Có nhiều người được may mắn sống sót sau những tai nạn lao động khi bị lột toàn bộ mảng da đầu chỉ trơ hộp sọ.
Nhờ thực hiện phẫu thuật bằng kính hiển vi, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Bệnh viện Việt Đức đã tìm lại gương mặt, sự tự tin, niềm vui sống cho nhiều con người.
Trên thế giới, hiện có 60 ca phẫu thuật vi phẫu thành công cho những người mắc phải tai nạn bị lột toàn bộ tóc, da đầu trong đó, Việt Nam đã thực hiện thành công hơn 10 ca.
Có nhiều người được may mắn sống sót sau những tai nạn lao động khi bị lột toàn bộ mảng da đầu. Nhưng suốt phần đời sau này, họ sẽ chịu nhiều di chứng nặng nề về sức khỏe, mái tóc không bao giờ mọc lại và những mảng sẹo nhăn nhúm trên da đầu sẽ khiến họ mặc cảm… Nhưng thật may mắn, họ đã gặp được những bác sĩ tuyệt vời.
Sau một tiếng “á”, chỉ còn trơ hộp sọ
Khi được gặp hai mẹ con bệnh nhân Thùy (Ý Yên, Nam Định) tại Khoa Phẫu thuật tạo hình BV Việt Đức trong một lần tái khám gần đây, chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy một cô gái có gương mặt đẹp, tươi rói, mái tóc dài mượt, chẳng còn dấu hiệu về vụ tai nạn kinh hoàng cách đây hai năm trước.
Trong lời kể của chị Tâm (mẹ của Thùy) vẫn còn nguyên sự hoảng hốt. Cách đây 2 năm, buổi chiều ngày 19/4/2014 là một buổi chiều kinh hoàng đối với gia đình chị.
Gia đình chị Tâm ở nông thôn nên làm nghề khoan giếng thuê. 13h chiều ngày hôm 19/4/2014, Thùy, con gái chị (1992) cũng tham gia cùng đi khoang giếng. Tới 15h30 tai nạn xảy ra. Khi đang khoan giếng tới độ sâu 70m thì mắc phải tầng đá.
Lúc đó, bố Thùy đang ngồi máy và gọi Thùy cùng 2 người nữa đứng lên trục giữa của giàn khoan cho đằm máy. 3 người vừa đứng vừa nói chuyện bỗng dưng nghe một tiếng “á”. Kinh hoàng nhìn lại, Thùy chỉ mất hết mảng tóc và da đầu, trơ mỗi hộp sọ, máu phụt bắn tung tóe.
Mọi người hét lên gọi bố Thùy để dừng máy nhưng do giật mình, bố Thùy lại vào số một lần nữa. Toàn bộ mảng da đầu và mái tóc dài của Thùy đã bị cuốn vào trục máy đầy dầu mỡ và đất bẩn bê bết. “Cuống lên, bố cháu vớ lấy ngay dao rựa cùn chặt lấy tóc của cháu còn dính ở trục giữa”- chị Tâm kể.
Thấy mặt con giàn dụa máu, mọi người hoảng hốt, lấy ngay 1 mảnh bao tải gần đó chùm lên mảng sọ của Thùy để máu không bắn phụt tung tóe. Sau đó, lập tức đưa Thùy ra xe taxi chạy tới bệnh viện Ninh Bình. Chạy vào đến đầu Cầu Mới Ninh Bình, người Thùy đã giật lên liên tục và kêu đau. Đến cổng bệnh viện, Thùy nói với bố: “Bố ơi con chết mất”.
Tất cả người thân trong chuyến xe đó đã nghĩ Thùy sẽ chết và mỗi người một nơi đứng khóc. Tới 21h tối cùng ngày, các bác sĩ của bệnh viện 5 Ninh Bình đã đưa chuyển Thùy lên tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
“Khi ấy, tôi thấy nhiều bác sĩ lắm. Thùy được đưa vào phẫu thuật suốt 14 tiếng đồng hồ. Khoảng thời gian đó với gia đình chúng tôi dài lắm. Tới khi cánh cửa phòng mổ mở và bác sĩ thông báo, con tôi đã sống, thật sự, tôi cũng không ngờ bác sĩ bệnh viện Việt Đức lại giỏi đến thế” – chị Tâm nói.
Cuộc phẫu thuật 14h đồng hồ
Nói về sự thành công của những ca phẫu thuật, TS.BS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho Thùy suốt 14 tiếng đồng hồ.
Mảng da đầu bị và tóc của Thùy bị giật tung, có nhiều mạch máu nhỏ ở những mảng da này, các bác sĩ đã dùng kính hiển vi để nối các mạch máu ở mảng da đầu đã bị lột với phần da còn lại. Nhiều mạch máu rất nhỏ, chỉ từ 0,5mm tới 1mm và cần dùng những sợi chỉ đặc biệt nhỏ hơn nhiều lần sợi tóc để khâu. Vì vậy, công việc phẫu thuật cần hết sức cẩn thận, chính xác, thời gian phẫu thuật thường kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ.
Theo TS.Hà, khi áp dụng phẫu thuật vi phẫu, bệnh nhân sẽ ít bị mất máu, nhiễm trùng và sau khi phẫu thuật trong vòng 20 ngày, tóc bệnh nhân sẽ mọc lại bình thường.
ThS.BS. Đào Văn Giang, Phó Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Bệnh viện Việt Đức cũng cho hay, trước đây, kỹ thuật vi phẫu chưa phát triển, có những phụ nữ bị mô tơ cuốn tóc bị tung cả mảng da đầu. Vào thời đó, kỹ thuật chỉ lạng mỏng da đầu rồi ghép lại.
Tuy nhiên, bệnh nhân phải mất khoảng 1 năm điều trị, phần da đầu sẽ trở thành những mảng sẹo nhăn nhúm khiến tóc sẽ không mọc được, bệnh nhân phải đội tóc giả. Những vết sẹo để trần rất dễ bị loét và khả năng dẫn tới ung thư rất cao. Hơn nữa, da đầu sẽ bị co kéo khiến mắt không nhắm được, mở trừng cả ngày và cả khi ngủ. Bệnh nhân vô cùng tự ti, mặc cảm với mọi người.
Trong cuộc trò chuyện, Thùy cho biết, sau khi phẫu thuật 20 ngày, em đã được xuất viện về nhà, tóc của em đã bắt đầu mọc. Em và cả gia đình thật sự không tin vào điều này. Sẽ thật khủng khiếp nếu sau khi được cứu mà em phải mang cái đầu trọc lóc. Cuộc tái khám lần này, các bác sĩ cũng cho biết, sức khỏe của Thùy rất tốt, vết thương liền, đẹp. Thùy vẫn muốn xem lại những tấm ảnh trước đây của cô mà các bác sĩ lưu lại trong cuộc phẫu thật nhưng chị Tâm không dám cho con xem. Chỉ cần nghĩ lại, chị đã rung mình.
Ngày chị Tâm và Thùy lên viện tái khám cũng tình cờ rất gần với ngày Thầy Thuốc Việt Nam. Chị Tâm có lẽ cũng không biết về ngày này nhưng từ trong những lời nói chất phác của chị và Thùy, tôi nhận thấy sự mến yêu mà chị dành cho các bác sĩ như bác sĩ Hà, bác sĩ Giang đã tìm lại cuộc sống cho con gái chị.
Theo ThS.BS. Đào Văn Giang, nhiều trường hợp bị đứt lìa các bộ phận nhưng do không biết cách sơ cứu và bảo quản nên bộ phận đó đã hỏng và không thể phẫu thuật nối lại được.
Phương án sơ cứu và bảo quản đối với trường hợp bị đứt lìa các bộ phận
- Nếu bệnh nhân bị đứt rời các bộ phận cơ thể như chân, tay, da đầu, tai, mũi…, băng lại vùng chảy máu cho bệnh nhân.
- Phần đứt rời, cho vào túi nilon sạch, sau đó cho vào trong một túi ni lon khác đựng nước để nước không tiếp xúc vào bộ phận đó.
- Sau đó, lấy cái túi đó vào trong thùng đá để thùng đá làm lạnh, nhiệt độ giữ khoảng 0-10 độ C.
Nguồn: Thanh Loan/Sức khỏe đời sống
Nhờ thực hiện phẫu thuật bằng kính hiển vi, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Bệnh viện Việt Đức đã tìm lại gương mặt, sự tự tin, niềm vui sống cho nhiều con người.
Trên thế giới, hiện có 60 ca phẫu thuật vi phẫu thành công cho những người mắc phải tai nạn bị lột toàn bộ tóc, da đầu trong đó, Việt Nam đã thực hiện thành công hơn 10 ca.
Tóc Thùy đã mọc dài và gương mặt không còn bất cứ dấu vết nào của tai nạn khủng khiếp. BS Nguyễn Hồng Hà (người ngồi) và BS. Đào Văn Giang (người đứng) đang tái khám cho bệnh nhân Thùy. |
Có nhiều người được may mắn sống sót sau những tai nạn lao động khi bị lột toàn bộ mảng da đầu. Nhưng suốt phần đời sau này, họ sẽ chịu nhiều di chứng nặng nề về sức khỏe, mái tóc không bao giờ mọc lại và những mảng sẹo nhăn nhúm trên da đầu sẽ khiến họ mặc cảm… Nhưng thật may mắn, họ đã gặp được những bác sĩ tuyệt vời.
Sau một tiếng “á”, chỉ còn trơ hộp sọ
Khi được gặp hai mẹ con bệnh nhân Thùy (Ý Yên, Nam Định) tại Khoa Phẫu thuật tạo hình BV Việt Đức trong một lần tái khám gần đây, chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy một cô gái có gương mặt đẹp, tươi rói, mái tóc dài mượt, chẳng còn dấu hiệu về vụ tai nạn kinh hoàng cách đây hai năm trước.
Trong lời kể của chị Tâm (mẹ của Thùy) vẫn còn nguyên sự hoảng hốt. Cách đây 2 năm, buổi chiều ngày 19/4/2014 là một buổi chiều kinh hoàng đối với gia đình chị.
Gia đình chị Tâm ở nông thôn nên làm nghề khoan giếng thuê. 13h chiều ngày hôm 19/4/2014, Thùy, con gái chị (1992) cũng tham gia cùng đi khoang giếng. Tới 15h30 tai nạn xảy ra. Khi đang khoan giếng tới độ sâu 70m thì mắc phải tầng đá.
Lúc đó, bố Thùy đang ngồi máy và gọi Thùy cùng 2 người nữa đứng lên trục giữa của giàn khoan cho đằm máy. 3 người vừa đứng vừa nói chuyện bỗng dưng nghe một tiếng “á”. Kinh hoàng nhìn lại, Thùy chỉ mất hết mảng tóc và da đầu, trơ mỗi hộp sọ, máu phụt bắn tung tóe.
Mọi người hét lên gọi bố Thùy để dừng máy nhưng do giật mình, bố Thùy lại vào số một lần nữa. Toàn bộ mảng da đầu và mái tóc dài của Thùy đã bị cuốn vào trục máy đầy dầu mỡ và đất bẩn bê bết. “Cuống lên, bố cháu vớ lấy ngay dao rựa cùn chặt lấy tóc của cháu còn dính ở trục giữa”- chị Tâm kể.
Thấy mặt con giàn dụa máu, mọi người hoảng hốt, lấy ngay 1 mảnh bao tải gần đó chùm lên mảng sọ của Thùy để máu không bắn phụt tung tóe. Sau đó, lập tức đưa Thùy ra xe taxi chạy tới bệnh viện Ninh Bình. Chạy vào đến đầu Cầu Mới Ninh Bình, người Thùy đã giật lên liên tục và kêu đau. Đến cổng bệnh viện, Thùy nói với bố: “Bố ơi con chết mất”.
Tất cả người thân trong chuyến xe đó đã nghĩ Thùy sẽ chết và mỗi người một nơi đứng khóc. Tới 21h tối cùng ngày, các bác sĩ của bệnh viện 5 Ninh Bình đã đưa chuyển Thùy lên tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
“Khi ấy, tôi thấy nhiều bác sĩ lắm. Thùy được đưa vào phẫu thuật suốt 14 tiếng đồng hồ. Khoảng thời gian đó với gia đình chúng tôi dài lắm. Tới khi cánh cửa phòng mổ mở và bác sĩ thông báo, con tôi đã sống, thật sự, tôi cũng không ngờ bác sĩ bệnh viện Việt Đức lại giỏi đến thế” – chị Tâm nói.
Cuộc phẫu thuật 14h đồng hồ
Nói về sự thành công của những ca phẫu thuật, TS.BS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho Thùy suốt 14 tiếng đồng hồ.
Mảng da đầu bị và tóc của Thùy bị giật tung, có nhiều mạch máu nhỏ ở những mảng da này, các bác sĩ đã dùng kính hiển vi để nối các mạch máu ở mảng da đầu đã bị lột với phần da còn lại. Nhiều mạch máu rất nhỏ, chỉ từ 0,5mm tới 1mm và cần dùng những sợi chỉ đặc biệt nhỏ hơn nhiều lần sợi tóc để khâu. Vì vậy, công việc phẫu thuật cần hết sức cẩn thận, chính xác, thời gian phẫu thuật thường kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ.
Theo TS.Hà, khi áp dụng phẫu thuật vi phẫu, bệnh nhân sẽ ít bị mất máu, nhiễm trùng và sau khi phẫu thuật trong vòng 20 ngày, tóc bệnh nhân sẽ mọc lại bình thường.
ThS.BS. Đào Văn Giang, Phó Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình Bệnh viện Việt Đức cũng cho hay, trước đây, kỹ thuật vi phẫu chưa phát triển, có những phụ nữ bị mô tơ cuốn tóc bị tung cả mảng da đầu. Vào thời đó, kỹ thuật chỉ lạng mỏng da đầu rồi ghép lại.
Tuy nhiên, bệnh nhân phải mất khoảng 1 năm điều trị, phần da đầu sẽ trở thành những mảng sẹo nhăn nhúm khiến tóc sẽ không mọc được, bệnh nhân phải đội tóc giả. Những vết sẹo để trần rất dễ bị loét và khả năng dẫn tới ung thư rất cao. Hơn nữa, da đầu sẽ bị co kéo khiến mắt không nhắm được, mở trừng cả ngày và cả khi ngủ. Bệnh nhân vô cùng tự ti, mặc cảm với mọi người.
Trong cuộc trò chuyện, Thùy cho biết, sau khi phẫu thuật 20 ngày, em đã được xuất viện về nhà, tóc của em đã bắt đầu mọc. Em và cả gia đình thật sự không tin vào điều này. Sẽ thật khủng khiếp nếu sau khi được cứu mà em phải mang cái đầu trọc lóc. Cuộc tái khám lần này, các bác sĩ cũng cho biết, sức khỏe của Thùy rất tốt, vết thương liền, đẹp. Thùy vẫn muốn xem lại những tấm ảnh trước đây của cô mà các bác sĩ lưu lại trong cuộc phẫu thật nhưng chị Tâm không dám cho con xem. Chỉ cần nghĩ lại, chị đã rung mình.
Ngày chị Tâm và Thùy lên viện tái khám cũng tình cờ rất gần với ngày Thầy Thuốc Việt Nam. Chị Tâm có lẽ cũng không biết về ngày này nhưng từ trong những lời nói chất phác của chị và Thùy, tôi nhận thấy sự mến yêu mà chị dành cho các bác sĩ như bác sĩ Hà, bác sĩ Giang đã tìm lại cuộc sống cho con gái chị.
Theo ThS.BS. Đào Văn Giang, nhiều trường hợp bị đứt lìa các bộ phận nhưng do không biết cách sơ cứu và bảo quản nên bộ phận đó đã hỏng và không thể phẫu thuật nối lại được.
Phương án sơ cứu và bảo quản đối với trường hợp bị đứt lìa các bộ phận
- Nếu bệnh nhân bị đứt rời các bộ phận cơ thể như chân, tay, da đầu, tai, mũi…, băng lại vùng chảy máu cho bệnh nhân.
- Phần đứt rời, cho vào túi nilon sạch, sau đó cho vào trong một túi ni lon khác đựng nước để nước không tiếp xúc vào bộ phận đó.
- Sau đó, lấy cái túi đó vào trong thùng đá để thùng đá làm lạnh, nhiệt độ giữ khoảng 0-10 độ C.
Nguồn: Thanh Loan/Sức khỏe đời sống
Bình luận