(VTC News)- Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định sắp tới các trường đại học, cao đẳng sẽ được lấy kết quả tốt nghiệp THPT xét tuyển đại học.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, nếu như trước đây các thầy cô giáo chỉ tập trung kiểm tra để xem học sinh nhớ được kiến thức nào thì khi đổi mới, việc kiểm tra học sinh nhằm xem các em vận dụng kiến thức như thế nào.
Cũng cùng quan điểm này, Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án cho rằng nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
“Hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”; đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất và năng lực của người học; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”, ông Bùi Mạnh Nhị nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, phương án đổi mới thi sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ cải thiện gọn nhẹ hơn và có thể lấy làm căn cứ để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh. Các trường có thể sử dụng toàn bộ kết quả tốt nghiệp THPT hoặc một phần kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học.
Như vậy, nếu đề án được thông qua sẽ không còn 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ gần nhau như hiện nay.
Duy trì giáo dục 12 năm
Nhiều ý kiến của các chuyên gia đề xuất giáo dục quốc dân chỉ nên 11 năm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết ban soạn thảo đề án đã thống nhất kiến nghị duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm như trước.
Trong đó tiểu học và THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc (9 năm), THPT là giai đoạn giáo dục nâng cao, phân hóa, định hướng nghề nghiệp.
Theo phương án dạy học phân hóa của Bộ GD-ĐT, ở tiểu học và THCS, ngoài những môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm các chủ đề, hoạt động giáo dục khác phù hợp năng lực, sở thích, nhu cầu của mình.
Sau THCS, học sinh sẽ phân luồng, học ở trường THPT hoặc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ở THPT sẽ tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn.
Có thể, lớp 10, tổ chức bước đầu định hướng nghề cho học sinh; học sinh sẽ học 7 – 10 môn bắt buộc. Còn lại là các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh có nhận thức thấu đáo hơn các lĩnh vực kiến thức khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng sau này.
Lớp 11 và 12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Học sinh học ít môn, trong đó một số môn bắt buộc và một số môn tự chọn.
Dự kiến có 3 môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán và Ngoại ngữ). Đồng thời, học sinh được chọn 3 môn/chủ đề trong danh mục các môn/chủ đề tự chọn như Vật lý, hóa, sinh, lịch sử, địa lý, công nghệ, khoa học về máy tính, kinh doanh, ngoại ngữ 2, nghệ thuật, hướng nghiệp…
Lớp 11 và 12 học rất ít môn bắt buộc vì thế có thời gian tập trung cho các môn học tự chọn.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng gần gũi, thiết thực với học sinh mỗi cấp học, có tính liên thông trong toàn bộ chương trình 12 năm.
Khẳng định tiếp tục phải đối mới toàn diện giáo dục tuy nhiên thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng khi chưa đổi mới chương trình – SGK thì việc đổi mới trong thi cử chỉ có thể là thay đổi nhỏ.
Đổi mới sách giáo khoa, thi cử
Chiều 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã trao đổi với báo chí về dự thảo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Nội dung của đề án này sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 10/2013.
Để giải quyết những yếu kém trong giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định tình trạng quá tải sẽ được cải thiện với định hướng thiết kế chương trình sách giáo khoa (SGK) mới theo hướng tích hợp ở bậc học thấp và phân hóa mạnh mẽ ở bậc học cao (THPT).
Cùng với hướng đổi mới chương trình - SGK, việc kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng được thay đổi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ với báo chí về đề án đổi mới căn bản giáo dục đào tạo chiều 19/9 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Cũng cùng quan điểm này, Ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo đề án cho rằng nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn.
“Hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”; đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất và năng lực của người học; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”, ông Bùi Mạnh Nhị nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho biết, phương án đổi mới thi sẽ kết hợp đánh giá trong quá trình học tập và kết quả thi cuối cấp để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ cải thiện gọn nhẹ hơn và có thể lấy làm căn cứ để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh. Các trường có thể sử dụng toàn bộ kết quả tốt nghiệp THPT hoặc một phần kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học.
Như vậy, nếu đề án được thông qua sẽ không còn 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ gần nhau như hiện nay.
Duy trì giáo dục 12 năm
Nhiều ý kiến của các chuyên gia đề xuất giáo dục quốc dân chỉ nên 11 năm, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết ban soạn thảo đề án đã thống nhất kiến nghị duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm như trước.
Trong đó tiểu học và THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc (9 năm), THPT là giai đoạn giáo dục nâng cao, phân hóa, định hướng nghề nghiệp.
Duy trì giáo dục quốc dân 12 năm và xét tuyển vào đại học |
Sau THCS, học sinh sẽ phân luồng, học ở trường THPT hoặc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ở THPT sẽ tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn.
Có thể, lớp 10, tổ chức bước đầu định hướng nghề cho học sinh; học sinh sẽ học 7 – 10 môn bắt buộc. Còn lại là các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh có nhận thức thấu đáo hơn các lĩnh vực kiến thức khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng sau này.
Lớp 11 và 12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Học sinh học ít môn, trong đó một số môn bắt buộc và một số môn tự chọn.
Dự kiến có 3 môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán và Ngoại ngữ). Đồng thời, học sinh được chọn 3 môn/chủ đề trong danh mục các môn/chủ đề tự chọn như Vật lý, hóa, sinh, lịch sử, địa lý, công nghệ, khoa học về máy tính, kinh doanh, ngoại ngữ 2, nghệ thuật, hướng nghiệp…
Lớp 11 và 12 học rất ít môn bắt buộc vì thế có thời gian tập trung cho các môn học tự chọn.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng gần gũi, thiết thực với học sinh mỗi cấp học, có tính liên thông trong toàn bộ chương trình 12 năm.
Khẳng định tiếp tục phải đối mới toàn diện giáo dục tuy nhiên thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng khi chưa đổi mới chương trình – SGK thì việc đổi mới trong thi cử chỉ có thể là thay đổi nhỏ.
Bình luận