• Zalo

Sẽ thả 'muỗi diệt muỗi' chiến đấu với sốt xuất huyết

Sức khỏeThứ Bảy, 16/09/2017 20:00:00 +07:00Google News

Việc sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống sốt xuất huyết nếu thành công thì sẽ mang lại bước tiến mới cho công cuộc phòng chống SXH.

Một chủng muỗi mới “bội nhiễm” có khả năng giúp chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika, đó là chủng muỗi có tên Aedes aegypti - mang trong mình 2 chủng vi khuẩn là Wolbachia có khả năng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh sốt chikungunya, sốt xuất huyết và sốt vàng da cho con người.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu hạn chế sự tái tạo các chủng virus bên trong cơ thể muỗi, thông qua việc tiêm vào cơ thể chúng một chủng của vi khuẩn Wolbachia có tên là wMel, có nguồn gốc từ ruồi giấm.

Chủng wMel hiện đang được phát tán thông qua các đàn muỗi Aedes aegypti hoang dã như một phần của cuộc thí nghiệm đang tiếp diễn ngoài môi trường thực tế.

muoi dot

Nhân rộng sử dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia

Chủng vi khuẩn Wolbachia thứ hai có tên wAlbB có đặc tính phát triển với mật độ tương đối cao trong những con muỗi bị nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Một chủng vi khuẩn Wolbachia thứ ba phát triển với mật độ cao hơn nữa có khả năng ức chế sự tái tạo của virus mạnh mẽ hơn và khiến các con muỗi bị nhiễm bệnh yếu ớt, không thể truyền nhiễm bệnh.

Video: Rùng mình cảnh thò tay cho muỗi hút máu

Tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch vừa qua, PGS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã báo cáo về quá trình nuôi và thả thử nghiệm muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia rồi thả vào môi trường.

Việc sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống sốt xuất huyết nếu thành công dự kiến sẽ mang lại bước tiến mới cho công cuộc phòng chống SXH.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch trên địa bàn TP. Hà Nội giảm 1.224 trường hợp so với tuần 32. Theo thống kế trong 4 tuần liên tiếp tại Hà Nội tình hình dịch SXH trên toàn thành phố cũng như các quận trọng điểm đều giảm.

Bên cạnh đó, đối với dịch Tay chân miệng tính đến 14/9/2017 toàn thành phố ghi nhận 172 trường hợp mắc tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2016 số mắc đã giảm 84%, các ổ dịch ghi nhận mắc tay chân miệng đến nay đã được khống chế.

Đối với các hoạt động phòng chống dịch SXH trong thời gian vừa qua, Hà Nội luôn quyết liệt trong công tác phòng chống dịch SXH, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó TP. Hà Nội đã huy động lực lượng quân đội, lực lượng sinh viên trên địa bàn quận mình để tham gia vào các đội xung kích để đi tuyên truyền tham gia diệt bọ gậy.

Công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn Tp luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ngành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn như: các đội xung kích khi diệt lăng quăng còn bỏ sót nhiều nơi trong hộ gia đình như các khu vực phế thải, dụng dụng đựng nước uống cho thú cưng..., cùng với đó, nhiều hộ dân chưa hợp tác trong việc phun thuốc.

Lê Thạch
Bình luận
vtcnews.vn