(VTC News) - Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thống nhất với tờ trình của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thành lập mới đơn vị điều tra các tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp.
Sáng 13/5, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các Tờ trình, Đề án của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Báo cáo trước Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được giao thêm một số nhiệm vụ mới như: Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
“Trên thực tế, số lượng nhóm tội này ngày một tăng; định hướng sửa đổi Bộ luật hình sự cũng bổ sung một số tội danh thuộc nhóm tội này”, ông Nguyễn Hòa Bình thông tin.
Hiện nay, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp được giao cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự trị an xã hội là không hợp lý.
“Đối tượng đấu tranh của Vụ này với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là khác nhau, không đảm bảo tính chuyên sâu, khách quan; áp lực thực tế công việc ngày càng nặng nề; quy mô tổ chức cấp Phòng hiện tại không thể đáp ứng được nhiệm vụ tăng thêm”, ông Nguyễn Hòa Bình lý giải.
Vì vậy, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất thành lập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp – ông Nguyễn Văn Hiện cũng đồng tình với đề xuất của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng tình với đề án thành lập mới Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng theo Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì phạm vi thẩm quyền của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã được mở rộng hơn.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần quy định rõ số lượng cấp phó trong đề án tổ chức bộ máy của ngành kiểm sát các cấp từ trung ương đến địa phương để quản lý chặt chẽ.
Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đề xuất thành lập 3 Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, theo hướng gắn với phạm vi lãnh thổ. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại phía Bắc có trụ sở tại Hà Nội; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại miền Trung và Tây Nguyên có trụ sở tại TP Đà Nẵng; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại phía Nam có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh.
Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua 7 nghị quyết phê chuẩn, quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ và bảo đảm hoạt động của ngành kiểm sát theo quy định của luật tổ chức VKSND năm 2014 .
Phạm Thịnh
Sáng 13/5, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các Tờ trình, Đề án của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao |
Báo cáo trước Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được giao thêm một số nhiệm vụ mới như: Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
“Trên thực tế, số lượng nhóm tội này ngày một tăng; định hướng sửa đổi Bộ luật hình sự cũng bổ sung một số tội danh thuộc nhóm tội này”, ông Nguyễn Hòa Bình thông tin.
Hiện nay, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp được giao cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự trị an xã hội là không hợp lý.
“Đối tượng đấu tranh của Vụ này với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là khác nhau, không đảm bảo tính chuyên sâu, khách quan; áp lực thực tế công việc ngày càng nặng nề; quy mô tổ chức cấp Phòng hiện tại không thể đáp ứng được nhiệm vụ tăng thêm”, ông Nguyễn Hòa Bình lý giải.
Vì vậy, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất thành lập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Lời hứa của các Bộ trưởng tại phiên chất vấn trước Quốc hội
Nguồn: VTV
Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp – ông Nguyễn Văn Hiện cũng đồng tình với đề xuất của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng tình với đề án thành lập mới Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng theo Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì phạm vi thẩm quyền của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã được mở rộng hơn.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần quy định rõ số lượng cấp phó trong đề án tổ chức bộ máy của ngành kiểm sát các cấp từ trung ương đến địa phương để quản lý chặt chẽ.
Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đề xuất thành lập 3 Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, theo hướng gắn với phạm vi lãnh thổ. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại phía Bắc có trụ sở tại Hà Nội; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại miền Trung và Tây Nguyên có trụ sở tại TP Đà Nẵng; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại phía Nam có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh.
Tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua 7 nghị quyết phê chuẩn, quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ và bảo đảm hoạt động của ngành kiểm sát theo quy định của luật tổ chức VKSND năm 2014 .
Phạm Thịnh
Bình luận