Dự án Saigon Atlantis Hotel do Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng vốn 4,1 tỷ USD, được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007.
Dự án khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Bà Rịa-Vũng Tàu. Dự án Saigon Atlantic Hotel được quy hoạch xây dựng trên diện tích 297 héc ta ở phường 11 và 12 của thành phố Vũng Tàu và hơn 600 héc ta diện tích mặt nước biển.
Theo giới thiệu của chủ đầu tư, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ gồm khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, các khu vui chơi người lớn, trẻ em, sân gôn, khu mua sắm cao cấp, trung tâm hội nghị, khu thể dục thể thao, biệt thự cao cấp...
Còn theo kế hoạch, trong năm 2009 chủ đầu tư dự án sẽ được giao 100 héc ta đất để khởi công. Và để thể hiện thiện chí, từ tháng 4/2007 đến tháng 6/2008, chủ đầu tư đã ứng trước 98 tỷ đồng tiền thuê đất để hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay, dự án liên tục gặp các khó khăn, vướng mắc khiến cho chủ đầu tư chưa thể khởi động dự án.
Theo Công ty TNHH Winvest Investment, suốt thời gian qua, công ty đã tích cực triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư xây dựng như đo vẽ địa chính, địa hình, cắm mốc ranh đất, thiết kế công trình, đánh giá tác động môi trường, rà phá bom mìn, thỏa thuận độ cao xây dựng… để khởi công xây dựng nhằm bảo đảm tiến độ dự án như yêu cầu đã đặt ra.
Đến nay, chủ đầu tư đã được giao và cho thuê 87ha trên tổng số 307ha đất của dự án, được UBND tỉnh có văn bản số 6504/UBND-VP ngày 9/11/2011 cho phép công ty thực hiện san lấp mặt bằng trên diện tích đã giao và cho thuê.
Trên cơ sở diện tích đất được giao và thuê, cũng như chủ trương cho phép thực hiện việc san lấp mặt bằng, chủ đầu tư đã tiến hành làm các thủ tục như nhận đất, xác định tiền thuê đất, lập hồ sơ thiết kế san lấp mặt bằng trình Sở Xây dựng để triển khai thi công.
“Tuy nhiên, công việc đang gấp rút triển khai thì ngày 4/1/2012, Sở Xây dựng có văn bản số 11/SXD yêu cầu công ty phải điều chỉnh lại bản vẽ tổng mặt bằng khu vực san lấp với diện tích 28ha để giữ nguyên hồ điều hòa Cửa Lấp.
Như vậy, việc san lấp chỉ được thực hiện với diện tích 28ha trên tổng số 87ha đất đã được giao. Theo quy hoạch 1/500 của dự án đã được phê duyệt thì khu vực không được san lấp là vị trí của các hạng mục chính của công trình”, ông Trần Văn Sơn, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Winvest Investment cho hay.
Theo ông Trần Văn Sơn, việc chưa thực hiện san lấp mặt bằng bởi lý do nêu trên khiến cho chủ đầu tư gặp khó trong việc tổ chức khởi công, xây dựng các hạng mục chính, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Mặt khác, chủ đầu tư cũng không gặp thuận lợi khi thực hiện dự án do vị trí đất không liền khoảnh (da beo so với tổng thể của dự án), không trùng với các hạng mục xây dựng chính, vẫn còn một số hộ dân không chịu di dời.
Ông Peter Luu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Winvest Investmen Việt Nam cũng cho biết: Hiện nay, hồ sơ thiết kế cho tất cả các hạng mục công trình đã được thực hiện trên cơ sở 1/500 Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa chức năng Saigon Atlantis Hotel đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Theo đó, không có hạng mục hồ điều hòa Cửa Lấp diện tích khoảng 45ha như yêu cầu của Sở Xây dựng. Trong xây dựng theo quy hoạch 1/500 của dự án đã được tỉnh phê duyệt, Công ty đã thiết kế phần diện tích mặt nước khoảng 32ha. Với diện tích mặt nước này, cũng như các yêu cầu thiết kế phù hợp, bảo đảm được công tác điều hòa thoát nước của hồ điều hòa Cửa Lấp.
Hiện nay, Công ty đã kiến nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan cho phép công ty được xây dựng hạng mục công trình theo vị trí đã được phê duyệt trên bản vẽ quy hoạch 1/500.
Ngoài ra, Công ty cũng đề nghị tính tiền thuê đất cho 307ha đất sau khi đã trừ 98 tỷ đồng (tiền công ty đã nộp trong 2 năm 2007-2008) và sớm nhận 220ha đất còn lại để làm các thủ tục tiến hành san lấp.
“Nếu được giải quyết các vướng mắc trên, chúng tôi cam kết thực hiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa dự án đi vào hoạt động”, ông Peter Luu nói.
Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Vũng Tàu, vướng mắc lớn nhất dẫn đến việc chậm triển khai dự án là khâu giải phóng mặt bằng do địa phương không có đủ kinh phí. Nếu có nguồn kinh phí nhà đầu tư nộp (tiền thuê đất) thì tỉnh sẽ dễ dàng giải phóng toàn bộ phần diện tích còn lại của dự án.
Khó khăn mới của dự án lại phát sinh vì theo luật định, công ty phải đóng tiền thuê đất tính vào thời điểm giao đất (là tháng 11-2012), trong khi nhà đầu tư đã ứng tiền thuê đất từ năm 2007 và 2008. Theo tính toán của tỉnh, chỉ riêng khoản chênh lệch tiền thuê đất ở hai thời điểm đã lên tới 800 tỉ đồng.
Mong muốn của nhà đầu tư là được tính tiền thuê đất theo giá của thời điểm 2007-2008, trong khi điều này lại vượt quá thẩm quyền của tỉnh.
Đến nay tỉnh đã bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án được 214,9 héc ta; đã chi trả 261 tỷ đồng, trong đó 163 tỉ đồng từ nguồn ngân sách, 98 tỷ đồng là khoản ứng tiền thuê đất của nhà đầu tư. Dự kiến kinh phí bồi thường diện tích còn lại (82,4 héc ta) là hơn 600 tỉ đồng.
Nhiều nguồn tin cho biết, do còn nhiều vướng mắc liên quan đến chuyện tính toán đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng, nên một số hộ dân cũng không chịu di dời.
Để tháo gỡ khó khăn cho dự án này, mới đây, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất, trước mắt sẽ làm việc lại với chủ đầu tư để xác định khả năng triển khai dự án; đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư sớm hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 để cơ quan chức năng phê duyệt làm cơ sở tính thuế cụ thể.
Lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị Sở Tài chính tham mưu cho tỉnh gửi các văn bản kiến nghị về xác định lại giá thuê đất đối với dự án Sài Gòn Atlantis Hotel lên Bộ Tài chính.
Trong khi chờ các giải pháp "gỡ khó" cho dự án này, Saigon Atlantis Hotel đã nằm "bất động" tới 7 năm và chưa biết đến bao giờ sẽ tái khởi động trở lại.
Châu Anh
Siêu dự án đắp chiếu 7 năm |
Theo giới thiệu của chủ đầu tư, khi đi vào hoạt động, dự án sẽ gồm khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, các khu vui chơi người lớn, trẻ em, sân gôn, khu mua sắm cao cấp, trung tâm hội nghị, khu thể dục thể thao, biệt thự cao cấp...
Còn theo kế hoạch, trong năm 2009 chủ đầu tư dự án sẽ được giao 100 héc ta đất để khởi công. Và để thể hiện thiện chí, từ tháng 4/2007 đến tháng 6/2008, chủ đầu tư đã ứng trước 98 tỷ đồng tiền thuê đất để hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay, dự án liên tục gặp các khó khăn, vướng mắc khiến cho chủ đầu tư chưa thể khởi động dự án.
Theo Công ty TNHH Winvest Investment, suốt thời gian qua, công ty đã tích cực triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư xây dựng như đo vẽ địa chính, địa hình, cắm mốc ranh đất, thiết kế công trình, đánh giá tác động môi trường, rà phá bom mìn, thỏa thuận độ cao xây dựng… để khởi công xây dựng nhằm bảo đảm tiến độ dự án như yêu cầu đã đặt ra.
Đến nay, chủ đầu tư đã được giao và cho thuê 87ha trên tổng số 307ha đất của dự án, được UBND tỉnh có văn bản số 6504/UBND-VP ngày 9/11/2011 cho phép công ty thực hiện san lấp mặt bằng trên diện tích đã giao và cho thuê.
Trên cơ sở diện tích đất được giao và thuê, cũng như chủ trương cho phép thực hiện việc san lấp mặt bằng, chủ đầu tư đã tiến hành làm các thủ tục như nhận đất, xác định tiền thuê đất, lập hồ sơ thiết kế san lấp mặt bằng trình Sở Xây dựng để triển khai thi công.
“Tuy nhiên, công việc đang gấp rút triển khai thì ngày 4/1/2012, Sở Xây dựng có văn bản số 11/SXD yêu cầu công ty phải điều chỉnh lại bản vẽ tổng mặt bằng khu vực san lấp với diện tích 28ha để giữ nguyên hồ điều hòa Cửa Lấp.
Như vậy, việc san lấp chỉ được thực hiện với diện tích 28ha trên tổng số 87ha đất đã được giao. Theo quy hoạch 1/500 của dự án đã được phê duyệt thì khu vực không được san lấp là vị trí của các hạng mục chính của công trình”, ông Trần Văn Sơn, Phó tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Winvest Investment cho hay.
Theo ông Trần Văn Sơn, việc chưa thực hiện san lấp mặt bằng bởi lý do nêu trên khiến cho chủ đầu tư gặp khó trong việc tổ chức khởi công, xây dựng các hạng mục chính, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Mặt khác, chủ đầu tư cũng không gặp thuận lợi khi thực hiện dự án do vị trí đất không liền khoảnh (da beo so với tổng thể của dự án), không trùng với các hạng mục xây dựng chính, vẫn còn một số hộ dân không chịu di dời.
Ông Peter Luu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Winvest Investmen Việt Nam cũng cho biết: Hiện nay, hồ sơ thiết kế cho tất cả các hạng mục công trình đã được thực hiện trên cơ sở 1/500 Khu du lịch nghỉ mát giải trí đa chức năng Saigon Atlantis Hotel đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Theo đó, không có hạng mục hồ điều hòa Cửa Lấp diện tích khoảng 45ha như yêu cầu của Sở Xây dựng. Trong xây dựng theo quy hoạch 1/500 của dự án đã được tỉnh phê duyệt, Công ty đã thiết kế phần diện tích mặt nước khoảng 32ha. Với diện tích mặt nước này, cũng như các yêu cầu thiết kế phù hợp, bảo đảm được công tác điều hòa thoát nước của hồ điều hòa Cửa Lấp.
Hiện nay, Công ty đã kiến nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan cho phép công ty được xây dựng hạng mục công trình theo vị trí đã được phê duyệt trên bản vẽ quy hoạch 1/500.
Ngoài ra, Công ty cũng đề nghị tính tiền thuê đất cho 307ha đất sau khi đã trừ 98 tỷ đồng (tiền công ty đã nộp trong 2 năm 2007-2008) và sớm nhận 220ha đất còn lại để làm các thủ tục tiến hành san lấp.
“Nếu được giải quyết các vướng mắc trên, chúng tôi cam kết thực hiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa dự án đi vào hoạt động”, ông Peter Luu nói.
Tuy nhiên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Vũng Tàu, vướng mắc lớn nhất dẫn đến việc chậm triển khai dự án là khâu giải phóng mặt bằng do địa phương không có đủ kinh phí. Nếu có nguồn kinh phí nhà đầu tư nộp (tiền thuê đất) thì tỉnh sẽ dễ dàng giải phóng toàn bộ phần diện tích còn lại của dự án.
Khó khăn mới của dự án lại phát sinh vì theo luật định, công ty phải đóng tiền thuê đất tính vào thời điểm giao đất (là tháng 11-2012), trong khi nhà đầu tư đã ứng tiền thuê đất từ năm 2007 và 2008. Theo tính toán của tỉnh, chỉ riêng khoản chênh lệch tiền thuê đất ở hai thời điểm đã lên tới 800 tỉ đồng.
Mong muốn của nhà đầu tư là được tính tiền thuê đất theo giá của thời điểm 2007-2008, trong khi điều này lại vượt quá thẩm quyền của tỉnh.
Đến nay tỉnh đã bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án được 214,9 héc ta; đã chi trả 261 tỷ đồng, trong đó 163 tỉ đồng từ nguồn ngân sách, 98 tỷ đồng là khoản ứng tiền thuê đất của nhà đầu tư. Dự kiến kinh phí bồi thường diện tích còn lại (82,4 héc ta) là hơn 600 tỉ đồng.
Nhiều nguồn tin cho biết, do còn nhiều vướng mắc liên quan đến chuyện tính toán đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng, nên một số hộ dân cũng không chịu di dời.
Để tháo gỡ khó khăn cho dự án này, mới đây, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất, trước mắt sẽ làm việc lại với chủ đầu tư để xác định khả năng triển khai dự án; đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư sớm hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 để cơ quan chức năng phê duyệt làm cơ sở tính thuế cụ thể.
Lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị Sở Tài chính tham mưu cho tỉnh gửi các văn bản kiến nghị về xác định lại giá thuê đất đối với dự án Sài Gòn Atlantis Hotel lên Bộ Tài chính.
Trong khi chờ các giải pháp "gỡ khó" cho dự án này, Saigon Atlantis Hotel đã nằm "bất động" tới 7 năm và chưa biết đến bao giờ sẽ tái khởi động trở lại.
Châu Anh
Bình luận