Theo đó, với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước định hướng phát triển mạng đường bay và hạ tầng cơ sở tại các sân bay Nội Bài và Long Thành, đưa những sân bay này trở thành cửa ngõ chính tại Đông Nam Á bằng các đường bay dài, đường bay liên lục địa.
Vietnam Airlines cũng sẽ thực hiện đầu tư và tái cơ cấu đội bay theo hướng sử dụng công nghệ mới, đơn giản về chủng loại và đủ lớn cho mục tiêu phát triển; trong đó có dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp.
Hoàn thành công tác tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp của cả công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên.
Đảm bảo cân đối tài chính, khôi phục tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu tài chính an toàn hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản để tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thu xếp, đảm bảo bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư phát triển.
Tập trung, ưu tiên các dự án chuyển đổi số, năng cao hiệu quả điều hành, tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, trở thành Digital Airlines (hàng không số) trước 2025.
Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), ngoài mục tiêu hoàn hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Cảng Hàng không Long Thành cũng như chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2, ACV cũng được định hướng tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng 22 cảng hàng không hiện hữu theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Mục tiêu cụ thể được “siêu uỷ ban” đặt ra với ACV là phấn đấu đạt tổng công suất thiết kế hành khách thông qua các cảng hàng không do ACV quản lý, khai thác đến năm 2025 là 168 triệu hành khách/năm; 2,5 triệu tấn hàng hóa/năm, đến năm 2030 là 296 triệu hành khách/năm; 3,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Bình luận