Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đảm bảo danh tính, việc học tập cho con phụ huynh nếu họ cung cấp thông tin, bằng chứng về những khoản thu sai.
Xin ông cho biết, Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học thực hiện các khoản thu, chi đầu năm học mới 2013-2014 như thế nào? Quy định của Sở đưa ra có những điểm mới so với năm 2012?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Năm học mới 2013-2014, các khoản thu, chi trong các trường học được tiến hành theo 2 khoản thu: học phí và ngoài học phí.
Các trường trên địa bàn thành phố tiếp tục thu học phí theo Quyết định 22 của UBND thành phố và Hướng dẫn 3086 của liên Sở GD-ĐT, Tài chính, Lao động Thương binh & Xã hội về việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo cơ chế thu và sử dụng các khoản học phí thuộc các cơ sở giáo dục quốc dân.
Đối với các khoản thu khác trong nhà trường, bắt đầu từ năm học này, HĐND thành phố Hà Nội yêu cầu có văn bản hướng dẫn thu khác. Văn bản này sẽ do UBND thành phố ban hành dựa theo đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính.
Theo đó, đối với khoản thu thỏa thuận, các trường phải tổ chức họp bàn với cha mẹ học sinh để trình bày dự toán chi và dự kiến mức thu. Các khoản thu, chi phải công khai, minh bạch.
Để kiểm tra việc thu, chi tại các trường học, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất xuống kiểm tra các đơn vị. Nếu phát hiện trường nào thu không đúng quy định và không được sự đồng tình của phụ huynh, thì sẽ bị xử lý.
Hiện nay, nhiều phụ huynh thực sự không đồng tình về các khoản thu của trường dưới hình thức tự nguyện, xã hội hóa giáo dục và theo Hội Phụ huynh lớp đã họp nhưng vẫn phải đóng vì phần đông ý kiến đồng tình như kiểu “té nước theo mưa”. Ý kiến của ông về vấn đề này và giải pháp khắc phục như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản hưởng dẫn thực hiện các khoản thu-chi trong trường học. Trong đó nêu rõ, các trường học không tự đặt ra các khoản thu. Đối với những khoản thu tự nguyện thì phải đảm bảo nguyên tắc thực sự đóng góp tự nguyện của các bậc cha mẹ học sinh (HS).
Ban đại diện cha mẹ HS sẽ tổ chức họp tất cả phụ huynh trong trường và lớp để thống nhất về những khoản thu một cách hợp lý. Còn đóng hay không là quyền của phụ huynh HS. Nếu phụ huynh nào không đồng tình với những yêu cầu, khoản thu nào đó thì được quyền từ chối.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường phải sử dụng các khoản thu một cách công khai, minh bạch theo đúng quy chế hướng dẫn của Sở.
Mặc dù thời gian gần đây, ngành Giáo dục đã đưa ra những quy định về chống lạm thu trong năm học. Tuy nhiên, vấn đề này luôn được các trường “lách” dưới nhiều hình thức khác nhau khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Theo ông, ngành GD-ĐT Hà Nội sẽ khắc phục triệt đề tình trạng như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Đúng là trong những năm gần đây, tình trạng lạm thu đã gây nên bức xúc trong xã hội. Trong các đợt thanh tra, chúng tôi đều nhận được lời giải thích của nhiều trường học và Ban đại diện cha mẹ HS đối với các khoản thu là muốn chia sẻ những khó khăn đối với trường học như: mắc thêm quạt trần hay những vật dụng khác phục vụ cho trường, lớp học…
Tuy nhiên, cách thực hiện các khoản thu không đúng nên dẫn đến sự bức xúc của nhiều phụ huynh HS.
Trước tình hình này, từ năm 2012, Sở GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn thu-chi và tăng cường nhiều đoàn thanh tra đi giám sát, kiểm tra các khoản thu ở trường học nên tình trạng lạm thu có phần giảm bớt.
Thế nhưng, vẫn còn một số trường học thực hiện trái quy định của Sở GD-ĐT.
Để khắc phục tình trạng lạm thu, năm nay, tất cả lực lượng thanh tra của Bộ, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT các quận, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất đối với những khoản thu ở tất cả đơn vị trường học. Nơi nào có sai phạm thu, chi thì sẽ bị xử lý. Vào đợt xét thi đua năm học, nếu cơ sở giáo dục nào mắc sai phạm thì Sở GD-ĐT sẽ cắt thi đua của đơn vị đó.
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học không được thu tất các khoản tiền từ đầu năm. Việc làm này nhằm giảm sức ép đối với phụ huynh, đặc biệt là những gia đình khó khăn.
Một yếu tố quan trọng nhằm giúp ngành GD-ĐT khắc phục tình trạng lạm thu là chúng tôi đang rất cần sự đóng góp ý kiến, kịp thời phát hiện và phản ánh về các khoản thu sai của cơ sở giáo dục với các cơ quan quản lý của ngành GD để nhanh chóng xử lý.
Nếu phụ huynh nào có những bằng chứng về cơ sở mầm non hay trường học nào có những khoản thu trái quy định thì có thể gửi về phòng GD-ĐT quận, huyện. Chúng tôi đảm bảo những thông tin mà phụ huynh cung cấp cho các cơ quan quản lý sẽ được xử lý nhằm chỉnh đốn tốt hơn công tác thu, chi ở trong trường học.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đảm bảo an toàn danh tính của phụ huynh cũng như việc học tập cho con của họ.
Còn phụ huynh biết là trường, lớp thu- chi sai nhưng chỉ ca thán không thôi thì sẽ rất khó xử lý.
Để giúp các trường bớt khó khăn trong xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và cải tiến điều kiện dạy và học cũng như giảm bớt các khoản thu ngoài học phí, năm nay Sở GD-ĐT đảm bảo dành 20% ngân sách của địa phương để đầu tư cho sự phát triển giáo dục.
Chuẩn bị cho năm học mới, ngành GD-ĐT Hà Nội đã cải tạo được 5.411 phòng học với kinh phí là 973,8 tỷ đồng; xây mới được 2.541 phòng với kinh phí 962 tỷ đồng.
Sở GD-ĐT cũng sẽ dành 206 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thực hiện 4 dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia như: phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tăng cường dạy học ngoại ngữ; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Ngoài ra, Sở còn được dành gần 70 tỷ đồng để đầu tư mua sắm trang thiết bị cho một số trường mới được thành lập.
Xin cảm ơn ông!
Năm nào cũng vậy, cứ đến năm học mới là các bậc phụ huynh lại lo lắng về những khoản tiền để đóng cho con. Mặc dù ngành GD-ĐT đã có những văn bản hướng về dẫn về việc thu- chi nhưng tình trạng lạm thu, núp bóng xã hội hóa giáo dục vẫn còn diễn ra.
Là một địa phương từng có trường học thu- chi sai quy định, năm nay, ngành GD-ĐT Hà Nội sẽ đưa ra những giải pháp quyết liệt hơn để khắc phục tình trạng lạm thu. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Năm học mới 2013-2014, các khoản thu, chi trong các trường học được tiến hành theo 2 khoản thu: học phí và ngoài học phí.
Các trường trên địa bàn thành phố tiếp tục thu học phí theo Quyết định 22 của UBND thành phố và Hướng dẫn 3086 của liên Sở GD-ĐT, Tài chính, Lao động Thương binh & Xã hội về việc miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo cơ chế thu và sử dụng các khoản học phí thuộc các cơ sở giáo dục quốc dân.
Đối với các khoản thu khác trong nhà trường, bắt đầu từ năm học này, HĐND thành phố Hà Nội yêu cầu có văn bản hướng dẫn thu khác. Văn bản này sẽ do UBND thành phố ban hành dựa theo đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính.
Theo đó, đối với khoản thu thỏa thuận, các trường phải tổ chức họp bàn với cha mẹ học sinh để trình bày dự toán chi và dự kiến mức thu. Các khoản thu, chi phải công khai, minh bạch.
Để kiểm tra việc thu, chi tại các trường học, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất xuống kiểm tra các đơn vị. Nếu phát hiện trường nào thu không đúng quy định và không được sự đồng tình của phụ huynh, thì sẽ bị xử lý.
Hiện nay, nhiều phụ huynh thực sự không đồng tình về các khoản thu của trường dưới hình thức tự nguyện, xã hội hóa giáo dục và theo Hội Phụ huynh lớp đã họp nhưng vẫn phải đóng vì phần đông ý kiến đồng tình như kiểu “té nước theo mưa”. Ý kiến của ông về vấn đề này và giải pháp khắc phục như thế nào?
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản hưởng dẫn thực hiện các khoản thu-chi trong trường học. Trong đó nêu rõ, các trường học không tự đặt ra các khoản thu. Đối với những khoản thu tự nguyện thì phải đảm bảo nguyên tắc thực sự đóng góp tự nguyện của các bậc cha mẹ học sinh (HS).
Ban đại diện cha mẹ HS sẽ tổ chức họp tất cả phụ huynh trong trường và lớp để thống nhất về những khoản thu một cách hợp lý. Còn đóng hay không là quyền của phụ huynh HS. Nếu phụ huynh nào không đồng tình với những yêu cầu, khoản thu nào đó thì được quyền từ chối.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường phải sử dụng các khoản thu một cách công khai, minh bạch theo đúng quy chế hướng dẫn của Sở.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống |
Ông Nguyễn Hiệp Thống: Đúng là trong những năm gần đây, tình trạng lạm thu đã gây nên bức xúc trong xã hội. Trong các đợt thanh tra, chúng tôi đều nhận được lời giải thích của nhiều trường học và Ban đại diện cha mẹ HS đối với các khoản thu là muốn chia sẻ những khó khăn đối với trường học như: mắc thêm quạt trần hay những vật dụng khác phục vụ cho trường, lớp học…
Tuy nhiên, cách thực hiện các khoản thu không đúng nên dẫn đến sự bức xúc của nhiều phụ huynh HS.
Trước tình hình này, từ năm 2012, Sở GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn thu-chi và tăng cường nhiều đoàn thanh tra đi giám sát, kiểm tra các khoản thu ở trường học nên tình trạng lạm thu có phần giảm bớt.
Thế nhưng, vẫn còn một số trường học thực hiện trái quy định của Sở GD-ĐT.
|
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học không được thu tất các khoản tiền từ đầu năm. Việc làm này nhằm giảm sức ép đối với phụ huynh, đặc biệt là những gia đình khó khăn.
Một yếu tố quan trọng nhằm giúp ngành GD-ĐT khắc phục tình trạng lạm thu là chúng tôi đang rất cần sự đóng góp ý kiến, kịp thời phát hiện và phản ánh về các khoản thu sai của cơ sở giáo dục với các cơ quan quản lý của ngành GD để nhanh chóng xử lý.
Nếu phụ huynh nào có những bằng chứng về cơ sở mầm non hay trường học nào có những khoản thu trái quy định thì có thể gửi về phòng GD-ĐT quận, huyện. Chúng tôi đảm bảo những thông tin mà phụ huynh cung cấp cho các cơ quan quản lý sẽ được xử lý nhằm chỉnh đốn tốt hơn công tác thu, chi ở trong trường học.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đảm bảo an toàn danh tính của phụ huynh cũng như việc học tập cho con của họ.
Còn phụ huynh biết là trường, lớp thu- chi sai nhưng chỉ ca thán không thôi thì sẽ rất khó xử lý.
Để giúp các trường bớt khó khăn trong xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và cải tiến điều kiện dạy và học cũng như giảm bớt các khoản thu ngoài học phí, năm nay Sở GD-ĐT đảm bảo dành 20% ngân sách của địa phương để đầu tư cho sự phát triển giáo dục.
Chuẩn bị cho năm học mới, ngành GD-ĐT Hà Nội đã cải tạo được 5.411 phòng học với kinh phí là 973,8 tỷ đồng; xây mới được 2.541 phòng với kinh phí 962 tỷ đồng.
Sở GD-ĐT cũng sẽ dành 206 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thực hiện 4 dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia như: phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tăng cường dạy học ngoại ngữ; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Ngoài ra, Sở còn được dành gần 70 tỷ đồng để đầu tư mua sắm trang thiết bị cho một số trường mới được thành lập.
Xin cảm ơn ông!
Theo Chu Miên/VOV
Bình luận