(VTC News) – Các hình thức kinh doanh qua mạng kiểu đa cấp, trong đó người tham gia phải đóng một khoản ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng sẽ bị cấm trong thời gian tới đây.
Tại Điều 4, chương I của Dự thảo Nghị định Thương mại điện tử nêu rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam.
Theo đó, cấm cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua một mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
Cấm lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Dự thảo cũng cấm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử mà chưa được đăng ký hoặc cấp phép.
Cũng theo dự thảo, đây là một trong những hành vi lợi dụng thương mại điện tử gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Loại hành vi này cùng những vi phạm nghiêm trọng khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử của Bộ Công Thương thừa nhận 2 hình thức website thương mại điện tử. Đó là website thương mại tử bán hàng do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Thứ 2 là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là trang thông tin được thiết lập để cung cấp môi trường cho cá nhân, tổ chức, thương nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Mô hình này bao gồm sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến và website khuyến mãi trực tuyến.
Ngoài ra, dự thảo quy định các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử phải công bố cơ chế, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website của mình.
Dự thảo nghị định về Thương mại điện tử của Bộ Công Thương đang được lấy ý kiến đóng góp của người dân từ ngày 23/7 và kết thúc vào ngày 21/9/2012.
Trước đó, Bộ Công thương cho biết, một số website mặc dù chưa được đăng ký là sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng vẫn triển khai các hoạt động kinh doanh kiểu môi giới rầm rộ.
Điển hình nhất là vụ việc của Công ty cổ phần Mua bán trực tuyến (Muaban24) dù chưa từng được cấp đăng ký và công nhận website này là sàn giao dịch thương mại điện tử, nhưng vẫn ngang nhiên lôi kéo người tham gia.
Tại Điều 4, chương I của Dự thảo Nghị định Thương mại điện tử nêu rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam.
Theo đó, cấm cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua một mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
Cấm lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Dự thảo cũng cấm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử mà chưa được đăng ký hoặc cấp phép.
Cũng theo dự thảo, đây là một trong những hành vi lợi dụng thương mại điện tử gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Loại hành vi này cùng những vi phạm nghiêm trọng khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Sẽ cấm các hình thức kinh doanh qua mạng kiểu đa cấp |
Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử của Bộ Công Thương thừa nhận 2 hình thức website thương mại điện tử. Đó là website thương mại tử bán hàng do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Thứ 2 là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là trang thông tin được thiết lập để cung cấp môi trường cho cá nhân, tổ chức, thương nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Mô hình này bao gồm sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến và website khuyến mãi trực tuyến.
Ngoài ra, dự thảo quy định các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử phải công bố cơ chế, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website của mình.
Dự thảo nghị định về Thương mại điện tử của Bộ Công Thương đang được lấy ý kiến đóng góp của người dân từ ngày 23/7 và kết thúc vào ngày 21/9/2012.
Trước đó, Bộ Công thương cho biết, một số website mặc dù chưa được đăng ký là sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng vẫn triển khai các hoạt động kinh doanh kiểu môi giới rầm rộ.
Điển hình nhất là vụ việc của Công ty cổ phần Mua bán trực tuyến (Muaban24) dù chưa từng được cấp đăng ký và công nhận website này là sàn giao dịch thương mại điện tử, nhưng vẫn ngang nhiên lôi kéo người tham gia.
Ngọc Vy
Bình luận