• Zalo

Sau 2015: Thi tốt nghiệp 2 môn, nhiều môn học mới

Giáo dụcThứ Năm, 31/10/2013 08:58:00 +07:00Google News

(VTC News)- Sau năm 2015, việc đổi mới giáo dục sẽ diễn ra toàn diện ở các nội dung môn học và việc thi cử.

(VTC News)- Sau năm 2015, việc đổi mới giáo dục sẽ diễn ra toàn diện ở các nội dung môn học và việc thi cử.

Môn học mới

Theo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT vừa được thông qua, sau năm 2015, nhiều môn học hấp dẫn mới như Kinh doanh, Nghệ thuật, Khoa học máy tính sẽ được đưa vào chương trình.

môn <a href='https://vtcnews.vn/kinh-te.1.0.html' >kinh doanh</a>
Môn học về kinh doanh sẽ được đưa vào chương trình phổ thông sau 2015
(Ảnh minh họa)
 

Bậc tiểu học

Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1,2,3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn và hoạt động giáo dục.

Lớp 4,5, thực hiện điều chỉnh và hình thành hai môn: Khoa học và Công nghệ (chủ yếu dựa trên cơ sở môn học này ở các lớp 4,5 của chương trình hiện hành); Tìm hiểu xã hội (chủ yếu dựa trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4,5 theo chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Bậc trung học cơ sở

Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, … và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Xây dựng hai môn học mới: Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hiện hành) và Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã hội).

Hai môn học này được xây dựng cơ bản đảm bảo tính logic, nội dung các phân môn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn nhau và tránh trùng lặp; đồng thời xây dựng thêm những chủ đề liên kết giữa các phân môn.

Ở hai cấp này, ngoài những môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm các chủ đề, hoạt động giáo dục khác phù hợp với năng lực, sở thích, nhu cầu của mình

Bậc trung học phổ thông

Tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết giáo dục cho học sinh vào các môn và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành.

Sau THCS, học sinh sẽ phân luồn theo học THPT, hoặc ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ở THPT sẽ tổ chức dạy học phân hóa theo hướng tự chọn.

Lớp 10, tổ chưc bước đầu định hướng nghề cho học sinh. Các em sẽ học 7-10 môn bắt buộc; còn lại là các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh có nhận thức thấu đáo hơn các lĩnh vực kiến thức khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

Lớp 11,12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Số môn bắt buộc sẽ giảm dự kiến còn ba môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ). Đồng thời, học sinh được chọn 3 môn (chủ đề) trong danh mục các môn (chủ đề) tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Khoa học về máy tính, Kinh doanh, Ngoại ngữ 2, Nghệ thuật, Hướng nghiệp…).

Có thể thấy, việc tổ chức dạy học ở cấp THPT sẽ thay đổi khá căn bản, bỏ hình thức phân ban, chuyển sang dạy tự chọn; lớp 11,12 rất ít môn học bắt buộc, vì thế học sinh có thời gian tập trung cho các môn tự chọn.

Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án, biện pháp đổi mới này sẽ không gây ra sự xáo trộn về số lượng, cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng thêm.

Đồng thời, việc đổi mới này không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Các cơ sở giáo dục có thế tự tổ chức và điều hành khi thực hiện phương án này.

Thi tốt nghiệp 2 môn

Theo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT đã được thông qua, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm xuống chỉ còn hai môn. Có thể thi tốt nghiệp hai môn Toán, Ngữ Văn
Thi tốt nghiệp sau 2015 chỉ còn 2 môn
Thi tốt nghiệp sau 2015 chỉ còn 2 môn 
Theo đề án này, việc thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng cần kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình học tập (chủ yếu ở cấp THPT) và kết quả thi kiểm tra kết thúc (để tốt nghiệp), kết quả thi, kiểm tra đầu vào (để tuyển sinh).

Cụ thể, với bậc THPT, học xong môn nào sẽ đánh giá luôn kết quả đạt chuẩn đầu ra môn đó. Kỳ thi cuối cùng (thi tốt nghiệp) đề thi sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một vấn đề chung theo hai lĩnh vực lớn là khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên hoặc cũng có thể chỉ thi hai môn Toán và Ngữ văn.

Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường tự tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT, có thể kiếm tra thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu đào tạo của mỗi ngành, mỗi trường.

Cũng theo đề án này, đề thi không chỉ tập trung vào việc đánh giá học sinh biết cái gì mà quan trọng hơn là đánh giá các em làm được gì từ những điều đã biết, tức là tập trung đánh giá năng lực người học.

Định hướng này buộc đề thi không thể chỉ kiểm tra trí nhớ mà phải yêu cầu vận dụng tổng hợp, thực hành, kiểm tra, năng lực sáng tạo… của học sinh.

Theo đánh giá của ban soạn thảo đề án, hướng đổi mới này sẽ khắc phục được cơ bản những hạn chế về kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện hành. Kết quả kiểm tra, đánh giá thực chất hơn, công bằng, khách quan và trung thực hơn; giảm bớt sự cồng kềnh, tốn kém của một số kỳ thi, tác động tích cực trở lại việc dạy và học.

Chia sẻ trên TTXVN, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận định hướng đánh giá học sinh với nhiều hình thức, xét cả quá trình học và thi cử như đề xuất trên là khá đúng đắn.

Ông cho rằng: “Dự kiến thi tốt nghiệp hai môn văn toán là hai môn công cụ tiêu biểu cho khối chuyên môn tự nhiên và xã hội đồng thời môn khác được kiểm tra trong suốt qua trình học sinh học, tôi thấy được. Tôi cho rằng với định hướng này băn khoăn của xã hội được giải toả, học trò học tốt hơn".

Tại Hội nghị Trung ương lần VIII (30/9-9/10), đề án đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo này đã được thông qua sau gần một năm soạn thảo, sửa đổi.

So với dự thảo trình Hội nghị Trung ương lần VI, đề án được thông qua này thể hiện sự thẳng thắn, đúng mức hơn trong đánh giá thực trạng, nguyên nhân; làm rõ hơn mối liên hệ về nội dung giữa các phần.


Đề án gồm 5 phần: Sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực trạng giáo dục và đào tạo Việt Nam; Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Tổ chức thực hiện; Những vấn đề xin ý kiến Trung ương.



Phạm Thịnh

Bình luận