• Zalo

Sau sao Hỏa, tiếp tục phát hiện dấu vết sự sống trên mặt trăng sao Thổ

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 04/07/2018 17:16:00 +07:00Google News

Các nhà khoa học phát hiện ra có một cacbon hữu cơ phức tạp, cho thấy dấu hiệu của sự sống phun ra từ bề mặt mặt trăng Enceladus quay xung quanh sao Thổ.

Dữ liệu thu thập được từ tàu vũ trụ Cassini của NASA cho thấy, một phân tử hữu cơ giàu cacbon được phát hiện phun ra từ các vết nứt trên bề mặt của mặt trăng băng giá Enceladus xung quanh sao Thổ

Phát hiện này đồng nghĩa với việc, Enceladus là hành tinh duy nhất ngoài Trái Đất xuất hiện dấu vết của sự sống, theo quan điểm của nhà khoa học không gian Christopher Glein trong một tuyên bố từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) ở San Antonio.

Như vậy, có phải mặt trăng Enceladus đang tồn tại sự sống của người ngoài hành tinh? 

46_feature_1600x900_enceladus

 Bề mặt mặt trăng sao Hỏa.

Nozair Khawaja, một nhà khoa học vũ trụ tại Đại học Heidelberg ở Đức, tác giả chính của nghiên cứu nói: “Chúng ta không thể chắc chắn rằng nguồn gốc của những vật liệu hình thành sự sống này có phải là sinh học hay không?" 

Theo Nozair, các nhà khoa học không chắc chắn về nguồn gốc của những phân tử phức tạp này, nhưng nó hoàn toàn có thể đến từ một sinh vật sống.

Trước đó, NASA khám phá bên dưới bề mặt băng của Enceladus phát hiện sự tồn tại đại dương nước khổng lồ, dựa vào những vết nứt phun các cột vật chất lên không trung trên bề mặt thiên thể.

Các nhà khoa học xác định 1,4% vật chất trong cột là phân tử hydro, sản phẩm của phản ứng thủy nhiệt tương tự trên Trái Đất. 0,8% trong đó là CO2. Đây là những hóa chất cần thiết tạo ra khí methane, loại khí vi khuẩn dưới đáy đại dương của Trái Đất cần để duy trì sự sống. 

vida-en-la-luna-de-encelado-saturno

 Phân tích cho thấy dưới bề mặt Enceladus là một đại dương ấm áp.

"Hydrogen cung cấp một nguồn năng lượng hóa học hỗ trợ vi khuẩn sống trong các đại dương của Trái đất gần lỗ thông thủy nhiệt", Hunter Waite - nhà khoa học khí quyển và điều tra viên chính của nghiên cứu cho biết trong tuyên bố từ SWRI.

Với ý nghĩ đó, các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu các phân tử hữu cơ phức tạp này có thể đến từ các lỗ thông thủy nhiệt như các lỗ trên đáy biển của Trái đất, nơi có hàng trăm dạng sống nguyên thủy như giun ống hay không.

Video: Sao Hỏa sẽ lớn và sáng hơn khi nhìn từ Trái Đất vào tháng 7

Vì nguồn gốc của các phân tử phức tạp này vẫn chưa rõ ràng, do vậy các nhà nghiên cứu mong đợi cuộc thăm dò tiếp theo để giúp họ tìm hiểu thêm về điều đó.

Một tàu vũ trụ trong tương lai có thể bay qua mặt trăng Enceladus và phân tích những phân tử hữu cơ phức tạp này bằng cách sử dụng máy đo phổ khối có độ phân giải cao, giúp chúng ta xác định những phân tử này được tạo ra như thế nào.

Mai Tâm
Bình luận
vtcnews.vn