Các chuyên gia NASA ước tính có 12% khả năng một cơn bão mặt trời khổng lồ tương tự sự kiện 1859 sẽ tác động đến trái đất trong 10 năm tới.
Năm 2012, trái đất đã may mắn thoát khỏi một cơn bão mặt trời trong gang tấc, với sức hủy diệt đủ để đưa văn minh nhân loại trở về thế kỷ 18.
Washington Post cho biết, ngày 23/7/2012, hai đợt phun trào vật chất ở vành nhật hoa (CME) đã thoát khỏi bề mặt của mặt trời và chỉ cách nhau 15 phút. Chúng cùng lao vào không gian với tốc độ hơn 3.000 km/giờ.
Nếu hai đợt phun trào này nổ ra sớm hơn 9 ngày thì trái đất đã hứng trọn cơn bão, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.
"Nếu bị trúng cơn bão đó, giờ đây chúng ta vẫn đang phải thu dọn những mảnh vụn. Trái đất và những công dân của mình đã vô cùng may mắn", nhà vật lý Daniel Baker của Đại học Colorado (Mỹ) cho NASA biết.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Space Weather, vệ tinh STEREO đã hứng trọn "cơn thịnh nộ" của mặt trời.
Kết quả thu được cho thấy, đây là trận bão mạnh nhất trong 150 năm qua. Nó còn kinh hoàng hơn sự kiện Carrington năm 1859, cũng là cơn bão mặt trời mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Khi đó, cơn bão đã phá hỏng toàn bộ các đường dây điện thoại và làm ảnh hưởng tới hệ thống điện báo ở châu Âu, Bắc Mỹ.
Xã hội hiện đại ngày càng phụ thuộc hơn vào các thiết bị điện tử, vốn là mục tiêu dễ dàng bị hủy hoại bởi các CME. Nếu trái đất bị cơn bão mặt trời này tấn công, con người thậm chí không thể ấn nút xả trong toa-lét. Tổn thất về kinh tế có thể lên tới 2.000 tỷ USD, gấp 20 lần thiệt hại do cơn bão Katrina gây ra. Nhiều máy biến thế có thể mất đến hai năm để phục hồi hoạt động.
Các chuyên gia cho biết, bão mặt trời hình thành từ một vụ nổ trên bề mặt "hành tinh lửa", còn được gọi là lửa mặt trời. Vụ nổ sẽ phóng ra các tia X và tia UV về phía Trái đất với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, chỉ vài giờ sau khi vụ nổ xảy ra, các hạt mang điện tích (electron và proton) sẽ làm chập các vệ tinh và phá hủy các thiết bị điện tử trên đó.
Tiếp theo, các đám mây từ plasma được hình thành và thường mất hơn một ngày để di chuyển đến Trái đất.
Tất nhiên, các đám mây này thường bị lớp từ trường bao quanh Trái đất làm chuyển hướng, nhưng trong trường hợp chúng đủ mạnh để xuyên ra "lớp áo giáp" này thì những hậu quả gây ra sẽ là một thảm họa thực sự.
Các chuyên gia NASA ước tính có 12% khả năng một cơn bão mặt trời khổng lồ tương tự sự kiện 1859 sẽ tác động đến trái đất trong 10 năm tới.
Theo Zing
Năm 2012, trái đất đã may mắn thoát khỏi một cơn bão mặt trời trong gang tấc, với sức hủy diệt đủ để đưa văn minh nhân loại trở về thế kỷ 18.
Washington Post cho biết, ngày 23/7/2012, hai đợt phun trào vật chất ở vành nhật hoa (CME) đã thoát khỏi bề mặt của mặt trời và chỉ cách nhau 15 phút. Chúng cùng lao vào không gian với tốc độ hơn 3.000 km/giờ.
Nếu cơn bão tấn công trái đất, tổn thất sẽ rất lớn. Ảnh: Secretsofthefed.com |
Nếu hai đợt phun trào này nổ ra sớm hơn 9 ngày thì trái đất đã hứng trọn cơn bão, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.
"Nếu bị trúng cơn bão đó, giờ đây chúng ta vẫn đang phải thu dọn những mảnh vụn. Trái đất và những công dân của mình đã vô cùng may mắn", nhà vật lý Daniel Baker của Đại học Colorado (Mỹ) cho NASA biết.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Space Weather, vệ tinh STEREO đã hứng trọn "cơn thịnh nộ" của mặt trời.
Kết quả thu được cho thấy, đây là trận bão mạnh nhất trong 150 năm qua. Nó còn kinh hoàng hơn sự kiện Carrington năm 1859, cũng là cơn bão mặt trời mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Khi đó, cơn bão đã phá hỏng toàn bộ các đường dây điện thoại và làm ảnh hưởng tới hệ thống điện báo ở châu Âu, Bắc Mỹ.
Xã hội hiện đại ngày càng phụ thuộc hơn vào các thiết bị điện tử, vốn là mục tiêu dễ dàng bị hủy hoại bởi các CME. Nếu trái đất bị cơn bão mặt trời này tấn công, con người thậm chí không thể ấn nút xả trong toa-lét. Tổn thất về kinh tế có thể lên tới 2.000 tỷ USD, gấp 20 lần thiệt hại do cơn bão Katrina gây ra. Nhiều máy biến thế có thể mất đến hai năm để phục hồi hoạt động.
Các chuyên gia cho biết, bão mặt trời hình thành từ một vụ nổ trên bề mặt "hành tinh lửa", còn được gọi là lửa mặt trời. Vụ nổ sẽ phóng ra các tia X và tia UV về phía Trái đất với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, chỉ vài giờ sau khi vụ nổ xảy ra, các hạt mang điện tích (electron và proton) sẽ làm chập các vệ tinh và phá hủy các thiết bị điện tử trên đó.
Tiếp theo, các đám mây từ plasma được hình thành và thường mất hơn một ngày để di chuyển đến Trái đất.
Tất nhiên, các đám mây này thường bị lớp từ trường bao quanh Trái đất làm chuyển hướng, nhưng trong trường hợp chúng đủ mạnh để xuyên ra "lớp áo giáp" này thì những hậu quả gây ra sẽ là một thảm họa thực sự.
Các chuyên gia NASA ước tính có 12% khả năng một cơn bão mặt trời khổng lồ tương tự sự kiện 1859 sẽ tác động đến trái đất trong 10 năm tới.
Theo Zing
Bình luận