• Zalo

Siêu trăng lớn nhất 68 năm đi qua Việt Nam

Thời sựThứ Hai, 14/11/2016 19:06:00 +07:00Google News

Từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người dân rộn ràng, háo hức ngắm siêu trăng lớn nhất trong vòng 68 năm qua và chỉ xuất hiện trở lại sau 18 năm nữa.

Ấn F5 để tiếp tục cập nhật...

15073434_1161088657314520_937767230643970991_n

Siêu trăng đạt mức cực đại lúc 21h ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Nguyễn Vương 

14993341_938337539635632_8656729941919922955_n

Siêu trăng rực sáng qua tán lá ở Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Hiếu 

Video: Siêu trăng rực rỡ trên bầu trời cố đô Huế

15073490_10207608064060009_1765413525601291970_n

Siêu trăng phía trên tòa nhà Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

14980726_10207608064100010_3262194399166304488_n

Ảnh: Tùng Đinh 

15027439_10207608063980007_9097314360371445841_n

Ảnh chụp Siêu trăng từ Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh 

Tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) ngay từ 18h30' đã có hàng trăm người kéo về các điểm trung tâm có vị trí thoáng mát để ngắm siêu trăng như: Quảng trường Đại Nội Huế; cầu Dã Viên... một số người còn chuẩn bị cả ống kính thiên văn để ngắm trăng được rõ hơn.

Video: Bạn trẻ Huế nô nức ngắm Siêu trăng ở Quảng trường Đại Nội

15055839_1161059417317444_4884661177731447174_n-2036

Người dân Thừa Thiên - Huế dùng ống kính thiên văn để ngắm Siêu trăng. Ảnh: Nguyễn Vương.  

15032064_1161059530650766_1825781294477138217_n

 Siêu Trăng ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Nguyễn Vương 

15036575_1850329111864906_2581496129099884222_n

Trước cổng sân vận động Mỹ Đình, hàng trăm người dân tụ tập xem Siêu trăng. Hội thiên văn nghiệp dư Hà nội đã đưa nhiều kính thiên văn đến để người dân theo dõi. Ảnh: Ngọc Thắng. 

20h, người dân ở Thủ đô Hà Nội đã có thể quan sát được Siêu trăng. Từ trên nóc những tòa nhà cao tầng, nhiều người dân dùng các thiết bị chụp ảnh chuyên dụng đã có thể ghi lại hình ảnh mặt trăng to hơn những ngày thường.

14993302_1850341718530312_1356945837384819242_n

Siêu trăng ở Hà Nội lúc 20h50'. Ảnh: Ngọc Thắng

15027582_878793002256243_1034032801145957955_n

Anh Đặng Trần Minh chụp ảnh từ nhà cao tầng khu vực Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội) 

Theo quan sát của PV VTC News, hồi 19h15', tại khu vực biển Đồ Sơn (Hải Phòng), Siêu trăng đang dần lên cao và chiếu sáng cả một vùng biển rộng lớn. Ánh trăng phản chiếu trên mặt biển, tạo nên hình ảnh thơ mộng tuyệt đẹp, mặt biển chỉ có sóng nhẹ.

Video: Cận cảnh siêu mặt trăng ở Đồ Sơn (Hải Phòng) lúc 20h05'

15095070_1442366175777869_7183097353618594174_n

Siêu trăng nhìn từ biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Ảnh: Minh Khang  

14993467_1442368619110958_7328776796250767091_n

Siêu trăng sáng rực vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Ảnh: Minh Khang.  

Lúc 19h10', PV VTC News tại Lâm Đồng cho biết, trăng đang trườn mình khỏi những dãy núi thơ mộng. Những con đường đèo ngoằn ngoèo được chiếu sáng bởi Siêu trăng đang sáng rực.

15037321_288328298231251_1598772564350582310_n

Siêu trăng tại Hồ xuân Hương- Ảnh : Mạnh Hà 

15032713_288281888235892_8888991902743717600_n

 Mặt trăng sáng rực ở Lâm Đồng. Ảnh: Thanh Hải.

Trao đổi với PV VTC News, bà Vũ Thị Khoa ở Nông Cống - Thanh Hóa cho biết: "Nghe báo đài đưa tin tối nay có siêu trăng, tôi đã thu xếp công việc từ chiều để ngắm trăng từ chập tối."

14993532_1262039637192873_3067067995313517622_n

 Bà Vũ Thị Khoa ở Nông Cống - Thanh Hóa ngắm Siêu trăng. Ảnh: Lê Ban

Đúng 20h52' đêm nay (14/11), Siêu trăng kỷ lục sẽ xuất hiện ở Việt Nam, nhưng từ chiều nay, trên các diễn đàn, nhiều người đã lên kế hoạch để chào đón sự kiện này ở những nơi đặc biệt nhất.

Bạn Hoàng Nam (một nhân viên công nghệ) đã chia sẻ trên Facebook: "70 năm mới có một lần, không thể bỏ lỡ cơ hội này được. Giờ mình và nhóm bạn đã có mặt ở Tam Đảo rồi. Dự là tối nay Trăng sẽ rất to và sáng..."

truc-tiep-nguoi-dan-ca-nuoc-hao-huc-ngam-sieu-trang-lon-nhat-68-nam-173424

Mặt trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. 

Cùng nghe lời khuyên của các chuyên gia, vùng núi cao sẽ xem Siêu trăng rõ nhất, facebooker Bình Boong đã cùng bạn bè vượt 70km từ Hà Nội về Hòa Bình để đón xem sự kiện này.

"Thời tiết Hà Nội dự báo sẽ có nhiều mây nên từ chiều nay, mình và bạn bè đã đi xe máy lên Hòa Bình. Nơi đây cao hơn Hà Nội, đứng từ khu vực thủy điện Hòa Bình chắc sẽ theo dõi dễ hơn. Mong là sẽ chụp được nhiều ảnh đẹp" - Binh Boong chia sẻ.

Trước đó, theo trang tin thiên văn space.com, Siêu trăng sẽ tròn nhất và sáng nhất vào lúc 13h52 ngày 14/11 theo giờ GMT, tức là khoảng 20h52 cùng ngày theo giờ Việt Nam. Trong sự kiện đặc biệt này, mặt trăng sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường.

Các chuyên gia thiên văn cho biết, người dân khu vực phía tây Bắc Mỹ và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát siêu trăng rõ nét nhất.

14980834_1262028463860657_7992618397218631490_n

Trăng tròn thông thường (trái) so với trăng tại cận điểm/siêu trăng - Ảnh: do Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cung cấp 

Lần gần đây nhất Siêu trăng loại này xuất hiện là năm 1948 và nếu bỏ lỡ trong đêm nay thì con người phải chờ tới năm 2034 mới có thể được quan sát lại.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, Siêu trăng là hiện tượng trăng tròn xảy ra trùng hoặc gần trùng với thời điểm mặt trăng đến gần với trái đất nhất trong chu kì của nó.

Theo NASA, khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất đêm nay chỉ là 225.623 dặm, trong khi đó điểm xa nhất trong quỹ đạo này là 252.088 dặm và khoảng cách trung bình của nó là 238.855 dặm.

Theo các chuyên gia, người dân ở khu vực nông thôn, miền núi sẽ có cơ hội nhìn mặt trăng sáng, đẹp hơn. Có hai vị trí lý tưởng nhất đó là ngắm trăng trên bãi biển dài có cát trắng và ngắm siêu trăng trên núi.

Đối với người sống ở các đô thị, tầng thượng của những tòa nhà chọc trời hay quanh những bờ hồ rộng chính là vị trí "đắc địa" nhất.

Video: Thời gian, địa điểm, cách ngắm siêu trăng ở Việt Nam

Ngoài ra, nếu chọn vị trí gần công trình mang tính biểu tượng một tòa nhà, bức tượng hoặc cây cầu nổi tiếng, mọi người sẽ dễ nhận thấy kích thước khổng lồ của Mặt trăng hoàn toàn lấn át những công trình này. Đây cũng sẽ là một trải nghiệm thú vị khi ngắm Siêu trăng.

Người quan sát Siêu trăng nên chọn chỗ tối, tránh ánh sáng nhân tạo càng nhiều càng tốt bởi vì mắt cần tránh tiếp xúc với ánh sáng trắng trong khoảng 20 phút mới có thể hoàn toàn thích nghi và chiêm ngưỡng được toàn cảnh.

Nhóm PV
Bình luận
vtcnews.vn