Siêu máy bay quân sự Tu-160M2 đang chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong năm nay sau khi được nâng cấp.
Tầm bay của mẫu máy bay ném bom hiện đại còn được mệnh danh là Thiên nga Trắng này nay có thể đạt hàng nghìn km và vượt ra ngoài tầm với của mọi hệ thống phòng không.
Đến ranh giới vũ trụ
Giới quan sát quân sự Nga giải thích Tu-160m2 được nâng cấp để có thể bay vào tầng bình lưu là để "dễ dàng vượt qua hệ thống tên lửa phòng không, và chống tên lửa của đối phương" do các hệ thống phòng không hiện có trên thế giới chưa thể đạt tới tầm cao đó.
Tuy nhiên, bay cao như vậy không phải là nhiệm vụ bắt buộc của Thiên nga Trắng. Tu-160m2 còn có thể ném bom kẻ thù ví dụ bằng tên lửa có cánh Х-101, có tầm bay xa đến 5.500 km, mà không bị lọt vào tầm ngắm của hệ thống phòng không.
Ngoài ra, các máy bay đánh chặn không thể bay lên đến tầng bình lưu, đây cũng là một lợi thế chắc chắn cho loại máy bay chiến lược siêu thanh Tu-160M2.
Không phải tự nhiên mà tạp chí National Interest của Mỹ đánh giá Tu-160M2 sau khi được cải tiến sẽ trở thành vũ khí trụ cột của không quân Nga trong tương lai.
Tu-160M2 (Mỹ định danh là Blackjack) được nâng cấp từ phiên bản Tu-160 thời Liên Xô và có hệ thống đảm bảo chiến đấu siêu hiện đại, cũng như được trang bị động cơ tuốc bin phản lực NK-32 phiên bản mới nhất, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu.
Video: "Thiên nga trắng" Tu-160 nhả tên lửa oanh tạc IS
Tu-160M2 có thể tăng tốc lên 2 Mach (khoảng 2.500 km/h) và mang tên lửa hành trình tầm xa Х-101/102 trên khoang, tên lửa này được phóng từ ngoài vùng ngắm của hệ thống phòng không. Chính nhờ đó Х-101/102 cho phép máy bay thâm nhập vào vùng trời được bảo vệ của đối phương và tấn công từ xa.
Chuyến cất cánh đầu tiên của Tu-160M2 có thể diễn ra vào năm 2019. Bộ Quốc phòng Nga thông báo có thể được chế tạo hàng loạt Thiên nga Trắng từ năm 2023. Không quân Nga dự định sẽ đặt hàng 50 chiếc đầu tiên.
Bình luận