Liên Xô chính thức đưa vào vận hành tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba thuộc Đề án 949 K-525, mang tên Arkhangelsk. Tàu ngầm được bàn giao cho Hải quân Liên Xô vào ngày 30/12/1980.
Dự án chế tạo Arkhangelsk được phòng thiết kế Rubin phát triển. Theo đó, nhiệm vụ chính của tàu ngầm hạt nhân này là chống lại đội hình tàu sân bay của Mỹ.
"Baton" là cái tên gọi không chính thức mà Hải quân Liên Xô, và sau đó Hải quân Nga dành cho các tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án 949 và 949A. Ngoài ra, siêu tàu ngầm này còn có tên gọi khác là "sát thủ hàng không mẫu hạm".
Điểm khác biệt của Đề án 949 K-525 so với các dự án trước đó là sử dụng hệ thống điều khiển mới, vỏ tàu làm bằng thép cường độ cao, cùng với hệ thống vũ khí hiện đại.
Việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba nằm dưới giám sát của lãnh đạo nhà máy đóng tàu Sevmash Grigory Prosyankin. Các cuộc kiểm tra được thực hiện liên tục, ít nhất 3 lần/ngày.
Để đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân này, nhà máy đóng tàu của Liên Xô thậm chí còn xây dựng ụ nổi và nhà xưởng có mái che lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
Ngoài ra, các công nghệ và giải pháp thiết kế mới đã được sử dụng trong quá trình xây dựng con tàu. Nhờ đó, Đề án 949 K-525 có được những đặc tính tốt nhất của tàu ngầm, như về độ sâu, tốc độ, khả năng cơ động vượt qua các tàu ngầm của các dự án khác.
Công suất của nhà máy điện hạt nhân trên tàu Arkhangelsk là 100.000 mã lực. Cho đến ngày nay chưa có lò phản ứng nào có cường độ năng lượng mạnh tương tự.
Về khả năng chiến đấu Arkhangelsk vượt hơn một bậc so với tàu ngầm cùng thế hệ. Tên lửa Granit được lắp đặt trên tàu ngầm là hệ thống vũ khí nguyên bản có hiệu quả chiến đấu cao.
Về cơ số đạn, tàu hạt nhân Arkhangelsk vượt trội gấp 3 lần so với các tàu ngầm Liên Xô tương tự của thế hệ thứ hai.
Bình luận