Mức thu nhập khủng nhất trong giới lãnh đạo, CEO ở Việt Nam phải kể đến CEO Nguyễn Đức Vinh - Nguyên TGĐ Techcombank được cho là người có thu nhập cao nhất: hơn 20 tỷ đồng/năm.
Mới đây, thông tin bầu Đức nhận thù lao gần 3 tỷ đồng trong năm 2011 lại làm dấy lên sự tò mò của dư luận về lương thưởng của những ông chủ cũng như CEO các doanh nghiệp lớn, dù vẫn biết đôi khi đó chỉ là thu nhập tượng trưng, tiền còn chảy vào túi họ từ nhiều nguồn khác.
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của Hoàng Anh Gia Lai, ông Võ Trường Sơn, mới đây cho biết, Hoàng Anh Gia Lai ký hợp đồng lao động với ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HĐQT công ty, với mức lương tháng khoảng 240 triệu đồng. Nhự vậy, lương của bầu Đức một năm lên tới 2,88 tỷ đồng.
Nguyên tổng giám đốc Techcombank được cho là CEO có mức thu nhập khủng nhất, trên dưới 20 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh minh họa. |
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam cũng nhận mức thu nhập khủng tương tự. Năm 2011, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận thu nhập gần 1,6 tỷ đồng và thêm 120 triệu đồng phụ cấp cho chức danh chủ tịch HĐQT.
Ngày 14/3, trong cuộc họp Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, hội đồng quản trị của công ty đã trình báo cáo thù lao của ban lãnh đạo và tổng giám đốc năm 2011. Theo đó, lương và trợ cấp của bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ năm 2011 là 111 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, CEO này còn nhận tiền thưởng tương đương 2,5 tháng lương. Tổng thu nhập của bà Dung khi làm CEO là gần 1,6 tỷ đồng (lương và thưởng)
Tờ trình cũng nêu rõ thù lao của Chủ tịch HĐQT công ty năm 2011 là 10 triệu đồng một tháng, Phó chủ tịch được nhận 7 triệu đồng và các thành viên khác là 5 triệu đồng. Như vậy, thu nhập của bà Dung khi đảm nhiệm cả 2 chức vụ Chủ tịch và CEO PNJ là 121 triệu đồng một tháng, cộng thưởng 2,5 tháng lương sẽ tương đương hơn 1,7 tỷ đồng một năm.
Hồi tháng 3 năm nay, Công ty CP Cơ Điện lạnh (Mã CK: REE) cũng công bố tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012, trong đó có tờ trình thù lao Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, lương Tổng giám đốc.
Tại tờ trình này, REE cho biết, từ năm 2007 đến 2011, mức lương Tổng giám đốc của REE là bà Nguyễn Thị Mai Thanh nhận được là 100 triệu đồng/tháng.
Riêng trong năm 2011, với lãi thực đạt được là 513,64 tỷ đồng, thì tổng thù lao mà Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của REE được nhận là 2,568 tỷ đồng.
Trong năm 2012, REE đề xuất vẫn giữ nguyên mức lương của Tổng giám đốc là 100 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó còn kèm theo chế độ khen thưởng trên lợi nhuận vượt kế hoạch. Và để khuyến khích công ty vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2012 thì REE cũng đề nghị Đại hội đồng cổ đông lần này phê duyệt phương án khen thưởng Tổng giám đốc và các Giám đốc điều hành của nhóm công ty 30% phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch.
Tổng giám đốc hiện tại của REE là bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982 và có hơn 25 năm trên cương vị lãnh đạo.
Bà đầu quân cho REE từ năm 1982, đến 1986 thì REE vẫn đang là một công ty nhà nước. Chính người phụ nữ này là người đã góp công đầu trong việc cổ phần hóa công ty này từ những năm 1992 - 1993, đưa REE trở thành 1 trong 2 mã cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bà cũng từng giữ chức thành viên HĐQT Sacombank trước khi chuyển giao vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình. Ông Bình hiện đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) tại REE.
Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, lương của các giám đốc điều hành cũng ở mức đáng mơ ước. Theo khảo sát của Tower Watson tại 165 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong năm 2011, lương của cấp độ điều hành ở mức cao nhất với lương cơ bản 12 tháng lên đến hơn 1,05 tỷ đồng, lương tháng 13 ở mức gần 95 triệu đồng, tổng thực nhận bao gồm các khoản lên đến hơn 1,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có mức thu nhập khủng nhất trong giới lãnh đạo, CEO ở Việt Nam phải kể đến CEO của các ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, ông Nguyễn Đức Vinh, nguyên Tổng giám đốc Techcombank được cho là người có thu nhập cao nhất.
Về nguyên tắc, lương của các CEO ngân hàng (trừ các ngân hàng thương mại của nhà nước) không bao giờ công khai mà đều theo thỏa thuận giữa các ông chủ ngân hàng với CEO. Tại thời điểm cuối năm 2011, theo khảo sát và tìm hiểu chung có thể chia mặt bằng lương của các CEO ngân hàng cổ phần tư nhân trong nước làm ba loại. Và vị trí quán quân thuộc về ông Nguyễn Đức Vinh, khi đó đương nhiệm chức tổng giám đốc của ngân hàng Techcombank với mức lương khủng lên tới 1 triệu USD/năm (hơn 20 tỷ đồng), tương ứng hơn 1,6 tỷ đồng/tháng.
Mức thứ hai thuộc về các CEO giỏi, đã có tên tuổi, với lương khoảng 20.000 – 30.000 USD/tháng (tương đương 400 - 600 triệu đồng/tháng hay 4,8 – 7,2 tỷ đồng/năm). Mức thứ ba phổ biến nhất xấp xỉ 10.000 USD/tháng (khoảng 200 triệu đồng) thuộc những ngân hàng tốp thứ ba. Còn lại, một số ngân hàng nhỏ ít tên tuổi, thu nhập của vị trí lãnh đạo dù khá khiêm tốn, nhưng cũng từ dăm chục đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
Từ đầu năm 2011, danh sách lương và thu nhập của CEO các ngân hàng cổ phần đã được lập, tuy không tới mức triệu đô nhưng cũng đủ “khủng” để khiến cơ quan chức năng lưu tâm. Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã tìm hiểu bảng kê thu nhập này.
Theo một người từng là lãnh đạo ngân hàng, lương bổng chỉ là một phần, trong thu nhập của các CEO, phải tính đến phần không nhỏ là cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu. Nếu tính các khoản lợi tức này, thời chứng khoán ở đỉnh cao, nhiều CEO ngân hàng có tổng thu nhập hàng năm lên tới triệu USD là bình thường.
Theo Đất Việt
Riêng trong năm 2011, với lãi thực đạt được là 513,64 tỷ đồng, thì tổng thù lao mà Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của REE được nhận là 2,568 tỷ đồng.
Trong năm 2012, REE đề xuất vẫn giữ nguyên mức lương của Tổng giám đốc là 100 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó còn kèm theo chế độ khen thưởng trên lợi nhuận vượt kế hoạch. Và để khuyến khích công ty vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2012 thì REE cũng đề nghị Đại hội đồng cổ đông lần này phê duyệt phương án khen thưởng Tổng giám đốc và các Giám đốc điều hành của nhóm công ty 30% phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch.
Tổng giám đốc hiện tại của REE là bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982 và có hơn 25 năm trên cương vị lãnh đạo.
Bà đầu quân cho REE từ năm 1982, đến 1986 thì REE vẫn đang là một công ty nhà nước. Chính người phụ nữ này là người đã góp công đầu trong việc cổ phần hóa công ty này từ những năm 1992 - 1993, đưa REE trở thành 1 trong 2 mã cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bà cũng từng giữ chức thành viên HĐQT Sacombank trước khi chuyển giao vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình. Ông Bình hiện đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) tại REE.
Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, lương của các giám đốc điều hành cũng ở mức đáng mơ ước. Theo khảo sát của Tower Watson tại 165 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong năm 2011, lương của cấp độ điều hành ở mức cao nhất với lương cơ bản 12 tháng lên đến hơn 1,05 tỷ đồng, lương tháng 13 ở mức gần 95 triệu đồng, tổng thực nhận bao gồm các khoản lên đến hơn 1,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có mức thu nhập khủng nhất trong giới lãnh đạo, CEO ở Việt Nam phải kể đến CEO của các ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, ông Nguyễn Đức Vinh, nguyên Tổng giám đốc Techcombank được cho là người có thu nhập cao nhất.
Về nguyên tắc, lương của các CEO ngân hàng (trừ các ngân hàng thương mại của nhà nước) không bao giờ công khai mà đều theo thỏa thuận giữa các ông chủ ngân hàng với CEO. Tại thời điểm cuối năm 2011, theo khảo sát và tìm hiểu chung có thể chia mặt bằng lương của các CEO ngân hàng cổ phần tư nhân trong nước làm ba loại. Và vị trí quán quân thuộc về ông Nguyễn Đức Vinh, khi đó đương nhiệm chức tổng giám đốc của ngân hàng Techcombank với mức lương khủng lên tới 1 triệu USD/năm (hơn 20 tỷ đồng), tương ứng hơn 1,6 tỷ đồng/tháng.
Mức thứ hai thuộc về các CEO giỏi, đã có tên tuổi, với lương khoảng 20.000 – 30.000 USD/tháng (tương đương 400 - 600 triệu đồng/tháng hay 4,8 – 7,2 tỷ đồng/năm). Mức thứ ba phổ biến nhất xấp xỉ 10.000 USD/tháng (khoảng 200 triệu đồng) thuộc những ngân hàng tốp thứ ba. Còn lại, một số ngân hàng nhỏ ít tên tuổi, thu nhập của vị trí lãnh đạo dù khá khiêm tốn, nhưng cũng từ dăm chục đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
Từ đầu năm 2011, danh sách lương và thu nhập của CEO các ngân hàng cổ phần đã được lập, tuy không tới mức triệu đô nhưng cũng đủ “khủng” để khiến cơ quan chức năng lưu tâm. Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã tìm hiểu bảng kê thu nhập này.
Theo một người từng là lãnh đạo ngân hàng, lương bổng chỉ là một phần, trong thu nhập của các CEO, phải tính đến phần không nhỏ là cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu. Nếu tính các khoản lợi tức này, thời chứng khoán ở đỉnh cao, nhiều CEO ngân hàng có tổng thu nhập hàng năm lên tới triệu USD là bình thường.
Theo Đất Việt
Bình luận