Đây là nhận định của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại tọa đàm xúc tiến đầu tư và du lịch Nhật Bản tại Hà Nội.
Toạ đàm do Đại sứ quán Nhật Bản, VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) phối hợp tổ chức sáng nay, 20/3.
Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết, hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Số dự án được cấp phép chiếm khoảng 30%, bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, bán lẻ, dịch vụ, trong đó có nhiều công trình mang biểu tượng của Nhật Bản ở Việt Nam như cầu Nhật Tân, Nhà ga Quốc tế Nội Bài.
“Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp của hai nước”, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định: “Khi TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại chiến lược chuỗi giá trị với Việt Nam. Vì lợi ích của mình, các doanh nghiệp Nhật Bản cần tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam. Chắc chắn sẽ có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”.
Cũng theo ông Lộc, trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), các doanh nghiệp Nhật Bản đều quyết định sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cảnh báo: Việt Nam có thể đón nhận thành công được làn sóng này không còn phụ thuộc vào nội lực và công cuộc cải cách thể chế của Chính phủ và các địa phương…
Giáo sư Yamada Yoshihiko, Chủ tịch Hiệp hội biển Đông Á, Trưởng ban điều phối thảo luận ASEAN+3, cho rằng, đây là thời điểm các doanh nghiệp Nhật Bản hướng mục tiêu đầu tư tiến ra nước ngoài. Nhưng liệu Việt Nam - vốn có vị trí địa lý trung tâm ASEAN - có trở thành trung tâm kinh tế mới của khu vực hay không, còn phụ thuộc vào những cải thiện môi trường đầu tư và đặc biệt là hoàn thiện hạ tầng giao thông.
“Với các nhà đầu tư thì môi trường đầu tư là đặc biệt quan trọng, với riêng nhà đầu tư Nhật Bản thì còn có thêm coi trọng mối quan hệ con người”, ông Yamada nói.
Từ kinh nghiệm của một doanh nghiệp có hợp tác đầu tư sâu rộng với Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AIC cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, giao thông, dược phẩm, môi trường, rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, vì tương đồng về văn hóa, lịch sử cũng như cơ hội hợp tác.
Ngược lại, khi doanh nghiệp Việt Nam thương mại với Nhật Bản cũng nhận được sự chia sẻ đặc biệt. "Các doanh nghiệp du lịch của Nhật Bản luôn có chính sách ưu đãi đặc biệt cho du khách Việt sang Nhật Bản", bà Nhàn nói.
Nguồn: thanh niên
Toạ đàm do Đại sứ quán Nhật Bản, VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) phối hợp tổ chức sáng nay, 20/3.
Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết, hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Số dự án được cấp phép chiếm khoảng 30%, bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, bán lẻ, dịch vụ, trong đó có nhiều công trình mang biểu tượng của Nhật Bản ở Việt Nam như cầu Nhật Tân, Nhà ga Quốc tế Nội Bài.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cảnh báo: "Việt Nam có thể đón nhận thành công được làn sóng đầu tư từ Nhật Bản không còn phụ thuộc vào nội lực và công cuộc cải cách thể chế của Chính phủ và các địa phương" - Ảnh: Minh Hà |
“Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp của hai nước”, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Ông Vũ Tiến Lộc khẳng định: “Khi TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại chiến lược chuỗi giá trị với Việt Nam. Vì lợi ích của mình, các doanh nghiệp Nhật Bản cần tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam. Chắc chắn sẽ có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”.
Cũng theo ông Lộc, trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), các doanh nghiệp Nhật Bản đều quyết định sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cảnh báo: Việt Nam có thể đón nhận thành công được làn sóng này không còn phụ thuộc vào nội lực và công cuộc cải cách thể chế của Chính phủ và các địa phương…
Giáo sư Yamada Yoshihiko, Chủ tịch Hiệp hội biển Đông Á, Trưởng ban điều phối thảo luận ASEAN+3, cho rằng, đây là thời điểm các doanh nghiệp Nhật Bản hướng mục tiêu đầu tư tiến ra nước ngoài. Nhưng liệu Việt Nam - vốn có vị trí địa lý trung tâm ASEAN - có trở thành trung tâm kinh tế mới của khu vực hay không, còn phụ thuộc vào những cải thiện môi trường đầu tư và đặc biệt là hoàn thiện hạ tầng giao thông.
“Với các nhà đầu tư thì môi trường đầu tư là đặc biệt quan trọng, với riêng nhà đầu tư Nhật Bản thì còn có thêm coi trọng mối quan hệ con người”, ông Yamada nói.
Từ kinh nghiệm của một doanh nghiệp có hợp tác đầu tư sâu rộng với Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AIC cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, giao thông, dược phẩm, môi trường, rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, vì tương đồng về văn hóa, lịch sử cũng như cơ hội hợp tác.
Ngược lại, khi doanh nghiệp Việt Nam thương mại với Nhật Bản cũng nhận được sự chia sẻ đặc biệt. "Các doanh nghiệp du lịch của Nhật Bản luôn có chính sách ưu đãi đặc biệt cho du khách Việt sang Nhật Bản", bà Nhàn nói.
Nguồn: thanh niên
Bình luận