Hưởng ứng Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS), Viettel giảm đến 99% giá cước roaming tại Myanmar, đồng thời giảm giá cước data roaming tại Philippines, Indonesia.
Chính sách giảm giá sốc này được áp dụng từ ngày 1/4/2018, dành cho tất cả thuê bao Viettel đăng ký thành công dịch vụ roaming.
Hướng đến khu vực “cước viễn thông phẳng”
Trong khuôn khổ các phiên họp đối thoại chính sách của Hội nghị GMS vào chiều 30/3, tại phiên thảo luận chuyên đề phát triển cơ sở hạ tầng và tài chính cho cơ sở hạ tầng, các đại biểu tập trung giải quyết những câu hỏi đặt ra như: Chính phủ cần làm gì để khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng?; Làm thế nào để một quốc gia có thể khai thác hiệu quả tối đa các tài sản công?; Cơ chế tài chính khả thi cho các dự án hạ tầng?; Đổi mới đối tác công tư để phát triển cơ sở hạ tầng?...
Tại phiên thảo luận, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel (Viettel) Lê Đăng Dũng đã có bài trình bày trong đó nhấn mạnh viễn thông có tầm quan trọng không thể phủ nhận đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Ông Dũng cho biết Viettel còn tạo ra một cuộc cách mạng về giá cước viễn thông quốc tế khi khách hàng Viettel tại 3 nước này liên lạc với nhau có mức cước chuyển vùng quốc tế (roaming) tương đương mức cước trong nước.
Viettel sắp tới cũng sẽ khai trương ở Myanmar, cam kết sẽ có giá cước roaming với 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam tương đương mức cước nội địa.
Ông Lê Đăng Dũng bày tỏ hy vọng, tại hội nghị thượng đỉnh GM6 lần này, lãnh đạo các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong sẽ cùng thảo luận để có thể tạo điều kiện hướng tới một khu vực “kết nối phẳng” về viễn thông, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn vùng.
Không dừng lại ở ý tưởng, hưởng ứng Hội nghị GMS, ngày 31-3, Viettel đã chính thức giảm đến 99% giá cước roaming tại Myanmar, đồng thời giảm giá cước data roaming tại Philippines, Indonesia.
Chính sách giảm giá sốc này được áp dụng từ ngày 1/4/2018, dành cho tất cả thuê bao Viettel đăng ký thành công dịch vụ roaming.
Đây thực sự là một tin vui cho những ai có kế hoạch công tác, du lịch, thăm người thân tại 3 nước Myanmar, Philippines, Indonesia vào mùa hè này.
Viettel dẫn đầu xu thế bỏ cước roaming
Cách đây 5 năm (năm 2013), Bộ trưởng Công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông các nước ASEAN đã nhóm họp và cùng thảo luận về chính sách miễn cước roaming viễn thông trong khu vực. Các nhà quản lý ASEAN đánh giá chính sách sẽ làm lợi cho người dân trong khu vực nhờ chi phí liên lạc rẻ hơn.
Mục đích tốt đẹp này cũng được Liên minh châu Âu (EU) bàn đến nhưng EU mới dừng lại ở mức tiến hành bỏ phiếu thông qua bỏ cước roaming từ sau tháng 6-2017.
Giới nhà phân tích nhận định việc bỏ cước roaming sẽ thúc đẩy kết nối cho các khối kinh tế, nhưng nhà mạng có thể sẽ bị sụt giảm doanh thu mạnh khi thực thi chính sách này. Đây được xem như lực cản lớn cho mục tiêu tăng trưởng của các khối kinh tế.
Câu chuyện bỏ cước ở ASEAN vẫn dừng ở mức đàm phán nhưng Đông Dương thì lại bắt tay ngay vào thực hiện. Trong cam kết mới đây của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước Lào, Campuchia đã thống nhất để tạo điều kiện giao thương kinh tế văn hóa giữa 3 nước thì sẽ tiến hành bỏ cước roaming giữa 3 nước này.
Từ sự nhất trí cao của 3 Chính phủ, từ 1/1/2017, Viettel đã bỏ cước roaming khi khách hàng của Metfone (Campuchia) và Unitel (Lào) và mạng Viettel ở Việt Nam gọi cho nhau sẽ chỉ là cước di động trong nước bình thường.
Từ quyết sách “bỏ lợi nhỏ vì lợi ích chung”, Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên trên thế giới áp dụng cho khách hàng mức cước liên lạc gồm cuộc gọi, tin nhắn và lướt web giữa mạng Viettel (Việt Nam) – Metfone (Campuchia) – Unitel (Lào) như mức cước trong nước. Đến nay chưa có khối kinh tế nào tiến hành bỏ cước roaming.
Từ thời điểm này, khách hàng của Viettel di chuyển trong 3 nước Đông Dương sẽ được giảm tới hơn 13 lần giá cước cuộc gọi quốc tế trong khu vực, giảm 160 lần giá cước data, cước tin nhắn giảm gần 10 lần.
Viettel cho biết cái được lớn nhất của bỏ cước roaming là thể hiện tình cảm thiết thực, thân thiện gần gũi của 3 nước láng giềng và thúc đẩy tam giác kinh tế. Điều này sẽ giúp người dân liên lạc với nhau nhiều, thúc đẩy việc giao thương của người dân và doanh nghiệp giữa các nước Đông Dương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhìn nhận Viettel đã có đóng góp rất lớn vào hạ tầng viễn thông – CNTT của 3 nước là Việt Nam – Lào và Campuchia, trong đó có việc thực hiện chính sách bỏ roaming cả 3 nước này.
Kết quả là gười dân, doanh nghiệp của 3 nước được hưởng lợi khi sử dụng dịch vụ giá rẻ. "Mới đây Thủ tướng Việt Nam sang Lào có đánh giá chuyện giảm roaming. Việc đầu tư của Viettel sang Lào, Campuchia là thành công. Viettel đã triển khai mạng viễn thông phủ sóng rộng đến cả vùng sâu vùng xa diện tích rộng, đầu tư hạ tầng rất khó khăn dân cư thưa thớt hiệu quả đầu tư hạn chế. Vậy nên chính phủ nước bạn đã đánh giá cao rất cao việc đầu tư của Viettel.
Video: Bộ trưởng Lào tại MWC: 'Chúng tôi rất tự tin về tương lai của Viettel'
Thủ tướng nước bạn đã cảm ơn Việt Nam, cảm ơn Thủ tướng của Việt Nam, cảm ơn Viettel"- ông Mai Tiến Dũng chia sẻ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ông Phạm Tất Thắng nhìn nhận Viettel đã mở rộng đầu tư và phát triển công nghệ tại nhiều quốc gia, góp phần phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Qua việc bỏ gói cước roaming ở khu vực Đông Dương Viettel đã đóng góp cụ thể cho việc tăng cường kết nối để phát triển cho 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Với chính sách bỏ cước roaming, Viettel đã đưa 3 quốc gia Đông Dương “thế giới phẳng” trong viễn thông, tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy việc giao lưu kinh tế - thương mại, văn hoá, du lịch đồng thời thắt chặt mối quan hệ láng giềng gắn bó trong khu vực.
Bình luận