Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ có 2 phương án tên nước là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được trình ra để QH thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII, khai mạc ngày 20/5 tới.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong lịch trình của kỳ họp, Quốc hội có thảo luận về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi (Dự thảo).
Theo ông Phúc, trong thời gian khi lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo, đã có ý kiến nhân dân đề xuất đổi tên nước nhưng đại đa số nhân dân vẫn đồng tình tên nước như hiện nay hiện nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Tuy nhiên, tại kỳ họp lần này, Ban soạn thảo sẽ trình ra Quốc hội thảo luận và cho ý kiến 2 phương án về tên nước là: “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Ông Phúc cho biết, Hiến pháp 1946 đã xác định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tồn tại 30 năm cho đến năm 1976. Sau đó tên nước được đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tồn tại cho đến nay đã được 37 năm.
“Đa số ý kiến nhân dân đồng tình với tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phù hợp với định hướng, con đường mà chúng ta đã lựa chọn là đi lên Chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa tên này không có ảnh hưởng gì cả và Việt Nam đã có quan hệ với khoảng 200 nước với quốc hiệu này. Tôi thấy không có vấn đề gì lớn” - ông Phúc nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 20/5. QH sẽ làm việc khoảng 1 tháng , dự kiến bế mạc vào ngày 22/6.
Theo Người lao động
Chiều 17/5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố nội dung chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết có 2 phương án tên nước trình ra QH |
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo giới, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong lịch trình của kỳ họp, Quốc hội có thảo luận về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi (Dự thảo).
Theo ông Phúc, trong thời gian khi lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo, đã có ý kiến nhân dân đề xuất đổi tên nước nhưng đại đa số nhân dân vẫn đồng tình tên nước như hiện nay hiện nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Tuy nhiên, tại kỳ họp lần này, Ban soạn thảo sẽ trình ra Quốc hội thảo luận và cho ý kiến 2 phương án về tên nước là: “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Ông Phúc cho biết, Hiến pháp 1946 đã xác định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tồn tại 30 năm cho đến năm 1976. Sau đó tên nước được đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tồn tại cho đến nay đã được 37 năm.
“Đa số ý kiến nhân dân đồng tình với tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời phù hợp với định hướng, con đường mà chúng ta đã lựa chọn là đi lên Chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa tên này không có ảnh hưởng gì cả và Việt Nam đã có quan hệ với khoảng 200 nước với quốc hiệu này. Tôi thấy không có vấn đề gì lớn” - ông Phúc nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 20/5. QH sẽ làm việc khoảng 1 tháng , dự kiến bế mạc vào ngày 22/6.
Theo Người lao động
Bình luận