Lần cuối cùng mà siêu núi lửa Yellowstone phun trào là cách đây 640.000 năm, nhưng các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng các vụ phun trào ở đây đang diễn ra với tần suất cao nhất trong vòng 300 năm qua. Vì thể không loại trừ khả năng 11.000 mét khối dung nham nằm dưới lòng đất ở công viên Yellowstone có thể phun trào bất cứ lúc nào.
Theo Daily Star, nếu "thức giấc", Yellowstone sẽ ngay lập tức cướp đi sinh mạng của 87.000 người và quét sạch một khu vực rộng lớn của Mỹ.
Kéo theo đó, thế giới sẽ rơi vào một "mùa đông hạt nhân", bầu khí quyển sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi tro và các chất độc khác. Điều này sẽ đe dọa tới sự sống của hàng triệu người trên Trái đất.
Trong lần phun trào gần đây nhất, Yellowstone đã tạo ra đám mây bụi khổng lồ, bao phủ cả một vùng Bắc Mỹ, đồng thời làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các nhà địa chất học nhận định rằng "sức công phá" của Yellowstone nếu phun trào sẽ mạnh gấp 6000 lần so với vụ phun trào của núi lửa St Helens diễn ra ngày 18/5/1980 khiến 57 người chết và là thảm họa núi lửa thảm khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Video: Vận động viên liều lĩnh nhảy xuống dốc núi lửa đang hoạt động
Yellowstone cùng với siêu núi lửa ở Toba, New Zealand và Tamu Massif là một trong bốn quả bom hẹn giờ đang đe dọa sự sống của nhân loại. Theo tính toán của giời chuyên gia, tỳ lệ các núi lửa này phun trào trong khoảng 80 năm nữa là 5-10%.
Bình luận