(VTC News) - Quảng Nam đang xem xét giải tỏa một phần khu di tích Chăm để thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Theo đó, trong quá trình thi công san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn Km 22+220 đi qua khu di tích Triền Tranh, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam), lực lượng chức năng đã phát hiện một hệ thống nền móng di tích Chăm khá đồ sộ.
Khu di tích được phát hiện vào tháng 8/2014-12/2014, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản đồng thuận để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu khảo cổ 3.000m2 ở di tích Triền Tranh này. Đến nay, công tác khai quật khảo cổ cơ bản hoàn thành trên diện tích 2.000m2.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, hệ thống kiến trúc mới phát lộ nằm ngoài rìa di tích Triền Tranh và đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Trước khi làm đường cao tốc, đơn vị đã điều chỉnh thiết kế tránh vành đai bảo vệ khu di tích khảo cổ 70m theo quy định, tuy nhiên vẫn có một phần tuyến đường phải đi qua. Diện tích này chiếm 1/20 toàn diện tích di tích.
"Việc nắn đường cao tốc quá nhiều sẽ gây mất an toàn và nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông do phải điều chỉnh hướng tuyến đột ngột, trong khi tốc độ hành trình đang cao từ cửa hầm đi ra nên phần di tích nằm trên đường cao tốc buộc phải di dời. Đầu năm 2015, đơn vị thi công đã tạm dừng san lấp mặt bằng để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm, hiện tại, VEC đang đợi phương án cụ thể của các cơ quan chuyên ngành Quảng Nam về việc di dời hiện vật của di tích để đưa ra phương án xử lý tối ưu. Theo ông Hùng đây là phương án tối ưu nhất hiện nay, bởi diện tích ảnh hưởng không lớn mà hạng mục thi công tại khu vực đã lên trên 100 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Sở VHTT&DL Quảng Nam đã họp bàn và thống nhất đưa ra phương án là sẽ di dời hiện vật của di tích về bảo tàng để trưng bày. Kết cấu kiến trúc sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Các chi tiết hiện vật khai quật sẽ được phục dựng theo mô hình 3D; mặt bằng di tích sẽ giao cho đơn vị thi công san ủi toàn bộ để tiếp tục triển khai xây đường cao tốc.
Thông tin trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC-đơn vị chủ đầu tư đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) cho biết chiều 18/5.
Theo đó, trong quá trình thi công san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn Km 22+220 đi qua khu di tích Triền Tranh, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam), lực lượng chức năng đã phát hiện một hệ thống nền móng di tích Chăm khá đồ sộ.
Một góc khu di tích Chăm nghìn năm tuổi tại Triền Tranh (thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) sẽ bị giải tỏa để thi công đường cao tốc |
Khu di tích được phát hiện vào tháng 8/2014-12/2014, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản đồng thuận để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu khảo cổ 3.000m2 ở di tích Triền Tranh này. Đến nay, công tác khai quật khảo cổ cơ bản hoàn thành trên diện tích 2.000m2.
Trước khi làm đường cao tốc, đơn vị đã điều chỉnh thiết kế tránh vành đai bảo vệ khu di tích khảo cổ 70m theo quy định, tuy nhiên vẫn có một phần tuyến đường phải đi qua. Diện tích này chiếm 1/20 toàn diện tích di tích.
"Việc nắn đường cao tốc quá nhiều sẽ gây mất an toàn và nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông do phải điều chỉnh hướng tuyến đột ngột, trong khi tốc độ hành trình đang cao từ cửa hầm đi ra nên phần di tích nằm trên đường cao tốc buộc phải di dời. Đầu năm 2015, đơn vị thi công đã tạm dừng san lấp mặt bằng để Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm, hiện tại, VEC đang đợi phương án cụ thể của các cơ quan chuyên ngành Quảng Nam về việc di dời hiện vật của di tích để đưa ra phương án xử lý tối ưu. Theo ông Hùng đây là phương án tối ưu nhất hiện nay, bởi diện tích ảnh hưởng không lớn mà hạng mục thi công tại khu vực đã lên trên 100 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Sở VHTT&DL Quảng Nam đã họp bàn và thống nhất đưa ra phương án là sẽ di dời hiện vật của di tích về bảo tàng để trưng bày. Kết cấu kiến trúc sẽ được lưu lại trong hồ sơ. Các chi tiết hiện vật khai quật sẽ được phục dựng theo mô hình 3D; mặt bằng di tích sẽ giao cho đơn vị thi công san ủi toàn bộ để tiếp tục triển khai xây đường cao tốc.
Video: Đề xuất thu xe máy nếu đi vào đường cao tốc
Trao đổi với báo giới, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo gửi Bộ VHTT-DL xin ý kiến về phương thức xử lý sau khai quật đối với khu di tích vừa mới phát hiện (thuộc khu di tích Triền Tranh).
Tỉnh Quảng Nam đề xuất di dời toàn bộ di tích vừa mới phát hiện đến một địa điểm khác để bảo tồn và phục vụ cho việc nghiên cứu. Và với hiện trạng như hiện nay thì ngoài biện pháp di dời di tích ra thì không còn cách nào khác.
Bửu LânTỉnh Quảng Nam đề xuất di dời toàn bộ di tích vừa mới phát hiện đến một địa điểm khác để bảo tồn và phục vụ cho việc nghiên cứu. Và với hiện trạng như hiện nay thì ngoài biện pháp di dời di tích ra thì không còn cách nào khác.
Bình luận