Đại sứ Phạm Quang Vinh tin rằng sẽ có những thỏa thuận lớn được đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 22 - 25/5 tới. Nhân dịp này, VOV có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quang Vinh - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ về chuyến thăm quan trọng này.
- Thưa Đại sứ, chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Obama diễn ra sau 10 năm kể từ chuyến thăm của Tổng thống George W Bush vào năm 2006. Vậy chuyến thăm này có sự khác biệt gì so với chuyến thăm của ông Bush, thưa Đại sứ?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nếu chúng ta nhìn lại 20 năm quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ và đặc biệt là 10 năm qua thì đây là chuyến thăm kế tiếp thứ 3 của 3 đời Tổng thống liên tục của Mỹ. Trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc.
Thứ nhất, quan hệ thương mại song phương đã lên tới 45 tỷ USD, gấp 90 lần so với 20 năm trước đây. Thứ hai, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, 2 nước đã hình thành được khuôn khổ quan hệ lâu dài, ở đây là khuôn khổ Đối tác toàn diện được ký kết năm 2013 và đặc biệt là chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015 đã thông qua tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hai nước. Đây là nền tảng và cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước mạnh hơn nữa.
Bên cạnh đó, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, giao lưu nhân dân cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tôi hoàn toàn tin tưởng chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên.
- Thưa Đại sứ, đâu sẽ là điểm nhấn trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Điểm nhấn quan trọng nhất chắc chắn sẽ là sự tiếp nối chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015, đó là hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng độc lập chủ quyền và thể chế chính trị của nhau.
Giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng hợp tác. Tôi cho rằng hợp tác kinh tế chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa. Đây vốn là một trụ cột và sẽ tiếp tục có thêm nhiều cơ hội, khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận thấy một Việt Nam đổi mới, một môi trường ngày càng thuận lợi hơn và đang có những dự án đầu tư, mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Thứ hai là hai nước đang tích cực cùng nhau đưa Hiệp định TPP đi vào hoạt động, tạo thêm động lực thúc đẩy thương mại trong khuôn khổ TPP nói chung và giữa Việt Nam - Mỹ nói riêng.
Thứ ba là chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ tạo thêm động lực cho hợp tác trong các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, giáo dục vốn đã phát triển lâu nay. Giao lưu nhân dân hay hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải hay môi trường đều là những vấn đề mà 2 bên cùng quan tâm.
Đó là những điểm nhấn rất lớn, sự tin cậy chính trị và phát triển kinh tế để tạo động lực cho mối quan hệ tổng thể về khuôn khổ đối tác toàn diện sẽ càng phát triển hơn.
- Đại sứ có thể cho biết những nội dung mà hai sẽ thảo luận, liệu có thỏa thuận nào được đưa ra trong chuyến thăm của ông Obama hay không?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Hai bên đang rà soát tất cả các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Đối tác toàn diện cũng như những định hướng đã được đề ra trong Tuyên bố tầm nhìn 2015 để có thể thúc đẩy thêm nữa các thỏa thuận hợp tác. Tôi tin rằng sẽ có những thỏa thuận lớn trong những vấn đề này, từ hợp tác kinh tế cho đến những lĩnh vực hợp tác khác. Quá trình chuẩn bị đang được tiếp tục và chúng ta sẽ chờ những kết quả sắp tới.
- Vậy vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập tới như thế nào, thưa Đại sứ?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Tôi cho rằng cùng với các vấn đề song phương, hai bên cũng sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có biến đổi khí hậu, tình hình ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, các vấn đề như thiên tai, môi trường, y tế và an ninh toàn cầu, an ninh hàng hải cũng được hai bên đặc biệt quan tâm. Chúng tôi cho rằng đảm bảo hòa bình, ổn định, an toàn-an ninh hàng hải, đảm bảo không bên nào làm phức tạp tình hình, trái với luật pháp quốc tế, trái với công ước luật biển là những nội dung không chỉ được Việt Nam và Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm, mà đây là mối quan tâm chung của cả khu vực, trong đó ASEAN cũng có tiếng nói trong vấn đề này.
- Một trong những vấn đề quan tâm nhất hiện nay là lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Liệu chuyến thăm của ông Obama sẽ là cơ hội để Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này, thưa Đại sứ?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Trước hết từ phía Việt Nam và với tư cách là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, tôi đã làm việc với các cơ quan trong chính quyền và các nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề này. Tôi cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần thiết và càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ chứng tỏ rằng sau 20 năm, trở ngại cuối cùng được dỡ bỏ để quan hệ hai nước được bình thường hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới. Do đó, tôi đặt nhiều hy vọng vào điều này.
- Như Đại sứ đề cập ở trên, quan hệ Việt-Mỹ đã có rất nhiều dấu ấn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, ông Obama sẽ rời nhiệm sở vào đầu năm tới, vậy theo đánh giá của Đại sứ, liệu những di sản đó có tiếp tục được Tổng thống kế nhiệm duy trì và phát triển?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nếu nhìn vào chiều dài quan hệ Việt-Mỹ thì mối quan hệ này luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng, từ thúc đẩy bình thường hóa cho đến mở rộng quan hệ, hình thành khuôn khổ Đối tác toàn diện.
Thực tế đã chứng minh rằng trong 20 năm qua, các tổng thống Mỹ cho dù thuộc đảng nào cũng đều thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng phát triển hơn nữa. Thứ hai là cá nhân Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ của mình đã hướng tới quan hệ nhiều hơn với khu vực châu Á, nhiều hơn với ASEAN mà minh chứng là Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN vừa qua tại Sunnylands. Trong quan hệ với Việt Nam có 2 dấu mốc rất lớn là khuôn khổ Đối tác toàn diện và chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều này sẽ tạo ra dấu ấn khẳng định chiều hướng phát triển trên tất cả các bình diện trong khuôn khổ đã đề ra của Đối tác toàn diện ở một tầm cao hơn nữa và có tác dụng tiếp tục thúc đẩy quan hệ 2 nước không chỉ ở nhiệm kỳ này mà còn ở các nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sau này và tiếp tục có sự ủng hộ của cả hai đảng của Mỹ.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: VOV
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 22 - 25/5 tới. Nhân dịp này, VOV có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quang Vinh - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ về chuyến thăm quan trọng này.
- Thưa Đại sứ, chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Obama diễn ra sau 10 năm kể từ chuyến thăm của Tổng thống George W Bush vào năm 2006. Vậy chuyến thăm này có sự khác biệt gì so với chuyến thăm của ông Bush, thưa Đại sứ?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nếu chúng ta nhìn lại 20 năm quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ và đặc biệt là 10 năm qua thì đây là chuyến thăm kế tiếp thứ 3 của 3 đời Tổng thống liên tục của Mỹ. Trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh - Ảnh: VOV |
Bên cạnh đó, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, giao lưu nhân dân cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tôi hoàn toàn tin tưởng chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên.
- Thưa Đại sứ, đâu sẽ là điểm nhấn trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Điểm nhấn quan trọng nhất chắc chắn sẽ là sự tiếp nối chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015, đó là hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng độc lập chủ quyền và thể chế chính trị của nhau.
Giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng hợp tác. Tôi cho rằng hợp tác kinh tế chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa. Đây vốn là một trụ cột và sẽ tiếp tục có thêm nhiều cơ hội, khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận thấy một Việt Nam đổi mới, một môi trường ngày càng thuận lợi hơn và đang có những dự án đầu tư, mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Thứ hai là hai nước đang tích cực cùng nhau đưa Hiệp định TPP đi vào hoạt động, tạo thêm động lực thúc đẩy thương mại trong khuôn khổ TPP nói chung và giữa Việt Nam - Mỹ nói riêng.
Thứ ba là chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ tạo thêm động lực cho hợp tác trong các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, giáo dục vốn đã phát triển lâu nay. Giao lưu nhân dân hay hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải hay môi trường đều là những vấn đề mà 2 bên cùng quan tâm.
Đó là những điểm nhấn rất lớn, sự tin cậy chính trị và phát triển kinh tế để tạo động lực cho mối quan hệ tổng thể về khuôn khổ đối tác toàn diện sẽ càng phát triển hơn.
Đại sứ Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn phóng viên VOV thường trú tại Mỹ - Ảnh: VOV |
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Hai bên đang rà soát tất cả các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Đối tác toàn diện cũng như những định hướng đã được đề ra trong Tuyên bố tầm nhìn 2015 để có thể thúc đẩy thêm nữa các thỏa thuận hợp tác. Tôi tin rằng sẽ có những thỏa thuận lớn trong những vấn đề này, từ hợp tác kinh tế cho đến những lĩnh vực hợp tác khác. Quá trình chuẩn bị đang được tiếp tục và chúng ta sẽ chờ những kết quả sắp tới.
- Vậy vấn đề Biển Đông sẽ được đề cập tới như thế nào, thưa Đại sứ?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Tôi cho rằng cùng với các vấn đề song phương, hai bên cũng sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có biến đổi khí hậu, tình hình ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, các vấn đề như thiên tai, môi trường, y tế và an ninh toàn cầu, an ninh hàng hải cũng được hai bên đặc biệt quan tâm. Chúng tôi cho rằng đảm bảo hòa bình, ổn định, an toàn-an ninh hàng hải, đảm bảo không bên nào làm phức tạp tình hình, trái với luật pháp quốc tế, trái với công ước luật biển là những nội dung không chỉ được Việt Nam và Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm, mà đây là mối quan tâm chung của cả khu vực, trong đó ASEAN cũng có tiếng nói trong vấn đề này.
- Một trong những vấn đề quan tâm nhất hiện nay là lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Liệu chuyến thăm của ông Obama sẽ là cơ hội để Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này, thưa Đại sứ?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Trước hết từ phía Việt Nam và với tư cách là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, tôi đã làm việc với các cơ quan trong chính quyền và các nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề này. Tôi cho rằng việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là cần thiết và càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu đạt được trong chuyến thăm này thì đó là điều rất tốt cho quan hệ hai nước.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ chứng tỏ rằng sau 20 năm, trở ngại cuối cùng được dỡ bỏ để quan hệ hai nước được bình thường hóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, dỡ bỏ lệnh cấm vận này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy giữa hai nước, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới. Do đó, tôi đặt nhiều hy vọng vào điều này.
- Như Đại sứ đề cập ở trên, quan hệ Việt-Mỹ đã có rất nhiều dấu ấn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, ông Obama sẽ rời nhiệm sở vào đầu năm tới, vậy theo đánh giá của Đại sứ, liệu những di sản đó có tiếp tục được Tổng thống kế nhiệm duy trì và phát triển?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: Nếu nhìn vào chiều dài quan hệ Việt-Mỹ thì mối quan hệ này luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng, từ thúc đẩy bình thường hóa cho đến mở rộng quan hệ, hình thành khuôn khổ Đối tác toàn diện.
Thực tế đã chứng minh rằng trong 20 năm qua, các tổng thống Mỹ cho dù thuộc đảng nào cũng đều thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng phát triển hơn nữa. Thứ hai là cá nhân Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ của mình đã hướng tới quan hệ nhiều hơn với khu vực châu Á, nhiều hơn với ASEAN mà minh chứng là Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN vừa qua tại Sunnylands. Trong quan hệ với Việt Nam có 2 dấu mốc rất lớn là khuôn khổ Đối tác toàn diện và chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Điều này sẽ tạo ra dấu ấn khẳng định chiều hướng phát triển trên tất cả các bình diện trong khuôn khổ đã đề ra của Đối tác toàn diện ở một tầm cao hơn nữa và có tác dụng tiếp tục thúc đẩy quan hệ 2 nước không chỉ ở nhiệm kỳ này mà còn ở các nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sau này và tiếp tục có sự ủng hộ của cả hai đảng của Mỹ.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: VOV
Bình luận