Để làm siêu dự án thủy điện sông hồng, chủ đầu tư đã xin hàng loạt các ưu đãi về thuế, về giá điện và xin cho phép được tổ chức nạo vét luồng tàu kết hợp tận thu sản phẩm.
Xin hàng loạt ưu đãi
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt dự án giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng.
Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup (trước là Tập đoàn Xuân Thành, do ông Nguyễn Đức Thụy hay còn gọi là "bầu" Thuỵ làm Chủ tịch HĐQT), đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng). Nếu được chấp thuận dự án sẽ triển khai trong sáu năm (2016-2021).
Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư là công ty Xuân Thiện đã xin hàng loạt ưu đãi như hỗ trợ giá bán điện; có lộ trình tăng giá điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy; miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến khi hoàn vốn…
Cụ thể, cho phép được tổ chức nạo vét luồng tàu kết hợp tận thu sản phẩm. Cho áp dụng giá bán điện đặc thù với các nhà máy phát điện trong dự án, có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy, chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình. Theo đó, mức giá bán điện 5 năm đầu là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo là 2.380 đồng/kWh; các năm tiếp theo tối thiểu là 2.970 đến 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.
Đồng thời, đơn vị đề xuất dự án cũng đề nghị được miễn 4 loại thuế gồm: Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm hoàn vốn. Ngoài ra, việc thu phí với phương tiện được thay đổi 3 năm/lần. Mức phí tàu thuyền dự kiến từ 10 - 15 nghìn đồng/tấn đoạn Việt Trì - Yên Bái, và 40 - 45 nghìn đồng/tấn đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Chắc chắn ảnh hưởng tới môi trường
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 5/5, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng thừa nhận: "Dự án này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình họ dự kiến nạo vét dòng sông, xây dựng các đập thủy điện thì cần phải có đánh giá tác động môi trường, tức là ở bước lập dự án tiền khả thi".
Trao đổi với Tuổi Trẻ về siêu dự án này, ông Tạ Văn Hường - chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch VN - cho rằng việc đầu tư 6 thủy điện, công suất 228 MW thì không còn là thủy điện nhỏ nữa. Muốn đánh giá chi tiết dự án tốt hay chưa tốt phải có đề án cụ thể.
"Về lý thuyết thì hoàn toàn có thể làm thủy điện ngay cả khi không có cột nước cao, tuy nhiên ông Hường băn khoăn việc nâng mực nước, làm đập lẫn âu tàu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân chứ không đơn giản như các nghiên cứu ban đầu của chủ đầu tư. “Cần hết sức cẩn trọng” - ông Hường nói.
Bà Ngụy Thị Khanh - giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) - tỏ ra bất ngờ khi có ý tưởng làm thủy điện trên sông Hồng.
Theo bà, các dòng sông nhánh hiện đã bị “băm nát” để làm thủy điện, chỉ còn dòng chính nhưng với dự án này dòng chính cũng bị chặn làm 6 khúc. Bà Khanh tỏ ra lo lắng nếu làm thủy điện ở sông Hồng bởi thủy điện sẽ điều tiết dòng chảy.
“Trước đây đồng ruộng còn có phù sa, sau khi nhiều thủy điện vào, phù sa ít hẳn, mùa lũ có khi còn trơ đáy sông” - bà Khanh nói.
Theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, về cơ bản, việc đầu tư các dự án thủy điện phải xem đến tác động rừng và các hồ, đập. Dù dự án thủy điện mà Tập đoàn này đề xuất là dự án có quy mô nhỏ nhưng nếu là các đập liên hoàn ở các tỉnh trung du - miền núi cũng cần cân nhắc đến môi sinh để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Là người làm thủy lợi, đê điều hàng chục năm, ông Nguyễn Ty Niên nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Bộ NN&PTNT) đã đúc rút ra một điều xương máu, khi làm bất cứ công trình gì trên sông Hồng đều đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể và phải tuân theo quy luật.
Do đó, việc xây dựng 6 đập dâng nước phục vụ 6 nhà máy thủy điện sẽ phá vỡ quy luật tất yếu của sông Hồng.
“Trong khi con sông còn phải đảm bảo giao thông và các vấn đề khác, nếu xây các đập dâng trên sông Hồng, giao thông sẽ như thế nào và khi đóng các đập ở đây, họ nói cứu được các tỉnh trung lưu nhưng các tỉnh vùng hạ lưu sẽ như thế nào? Câu hỏi đó vẫn chưa được trả lời”, ông Nguyễn Ty Niên phân tích.
Ngọc Vy(tổng hợp)
Xin hàng loạt ưu đãi
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt dự án giao thông đường thuỷ xuyên Á và thuỷ điện trên sông Hồng.
Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn ThaiGroup (trước là Tập đoàn Xuân Thành, do ông Nguyễn Đức Thụy hay còn gọi là "bầu" Thuỵ làm Chủ tịch HĐQT), đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Dự án vận tải thủy và thủy điện trên sông Hồng còn nhiều hệ lụy chưa tính hết. (Ảnh minh họa: Internet) |
Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư là công ty Xuân Thiện đã xin hàng loạt ưu đãi như hỗ trợ giá bán điện; có lộ trình tăng giá điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy; miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến khi hoàn vốn…
Cụ thể, cho phép được tổ chức nạo vét luồng tàu kết hợp tận thu sản phẩm. Cho áp dụng giá bán điện đặc thù với các nhà máy phát điện trong dự án, có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy, chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình. Theo đó, mức giá bán điện 5 năm đầu là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo là 2.380 đồng/kWh; các năm tiếp theo tối thiểu là 2.970 đến 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.
Đồng thời, đơn vị đề xuất dự án cũng đề nghị được miễn 4 loại thuế gồm: Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm hoàn vốn. Ngoài ra, việc thu phí với phương tiện được thay đổi 3 năm/lần. Mức phí tàu thuyền dự kiến từ 10 - 15 nghìn đồng/tấn đoạn Việt Trì - Yên Bái, và 40 - 45 nghìn đồng/tấn đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Chắc chắn ảnh hưởng tới môi trường
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 5/5, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cũng thừa nhận: "Dự án này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình họ dự kiến nạo vét dòng sông, xây dựng các đập thủy điện thì cần phải có đánh giá tác động môi trường, tức là ở bước lập dự án tiền khả thi".
Trao đổi với Tuổi Trẻ về siêu dự án này, ông Tạ Văn Hường - chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch VN - cho rằng việc đầu tư 6 thủy điện, công suất 228 MW thì không còn là thủy điện nhỏ nữa. Muốn đánh giá chi tiết dự án tốt hay chưa tốt phải có đề án cụ thể.
"Về lý thuyết thì hoàn toàn có thể làm thủy điện ngay cả khi không có cột nước cao, tuy nhiên ông Hường băn khoăn việc nâng mực nước, làm đập lẫn âu tàu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân chứ không đơn giản như các nghiên cứu ban đầu của chủ đầu tư. “Cần hết sức cẩn trọng” - ông Hường nói.
Bà Ngụy Thị Khanh - giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) - tỏ ra bất ngờ khi có ý tưởng làm thủy điện trên sông Hồng.
Theo bà, các dòng sông nhánh hiện đã bị “băm nát” để làm thủy điện, chỉ còn dòng chính nhưng với dự án này dòng chính cũng bị chặn làm 6 khúc. Bà Khanh tỏ ra lo lắng nếu làm thủy điện ở sông Hồng bởi thủy điện sẽ điều tiết dòng chảy.
“Trước đây đồng ruộng còn có phù sa, sau khi nhiều thủy điện vào, phù sa ít hẳn, mùa lũ có khi còn trơ đáy sông” - bà Khanh nói.
Theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, về cơ bản, việc đầu tư các dự án thủy điện phải xem đến tác động rừng và các hồ, đập. Dù dự án thủy điện mà Tập đoàn này đề xuất là dự án có quy mô nhỏ nhưng nếu là các đập liên hoàn ở các tỉnh trung du - miền núi cũng cần cân nhắc đến môi sinh để tránh những tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Là người làm thủy lợi, đê điều hàng chục năm, ông Nguyễn Ty Niên nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Bộ NN&PTNT) đã đúc rút ra một điều xương máu, khi làm bất cứ công trình gì trên sông Hồng đều đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể và phải tuân theo quy luật.
Do đó, việc xây dựng 6 đập dâng nước phục vụ 6 nhà máy thủy điện sẽ phá vỡ quy luật tất yếu của sông Hồng.
“Trong khi con sông còn phải đảm bảo giao thông và các vấn đề khác, nếu xây các đập dâng trên sông Hồng, giao thông sẽ như thế nào và khi đóng các đập ở đây, họ nói cứu được các tỉnh trung lưu nhưng các tỉnh vùng hạ lưu sẽ như thế nào? Câu hỏi đó vẫn chưa được trả lời”, ông Nguyễn Ty Niên phân tích.
Ngọc Vy(tổng hợp)
Bình luận