(VTC News) – Hôm nay môn đấu được coi là nữ hoàng trong thể thao – Điền kinh, sẽ chính thức khởi tranh ở SEA Games 27. Trước giờ đấu, chúng tôi có cuộc phỏng vấn Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Lưu, người đang có mặt tại Nay Pyi Taw, Myanmar.
- PV: Điền kinh SEA Games có gì thú vị với ông?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Trong hệ thống thi đấu quốc tế, điền kinh là số một. Nói xa, điền kinh là tác nhân chủ yếu trong quá trình tiến hóa về thể chất của loài người. Vì thế, dù có ở “ao làng” đi nữa, điền kinh vẫn và mãi là số một. Ở đó có những cụm từ “nữ hoàng tốc độ” hay “Tia chớp” thật ấn tượng.
- Ai là huyện thoại điền kinh SEA Games trong tâm trí ông? Con người này có gì đặc biệt?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Tôi kính nể nhất các VĐV chạy tốc độ. Nên nhớ gương mặt thể thao vĩ đại nhất hành tinh trong Thế kỷ 20 không phải là vua bóng đá Pele hay tay đấm huyền thoại M.Ali mà là VĐV chạy tốc độ C.Lewis của Mỹ.
Thế nên ở SEA Games hay Đông Nam Á nói chung, sự kính nề nhất cũng nhằm vào nhóm tốc độ, trong đó Philippines là xứ sở của nhóm nữ VĐV tốc độ, với kỷ lục gia 100m Lydia Le Vega (11’28). Đó là người chạy nhanh nhất châu Á trong 10 năm, từ 1982-1992, thời gian này giành tới 40 HCV các loại, đặc biệt là ở 3 cự ly chạy 100-200-400m.
Đàn em và học trò của Lydia De Vega là Elma Muros cũng lấy nhiều vàng ở 200m, nhảy xa…, giống như chị và huyền thoại C. Lewis. Huyền thoại này còn là người phụ nữ thông minh, giỏi âm nhạc và có giọng hát hay.
- VĐV điền kinh nào của Việt Nam đã và sẽ thi đấu ở SEA Games gây ấn tượng mạnh với ông?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Trước là Vũ Thị Hương, đã giành HCV tại 3 kì SEA Games và là người châu Á duy nhất được dự chung kết 100m tại Olympic 2008. Thành tích 11’30 tại Jordan vào năm 2007 của Hương thật đáng nể, chỉ kém huyền thoại Lydia De Vega có 0,02”, đó là chưa kể thành tích 7”4 phá kỷ lục chạy 60m tại Indor Games 9 tổ chức ở Hà Nội.
Tôi mong chờ tại Myanmar này hai cô gái trẻ Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Oanh sẽ bùng nổ và làm nên chuyện.
- SEA Games này, điền kinh Việt Nam có gì để hy vọng, có gì phải lo lắng?
Nhà báo Nguyễn Lưu: SEA Games 27 này điền kinh Việt Nam tràn đầy hy vọng thi đấu ngang cơ với 2 đại gia Thái Lan và Indonesia. Họ có tiềm năng và kỳ vọng, chẳng hạn Thái nêu chỉ tiêu 15 HCV và Indonesia nêu chỉ tiêu 13 HCV, còn chúng ta có nhiều hy vọng chứ, nhất là 5 gương mặt trẻ Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Oanh, Đỗ Thị Thảo, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thành Ngưng, tất nhiên bên cạnh các liền anh liền chị.
Lo là lo vấn đề bản lĩnh và kinh nghiệm của lớp trẻ, thế thôi. Ngoài ra chấn thương cấp kỳ cũng là thách thức và may rủi của điền kinh.
- Đối thủ lớn của điền kinh Việt Nam ở SEA Games 27 là đoàn nào? Họ có gì đáng sợ?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Thái Lan trước sau vẫn là số một Đông Nam Á, họ mạnh về nhiều nội dung, nhất là tiếp sức, ném đẩy và nhảy xa, ba bước. Indonesia luôn có những VĐV chạy tốc độ, hai đương kim vô địch Surio Agung Wibowo và Unani vẫn còn đó, đầy thách thức chúng ta. Hai đoàn này lực lượng đông đảo và dàn hàng ngang tiến vào Đại hội, lại có mức tiền thưởng rất cao cho VĐV và đều đáng để mọi đối thủ xem trọng.
- Sự trở lại của "nữ hoàng" Vũ Thị Hương có ý nghĩa thế nào với điền kinh Việt Nam và cá nhân Hương. Theo ông, Vũ Thị Hương có thể giành được HCV?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Không có Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương xem như đơn đao phó hội và cô phải đòi bằng được tấm huy chương đã để mất vào tay Unani trên đất Indonesia.
Hương vốn mạnh về 200m và về đích tuyệt vời song lại có nhược điểm ở khâu xuất phát, hồi 2007 tôi ngắm Hương xuất phát qua máy của bạn và sung sướng kêu lên ngay sau tiếng súng lệnh khi thấy Hương bật lên, quả nhiên 11’34!
Hôm rồi tôi alo, Hương cho biết cô duy trì chạy 11’20’11;25 đồng hồ bấm tay tức là xấp xỉ 11’50 đồng hồ điện tử, trong khi đó Unani và Sarat Nongnuc vẫn duy trì 11’70 vậy có thể tin vào bản lĩnh cửa Hương sẽ “đòi” được 2 tấm HCV ở cự ly ruột là 100 và 200m.
Theo lịch thi đấu của điền kinh thì ngày đầu Lan và Oanh chạy chung kết trước, tới ngày thứ 3 Hương mới chạy, tôi cứ ước Hương chạy trước và giành HCV sẽ là động viên lớn nhất cho 2 đàn em, tiếp tục khẳng định là một gương mặt lớn của điền kinh khu vực. Đành chờ sự phấn đấu của bộ đôi trẻ trung này vậy.
- Quách Thị Lan với ông có gì đặc biệt? Ông trông chờ gì ở "làn gió mới" này?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Quách Thị Lan là một tiềm năng lớn, có những thông số hết sức đặc biệt về điền kinh. Việc cô gái này chạy 400m rào mất có 57”36 là thông số rất “hot”, hơn thành tích HCV ở SEA Games và xấp xỉ HCV châu lục. Lại được đầu tư tốt và quan trọng nữa là đối thủ trực tiếp nhất người Malaysia lại không tham dự SEA Games 27 nên cơ hội rất cao cho Lan. Tuy nhiên, tương lai của Lan còn đang ở phía trước.
- Vũ Văn Huyện bỏ sở trường 10 môn phối hợp sang nhảy cao. Theo ông vì sao lại thế?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Việc của Vũ Văn Huyện cũng không có gì quá ồn ào. Hãy chờ xem Huyện làm được gì ở SEA Games 27 này đã rồi ta sẽ phán xét. Tôi nhớ lại SEA Games 22 tổ chức ở Việt Nam, báo chí quá ồn ào về Bùi Thị Nhung và Nguyễn Duy Bằng, do cả hai giành HCV tại các giải trước đó. Thế nào vào cuộc trên sân Mỹ Đình, Bùi Thị Nhung chỉ nhày qua 1m83 (kém 5cm so với mình) còn Duy Bằng chỉ nhảy qua 2m10 (kém 22cm) nên cả hai chỉ giành HCB!
Bất luận thế nào, tại SEA Games 27, điền kinh Việt Nam sẽ “phát” và đó là tín hiệu mừng cho TTVN, chúng ta sẽ không phải đi trước đón đầu nữa mà tấn công trực diện vào các môn Olympic để ngẩng cao đầu cùng bè bạn.
Xin chúc điền kinh Việt Nam gặp may mắn!
- Xin cảm ơn ông!
Hà Thành (Ghi)
- PV: Điền kinh SEA Games có gì thú vị với ông?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Trong hệ thống thi đấu quốc tế, điền kinh là số một. Nói xa, điền kinh là tác nhân chủ yếu trong quá trình tiến hóa về thể chất của loài người. Vì thế, dù có ở “ao làng” đi nữa, điền kinh vẫn và mãi là số một. Ở đó có những cụm từ “nữ hoàng tốc độ” hay “Tia chớp” thật ấn tượng.
Nhà báo Nguyễn Lưu |
- Ai là huyện thoại điền kinh SEA Games trong tâm trí ông? Con người này có gì đặc biệt?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Tôi kính nể nhất các VĐV chạy tốc độ. Nên nhớ gương mặt thể thao vĩ đại nhất hành tinh trong Thế kỷ 20 không phải là vua bóng đá Pele hay tay đấm huyền thoại M.Ali mà là VĐV chạy tốc độ C.Lewis của Mỹ.
Thế nên ở SEA Games hay Đông Nam Á nói chung, sự kính nề nhất cũng nhằm vào nhóm tốc độ, trong đó Philippines là xứ sở của nhóm nữ VĐV tốc độ, với kỷ lục gia 100m Lydia Le Vega (11’28). Đó là người chạy nhanh nhất châu Á trong 10 năm, từ 1982-1992, thời gian này giành tới 40 HCV các loại, đặc biệt là ở 3 cự ly chạy 100-200-400m.
Đàn em và học trò của Lydia De Vega là Elma Muros cũng lấy nhiều vàng ở 200m, nhảy xa…, giống như chị và huyền thoại C. Lewis. Huyền thoại này còn là người phụ nữ thông minh, giỏi âm nhạc và có giọng hát hay.
- VĐV điền kinh nào của Việt Nam đã và sẽ thi đấu ở SEA Games gây ấn tượng mạnh với ông?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Trước là Vũ Thị Hương, đã giành HCV tại 3 kì SEA Games và là người châu Á duy nhất được dự chung kết 100m tại Olympic 2008. Thành tích 11’30 tại Jordan vào năm 2007 của Hương thật đáng nể, chỉ kém huyền thoại Lydia De Vega có 0,02”, đó là chưa kể thành tích 7”4 phá kỷ lục chạy 60m tại Indor Games 9 tổ chức ở Hà Nội.
Tôi mong chờ tại Myanmar này hai cô gái trẻ Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Oanh sẽ bùng nổ và làm nên chuyện.
- SEA Games này, điền kinh Việt Nam có gì để hy vọng, có gì phải lo lắng?
Nhà báo Nguyễn Lưu: SEA Games 27 này điền kinh Việt Nam tràn đầy hy vọng thi đấu ngang cơ với 2 đại gia Thái Lan và Indonesia. Họ có tiềm năng và kỳ vọng, chẳng hạn Thái nêu chỉ tiêu 15 HCV và Indonesia nêu chỉ tiêu 13 HCV, còn chúng ta có nhiều hy vọng chứ, nhất là 5 gương mặt trẻ Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Oanh, Đỗ Thị Thảo, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thành Ngưng, tất nhiên bên cạnh các liền anh liền chị.
Lo là lo vấn đề bản lĩnh và kinh nghiệm của lớp trẻ, thế thôi. Ngoài ra chấn thương cấp kỳ cũng là thách thức và may rủi của điền kinh.
- Đối thủ lớn của điền kinh Việt Nam ở SEA Games 27 là đoàn nào? Họ có gì đáng sợ?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Thái Lan trước sau vẫn là số một Đông Nam Á, họ mạnh về nhiều nội dung, nhất là tiếp sức, ném đẩy và nhảy xa, ba bước. Indonesia luôn có những VĐV chạy tốc độ, hai đương kim vô địch Surio Agung Wibowo và Unani vẫn còn đó, đầy thách thức chúng ta. Hai đoàn này lực lượng đông đảo và dàn hàng ngang tiến vào Đại hội, lại có mức tiền thưởng rất cao cho VĐV và đều đáng để mọi đối thủ xem trọng.
- Sự trở lại của "nữ hoàng" Vũ Thị Hương có ý nghĩa thế nào với điền kinh Việt Nam và cá nhân Hương. Theo ông, Vũ Thị Hương có thể giành được HCV?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Không có Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương xem như đơn đao phó hội và cô phải đòi bằng được tấm huy chương đã để mất vào tay Unani trên đất Indonesia.
Hương vốn mạnh về 200m và về đích tuyệt vời song lại có nhược điểm ở khâu xuất phát, hồi 2007 tôi ngắm Hương xuất phát qua máy của bạn và sung sướng kêu lên ngay sau tiếng súng lệnh khi thấy Hương bật lên, quả nhiên 11’34!
Hôm rồi tôi alo, Hương cho biết cô duy trì chạy 11’20’11;25 đồng hồ bấm tay tức là xấp xỉ 11’50 đồng hồ điện tử, trong khi đó Unani và Sarat Nongnuc vẫn duy trì 11’70 vậy có thể tin vào bản lĩnh cửa Hương sẽ “đòi” được 2 tấm HCV ở cự ly ruột là 100 và 200m.
Theo lịch thi đấu của điền kinh thì ngày đầu Lan và Oanh chạy chung kết trước, tới ngày thứ 3 Hương mới chạy, tôi cứ ước Hương chạy trước và giành HCV sẽ là động viên lớn nhất cho 2 đàn em, tiếp tục khẳng định là một gương mặt lớn của điền kinh khu vực. Đành chờ sự phấn đấu của bộ đôi trẻ trung này vậy.
Chờ Vũ Thị Hương đòi lại HCV SEA Games |
- Quách Thị Lan với ông có gì đặc biệt? Ông trông chờ gì ở "làn gió mới" này?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Quách Thị Lan là một tiềm năng lớn, có những thông số hết sức đặc biệt về điền kinh. Việc cô gái này chạy 400m rào mất có 57”36 là thông số rất “hot”, hơn thành tích HCV ở SEA Games và xấp xỉ HCV châu lục. Lại được đầu tư tốt và quan trọng nữa là đối thủ trực tiếp nhất người Malaysia lại không tham dự SEA Games 27 nên cơ hội rất cao cho Lan. Tuy nhiên, tương lai của Lan còn đang ở phía trước.
- Vũ Văn Huyện bỏ sở trường 10 môn phối hợp sang nhảy cao. Theo ông vì sao lại thế?
Nhà báo Nguyễn Lưu: Việc của Vũ Văn Huyện cũng không có gì quá ồn ào. Hãy chờ xem Huyện làm được gì ở SEA Games 27 này đã rồi ta sẽ phán xét. Tôi nhớ lại SEA Games 22 tổ chức ở Việt Nam, báo chí quá ồn ào về Bùi Thị Nhung và Nguyễn Duy Bằng, do cả hai giành HCV tại các giải trước đó. Thế nào vào cuộc trên sân Mỹ Đình, Bùi Thị Nhung chỉ nhày qua 1m83 (kém 5cm so với mình) còn Duy Bằng chỉ nhảy qua 2m10 (kém 22cm) nên cả hai chỉ giành HCB!
Bất luận thế nào, tại SEA Games 27, điền kinh Việt Nam sẽ “phát” và đó là tín hiệu mừng cho TTVN, chúng ta sẽ không phải đi trước đón đầu nữa mà tấn công trực diện vào các môn Olympic để ngẩng cao đầu cùng bè bạn.
Xin chúc điền kinh Việt Nam gặp may mắn!
- Xin cảm ơn ông!
Hà Thành (Ghi)
Bình luận