(VTC News) - Trong lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk sẽ không còn thây hình ảnh phản cảm đâm trâu trực tiếp.
Sáng 25/2, trả lời PV VTC News, ông Vũ Minh Thoại -Trưởng phòng văn hóa truyền thông huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết, việc tổ chức lễ hội đâm trâu truyền thống của các dân tộc tại địa phương sẽ có sự thay đổi nhằm tránh phản cảm.
"Khi thông tư 15 có hiệu lực về việc bỏ các lễ hội mang hình ảnh man rợ, lãnh đạo họp đã lấy ý kiến người dân để bãi bỏ việc đâm trâu tại lễ hội, nhưng không được đồng ý vì họ cho rằng làm như vậy là lừa dối thần linh." - ông Thoại thông tin.
"Khi thông tư 15 có hiệu lực về việc bỏ các lễ hội mang hình ảnh man rợ, lãnh đạo họp đã lấy ý kiến người dân để bãi bỏ việc đâm trâu tại lễ hội, nhưng không được đồng ý vì họ cho rằng làm như vậy là lừa dối thần linh." - ông Thoại thông tin.
Lễ hội đâm trâu được diễn ra các năm trước đó - Ảnh tư liệu |
Đây là quan niệm của người đồng bào thiểu số nhằm để cầu cho mưa thuận gió hòa, qua khỏi bệnh tật và gặp nhiều sự may mắn.
Hình ảnh của các chú voi thi đua trò chơi trong lễ hội - Ảnh tư liệu |
Tuy nhiên do có hình ảnh gây phản cảm cho du khách đến xem nên Ban tổ chức quyết định bãi bỏ việc giết trâu. Thay vào đó, việc đâm trâu sẽ được che bạt, đâm trâu tại khu vực đã được chỉ định.
Lễ hội truyền thống huyện Buôn Đôn được diễn ra vào ngày 12-14/3 tại nhà văn hóa cộng đồng xã Krông Ana.
Đây là nét đẹp văn hóa được duy trì thường xuyên, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn nhằm mục đích lưu giữ truyền thống của người đồng bào dân tộc ÊĐê và quảng bá hình ảnh tại địa phương tạo hướng phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư tại địa phương.
Đây là nét đẹp văn hóa được duy trì thường xuyên, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn nhằm mục đích lưu giữ truyền thống của người đồng bào dân tộc ÊĐê và quảng bá hình ảnh tại địa phương tạo hướng phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư tại địa phương.
Thanh Hải
Bình luận