(VTC News) - Do ảnh hưởng của bão Hagupit kết hợp với không khí lạnh, từ chiều mai (8/12) ở khu vực phía Đông biển Đông vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 15.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 7/12, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 124,0 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149km một giờ), giật cấp 15 - 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13 giờ ngày 8/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 13 giờ ngày 9/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 570km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 - 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14 - 15.
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, từ chiều mai (8/12) ở khu vực phía Đông biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 14 - 15. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã khẳng định trong buổi họp chiều 6/12: "Phải đề cao tinh thần sẵn sàng ứng phó với một cơn bão phức tạp, khó lường dù đang cách xa Việt Nam".
Với tốc độ di chuyển này, theo dự báo, khoảng đêm 8 và rạng sáng 9/12 bão sẽ vào biển Đông trở thành cơn bão số 5 mà Việt Nam đón nhận trong năm nay.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng nhận định 3 trường hợp khi siêu bão Hagupit tiến vào biển Đông.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất bão tiếp tiếp tục duy trì hướng Tây và đi vào vùng miền Nam Trung Bộ (Phú Yên - Bình Thuận) trong khoảng ngày 11-12/12 với cường độ bão cấp 8 hoặc yếu hơn. Kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa to đến rất to cho khu vực Nam Trung Bộ (300-400mm).
Trường hợp thứ 2, bão di chuyển dọc ven biển Nam Trung Bộ, sau đó đi vào khu vực Nam Bộ dưới dạng Áp thấp nhiệt đới hoặc vùng áp thấp trong khoảng ngày 12-13/12. Kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa to cho khu vực Nam Trung Bộ (200-300mm) và Nam Bộ (50-100mm).
Trường hợp thứ ba là trường hợp mà theo đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương là chúng ta mong muốn xảy ra nhất. Cụ thể, bão di chuyển đến gần kinh tuyến 110E và suy yếu, tan trên biển hoặc đi sâu về phía Nam, không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Thuỵ Miên
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13 giờ ngày 8/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Hình ảnh siêu bão Hagupit tấn công Philippines |
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, từ chiều mai (8/12) ở khu vực phía Đông biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 14 - 15. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km.
Video: Thông tin về siêu bão Hagupit
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã khẳng định trong buổi họp chiều 6/12: "Phải đề cao tinh thần sẵn sàng ứng phó với một cơn bão phức tạp, khó lường dù đang cách xa Việt Nam".
Với tốc độ di chuyển này, theo dự báo, khoảng đêm 8 và rạng sáng 9/12 bão sẽ vào biển Đông trở thành cơn bão số 5 mà Việt Nam đón nhận trong năm nay.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng nhận định 3 trường hợp khi siêu bão Hagupit tiến vào biển Đông.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất bão tiếp tiếp tục duy trì hướng Tây và đi vào vùng miền Nam Trung Bộ (Phú Yên - Bình Thuận) trong khoảng ngày 11-12/12 với cường độ bão cấp 8 hoặc yếu hơn. Kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa to đến rất to cho khu vực Nam Trung Bộ (300-400mm).
Trường hợp thứ 2, bão di chuyển dọc ven biển Nam Trung Bộ, sau đó đi vào khu vực Nam Bộ dưới dạng Áp thấp nhiệt đới hoặc vùng áp thấp trong khoảng ngày 12-13/12. Kết hợp với không khí lạnh sẽ gây mưa to cho khu vực Nam Trung Bộ (200-300mm) và Nam Bộ (50-100mm).
Trường hợp thứ ba là trường hợp mà theo đại diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương là chúng ta mong muốn xảy ra nhất. Cụ thể, bão di chuyển đến gần kinh tuyến 110E và suy yếu, tan trên biển hoặc đi sâu về phía Nam, không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Thuỵ Miên
Bình luận