Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây quốc tế của Peru (CIP) cho biết đang triển khai dự án nghiên cứu khả năng trồng một số giống khoai tây trên sao Hỏa.
Dự án khoa học này được khởi động từ cuối năm 2015 theo đề xuất của ông Julio Valdavia, nhà khoa học Peru đang làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và là người đã phát hiện ra vùng hoang mạc La Joya tại tỉnh Arequipa, miền Nam Peru, có điều kiện tự nhiên tương tự như nền đất trên sao Hỏa, với đặc điểm chính là khô cằn và hàm lượng muối cao.
Bên cạnh yếu tố trên, dự án được lựa chọn triển khai tại Peru do đất nước này là nơi sản xuất khoai tây lớn nhất Mỹ Latinh, với sản lượng khoảng 4,7 triệu tấn/năm và đây cũng được coi là loại nông sản biểu tượng của Peru.
Hiện Peru sở hữu hơn 4.000 giống khoai tây bản địa đã được thống kê. Khu liên hợp đa dạng sinh học thuộc CIP đang lưu trữ bộ sưu tập các giống khoai lớn nhất thế giới gồm 4.500 giống khoai tây và 7.000 giống khoai lang.
Trưởng bộ phận Vi khuẩn học của CIP, Jan Kreuze, cho biết hiện nhóm nghiên cứu đã xác định được các mẫu giống khoai phù hợp cho thử nghiệm do có khả năng chống chọi với các đợt nóng, lạnh và khô hạn khắc nghiệt, và bước thực hành đầu tiên sẽ là nuôi trồng các mẫu này trong điều kiện khí hậu có kiểm soát.
Dự án do một nhà hảo tâm giấu tên tài trợ, tuy nhiên, NASA cho biết cũng sẽ hỗ trợ bằng cách trang bị hai nhà kính thí nghiệm để nhóm nghiên cứu tạo ra khu khép kín có điều kiện khí hậu giống sao Hỏa. Ông Kreuze cũng cho biết rất có thể nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra một giống khoai tây mới riêng cho sao Hỏa.
Ngay thời điểm người Tây Ban Nha tiếp xúc với người thổ dân Inca vào đầu thế kỷ 16, khoai tây Peru đã được chuyển về châu Âu, góp phần làm giảm nạn đói tại đây. Với ưu thế là chịu được khí hậu khắc nghiệt và nền đất khô hạn, cũng như không cần nhiều đất canh tác, khoai tây đã được Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) xếp là loại lương thực cơ bản thứ 4 trên thế giới, sau ngô, lúa mỳ và gạo.
Bộ phim "The Martian" (Người sao Hỏa) mới giành giải Quả cầu Vàng có cảnh quay nam tài tử Matt Damon, trong vai nhà du hành vũ trụ, trồng được khoai tây trên "hành tinh đỏ," điều có thể trở thành sự thật với dự án tại Peru.
Ngoài phục vụ nghiên cứu khả năng trồng khoai tây trên sao Hỏa, dự án này cũng có thể sử dụng cho các công trình nghiên cứu phát triển trồng khoai tại các vùng có khí hậu khắc nghiệt trên thế giới.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+
Một giống khoai tây của Peru. (Nguồn: pri.org) |
Bên cạnh yếu tố trên, dự án được lựa chọn triển khai tại Peru do đất nước này là nơi sản xuất khoai tây lớn nhất Mỹ Latinh, với sản lượng khoảng 4,7 triệu tấn/năm và đây cũng được coi là loại nông sản biểu tượng của Peru.
Hiện Peru sở hữu hơn 4.000 giống khoai tây bản địa đã được thống kê. Khu liên hợp đa dạng sinh học thuộc CIP đang lưu trữ bộ sưu tập các giống khoai lớn nhất thế giới gồm 4.500 giống khoai tây và 7.000 giống khoai lang.
Trưởng bộ phận Vi khuẩn học của CIP, Jan Kreuze, cho biết hiện nhóm nghiên cứu đã xác định được các mẫu giống khoai phù hợp cho thử nghiệm do có khả năng chống chọi với các đợt nóng, lạnh và khô hạn khắc nghiệt, và bước thực hành đầu tiên sẽ là nuôi trồng các mẫu này trong điều kiện khí hậu có kiểm soát.
Dự án do một nhà hảo tâm giấu tên tài trợ, tuy nhiên, NASA cho biết cũng sẽ hỗ trợ bằng cách trang bị hai nhà kính thí nghiệm để nhóm nghiên cứu tạo ra khu khép kín có điều kiện khí hậu giống sao Hỏa. Ông Kreuze cũng cho biết rất có thể nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra một giống khoai tây mới riêng cho sao Hỏa.
Ngay thời điểm người Tây Ban Nha tiếp xúc với người thổ dân Inca vào đầu thế kỷ 16, khoai tây Peru đã được chuyển về châu Âu, góp phần làm giảm nạn đói tại đây. Với ưu thế là chịu được khí hậu khắc nghiệt và nền đất khô hạn, cũng như không cần nhiều đất canh tác, khoai tây đã được Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) xếp là loại lương thực cơ bản thứ 4 trên thế giới, sau ngô, lúa mỳ và gạo.
Bộ phim "The Martian" (Người sao Hỏa) mới giành giải Quả cầu Vàng có cảnh quay nam tài tử Matt Damon, trong vai nhà du hành vũ trụ, trồng được khoai tây trên "hành tinh đỏ," điều có thể trở thành sự thật với dự án tại Peru.
Ngoài phục vụ nghiên cứu khả năng trồng khoai tây trên sao Hỏa, dự án này cũng có thể sử dụng cho các công trình nghiên cứu phát triển trồng khoai tại các vùng có khí hậu khắc nghiệt trên thế giới.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+
Bình luận