(VTC News) - Đại diện Bộ TT&TT khẳng định, không can thiệp vào việc điều chỉnh tăng/giảm giá cước 3G của các nhà mạng miễn sao đúng cơ chế thị trường.
Đến thời điểm hiện tại, giá cước 3G của Việt Nam đang rẻ hơn gần 10 lần so với Trung Quốc và kém khoảng 40 lần so với các nước châu Âu, và Việt Nam đang thuộc danh sách những quốc gia có giá cước 3G rẻ nhất thế giới.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó Tổng Giám đốc Viettel: Các nhà mạng tại Việt Nam đã giảm giá cước 3G xuống dưới mức giá thành.
Đồng thời, ông Hùng cũng cho biết: Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G trên điện thoại di động đang tăng nhanh nhưng doanh thu từ mảng này lại tăng rất ít. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ doanh thu của dịch vụ dữ liệu di động chỉ tăng 7% và con số này là 10% trong năm 2013.
Do thời gian đầu phải cạnh tranh để thu hút người dùng nên mức giá cước 3G đã được các nhà mạng hạ xuống mức quá thấp. Theo thời gian, số lượng thuê bao tăng trưởng nhanh, nhà mạng đã phải đầu tư thêm rất nhiều kinh phí nhằm mở rộng hạ tầng, nâng cấp hệ thống, chính vì vậy, doanh thu từ dịch vụ này khá ì ạch.
Về phía MobiFone, đại diện nhà mạng cho biết, mức cước cho dịch vụ 3G chỉ bằng xấp xỉ 50% so với giá thành mà nhà mạng phải bỏ ra. Nếu cứ giữ nguyên mức giá này, nhà mạng sẽ không thể đầu tư phát triển mạng lưới cũng như nâng cao chất lượng của dịch vụ 3G. Chính vì vậy, việc tăng giá cước 3G là chuyện bắt buộc.
Hiện nay, mức giá các gói cước 3G không giới hạn của MobiFone (Miu) và VinaPhone (Max) đang là 50.000 đồng/tháng, tăng 10.000 đồng so với thời điểm trước 1/4/2013, ngang bằng với gói tương tự Mimax của Viettel.
Tuy nhiên, hồi tháng 7/2013 vừa qua, Viettel đã đề xuất lên Bộ TT&TT việc tăng cước cho dịch vụ 3G. Nếu yêu cầu trên được chấp thuận, điều này đồng nghĩa với việc người dùng của các nhà mạng còn lại cũng sẽ phải đối mặt với một đợt tăng giá cước tương tự.
Tăng/giảm cước 3G là tất yếu
Đồng quan điểm với các nhà mạng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết lý do các nhà mạng tăng cước 3G trong thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá dịch vụ này đang ở mức dưới giá thành. Việc điều chỉnh lại giá nhằm tạo điều kiện cho nhà mạng có cơ hội tái đầu tư vào hệ thống, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ông Thắng cũng giải thích thêm: Người dùng viễn thông ở Việt Nam từ lâu đã quen với việc giá cước đi xuống, tuy nhiên đây cũng là một loại hình kinh doanh, vì vậy, viễn thông cũng phải đi theo cơ chế thị trường, có giảm thì phải có tăng. Người dùng cần làm quen dần với việc tăng và giảm cước 3G, đây là chuyện hết sức bình thường.
Ngoài ra, Thứ trưởng Thắng còn cho biết, Bộ sẽ không can thiệp vào việc tăng và giảm giá dịch vụ 3G của doanh nghiệp viễn thông mà chỉ quản lý mức giá cước dịch vụ bằng mức giá trần. Chỉ khi nào doanh nghiệp tăng giá quá cao, gây bất ổn định cho thị trường hoặc có phản ứng từ người dùng, lúc đó Bộ mới can thiệp giải quyết.
Nhà mạng kể "khổ"
Hiện nay, xu thế chung của viễn thông thế giới là giảm giá các dịch vụ của mình theo thời gian nhằm thu hút người dùng. Ở Việt Nam, câu chuyện hạ giá này cũng đã diễn ra tương tự, ngoại trừ trong mảng kết nối internet từ thuê bao di động, với giá cước 3G đang tăng dần theo thời gian.
Bắt đầu được cung cấp từ năm 2009, dịch vụ 3G thủa ban đầu có mức cước khá cao vì vậy không thu hút được người dùng. Nhằm đối phó với thực trạng này cũng như tăng mức độ cạnh tranh với nhau, các nhà mạng hàng đầu như Viettel, MobiFone và VinaPhone đã liên tiếp tung ra các đợt khuyến mại khủng, kéo theo đó là mức cước 3G hạ xuống với tốc độ chóng mặt.
Giá cước 3G ở Việt Nam được đánh giá ở mức rẻ nhất thế giới |
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng Phó Tổng Giám đốc Viettel: Các nhà mạng tại Việt Nam đã giảm giá cước 3G xuống dưới mức giá thành.
Đồng thời, ông Hùng cũng cho biết: Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G trên điện thoại di động đang tăng nhanh nhưng doanh thu từ mảng này lại tăng rất ít. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ doanh thu của dịch vụ dữ liệu di động chỉ tăng 7% và con số này là 10% trong năm 2013.
Do thời gian đầu phải cạnh tranh để thu hút người dùng nên mức giá cước 3G đã được các nhà mạng hạ xuống mức quá thấp. Theo thời gian, số lượng thuê bao tăng trưởng nhanh, nhà mạng đã phải đầu tư thêm rất nhiều kinh phí nhằm mở rộng hạ tầng, nâng cấp hệ thống, chính vì vậy, doanh thu từ dịch vụ này khá ì ạch.
Về phía MobiFone, đại diện nhà mạng cho biết, mức cước cho dịch vụ 3G chỉ bằng xấp xỉ 50% so với giá thành mà nhà mạng phải bỏ ra. Nếu cứ giữ nguyên mức giá này, nhà mạng sẽ không thể đầu tư phát triển mạng lưới cũng như nâng cao chất lượng của dịch vụ 3G. Chính vì vậy, việc tăng giá cước 3G là chuyện bắt buộc.
Hiện nay, mức giá các gói cước 3G không giới hạn của MobiFone (Miu) và VinaPhone (Max) đang là 50.000 đồng/tháng, tăng 10.000 đồng so với thời điểm trước 1/4/2013, ngang bằng với gói tương tự Mimax của Viettel.
Tuy nhiên, hồi tháng 7/2013 vừa qua, Viettel đã đề xuất lên Bộ TT&TT việc tăng cước cho dịch vụ 3G. Nếu yêu cầu trên được chấp thuận, điều này đồng nghĩa với việc người dùng của các nhà mạng còn lại cũng sẽ phải đối mặt với một đợt tăng giá cước tương tự.
Tăng/giảm cước 3G là tất yếu
Đồng quan điểm với các nhà mạng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết lý do các nhà mạng tăng cước 3G trong thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá dịch vụ này đang ở mức dưới giá thành. Việc điều chỉnh lại giá nhằm tạo điều kiện cho nhà mạng có cơ hội tái đầu tư vào hệ thống, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
Người dùng có thể sắp phải đối mặt với đợt tăng giá cước 3G mới |
Ngoài ra, Thứ trưởng Thắng còn cho biết, Bộ sẽ không can thiệp vào việc tăng và giảm giá dịch vụ 3G của doanh nghiệp viễn thông mà chỉ quản lý mức giá cước dịch vụ bằng mức giá trần. Chỉ khi nào doanh nghiệp tăng giá quá cao, gây bất ổn định cho thị trường hoặc có phản ứng từ người dùng, lúc đó Bộ mới can thiệp giải quyết.
Hà Thanh
Bình luận