh con gái.
Dân ủng hộ
Vừa sinh cô con gái thứ hai được 6 tháng, chị Chung (Phú Diễn, Hà Nội) rất vui khi biết thông tin sắp tới những gia đình như nhà mình có thể được chính phủ hỗ trợ.'Không phải vì mình quá khó khăn, hai vợ chồng vẫn đủ khả năng nuôi các con, nhưng nếu các cháu được ưu tiên trong quá trình đi học, tạo việc làm... thì vẫn tốt.
Hơn nữa, mình lại có thêm một 'vũ khí' để nói lại những ai châm chọc vì nhà mình chỉ có... vịt giời', chị Chung nói.
Ảnh minh họa |
Còn độc giả Ngo Duc Hieu cho rằng, đây là một chính sách đúng đắn, nhưng để cân bằng tỷ lệ sinh nam - nữ, chính phủ cần có một chính sách đồng bộ, từ nhiều khía cạnh.
Bên cạnh ý kiến đồng tính, không ít người bày tỏ sự nghi ngại trước hiệu quả của đề xuất ưu tiên cho các gia đình sinh con một bề là nữ.Bạn đọc Minh Anh bày tỏ: 'Với người trọng nam khinh nữ thì tư tưởng của họ là quyết tâm có con trai, có khi bằng mọi giá, kể cả ly dị lấy vợ khác'.
Trước chính sách này, các chuyên gia cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung đều cho rằng khó giải quyết được gốc rễ vấn đề.
TS Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện chính sách công và quản lý cho rằng:Tâm lý thích con trai còn chịu nhiều tác động khác lớn hơn, chứ không chỉ về kinh tế, như sức ép từ họ hàng, gia đình...Ông Long cho rằng việc hỗ trợ một lần sẽ không mang lại hiệu quả, kể cả là số tiền lớn, khi trong thâm tâm người ta mong mỏi có con trai.'Nên bỏ tiền làm công tác truyền thông, giáo dục về giới, gia đình thì hơn', ông Long bày tỏ.
Nhiều tranh cãi
Trong khi nhiều người ủng hộ, thì không ít người lo ngại đề án sẽ không hỗ trợ đúng đối tượng chính là những người khó khăn.
GS TS Nguyễn Đình Cử, Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề Xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng:'Nếu thực hiện, sẽ nảy sinh bất bình đẳng, vì bé gái được hỗ trợ tiền, còn con trai lại không.
Thực tế hiện nay, những người theo đuổi sinh con thứ ba thường khá giả, nên không khéo, chính sách này không tác động đến đối tượng chính. Vì thế, tính hiệu quả cần được đặt ra xem xét bài bản'.Tuy nhiên, cũng theo GS Cử, trên tình thế sự mất cân bằng về giới tính đang tăng lên, các giải pháp mang tính chất đột phá như vậy là rất cần thiết.
Còn bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội, khẳng định:'Tôi không tin vào việc cấp tiền cho các gia đình sinh con một bề (nữ) lại góp phần mang lại sự cân bằng giới tính. Mặt khác, nó sẽ gây nên sự mất cân bằng và mất công bằng khác'.
Trong khi đó, ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH - TT - DL thì cho rằng:'Trên góc độ quản lý, đây là sáng kiến về dân số và cả gia đình. Các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới cần phải được cụ thể như thế.Dưới góc độ quản lý nhà nước, tôi ủng hộ. Nếu chính sách này được ban hành và thực thi, nó sẽ tác động tới một bộ phận người dân, gia đình đang sinh hai con gái, hoặc các gia đình trẻ'.
Đ. Hồng (Tổng hợp)
Bình luận