Cục An ninhChính trị nội bộ (A83) sẽ có hệ thống PA83 tại các địa phương để xử lý các thông tin liên quan đến gian lận thi cử. “Nếu thí sinh vi phạm sẽ bị phát hiện và xử lý ngay", ông Phương thông tin.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn các Sở, trường chủ trì cụm thi, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra và Bộ đã tổ chức tập huấn.
Đến nay 70 trường chủ trì cụm thi và 50 sở và các trường chủ trì cụm thi đều đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đã thành lập 14 đoàn thanh tra phụ trách khu vực thi trong cả nước. Đoàn thanh tra này sẽ chịu sự chỉ huy của Chánh Thanh tra khi cần thiết sẽ đến điểm thi. Đặc biệt, các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ bản hoạt động lưu động, chứ không cắm chốt như trước kia. Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ diễn ra liên tục trước khi thi thi cho tới khi chấm thi xong.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết thanh tra là phải làm nghiêm túc, nhưng nghiêm túc không có nghĩa là tạo ra không khí căng thẳng.
Bên cạnh đó, trước những băn khoăn của dư luận, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định không có chuyện cụm thi đại học sẽ làm nghiêm hơn cụm thi tốt nghiệp.
Chia sẻ với phóng viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng ngoài công tác chuẩn bị kỳ thi tốt, điều quan trọng là làm sao kỳ thi phải công bằng, minh bạch, nghiêm túc.
Trong 4 ngày thi tới, Ban chỉ đạo địa phương và chủ tịch hội đồng thi phải phát huy tinh thần làm việc cao độ, đúng quy chế, tạo điều kiện cho phụ huynh đưa con em đi thi thuận lợi.
"Ban chỉ đạo cũng tạo điều kiện cung cấp đưa thông tin về kỳ thi, trong đó có sự cố để chúng ta luôn có sự minh bạch, công bằng. Đây là điều tôi quan tâm, để kỳ thi diễn ra an toàn, kịp thời, có hiệu quả. Xã hội sẽ có đánh giá về kỳ thi công bằng và không nặng nề. Sau khi kết thúc thời gian làm bài, vấn đề bảo mật đề thi phải được thực hiện nghiêm túc", Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Clip: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ công tác chấm thi THPT quốc gia 2016
Bình luận