(VTC News) - Công tác giải cứu 11 người trong vụ sập hầm Thuỷ điện Đạ Dâng đang hết sức khó khăn, dự kiến phải 2 ngày mới có thể đưa nạn nhân ra ngoài.
Sự cố sập hầm dẫn nước công trình thuộc thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng xảy ra lúc 7 giờ sáng nay (16/12).
Thời điểm này có 11 người là công nhân, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 đang thi công đường hầm, trong đó có một phụ nữ.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, lực lượng y tế… tới hiện trường.
Hàng trăm người đã được huy động để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên đến chiều 16/12, công tác giải cứu nạn nhân mắc kẹt vẫn gặp nhiều khó khăn.
Thông tin trên Tuổi trẻ, một cán bộ công ty Sông Đà có mặt tại hiện trường nhận định: Nhanh nhất, phải trong hai ngày nữa, mới có thể đưa các nạn nhân ra ngoài.
Trả lời Vnexpress, ông Nguyễn Văn Yên - Phó chủ tịch Lâm Đồng, cho biết, tỉnh đã huy động lực lượng công an, quân đội và các sở ngành liên quan. Trước mắt cần đưa được đường ống nhỏ để bơm khí vào vị trí hầm sập, nơi có 11 công nhân đang mắc kẹt.
Kế hoạch tiếp theo sẽ đưa một đường ống phi 80 vào khu vực để các công nhân theo đó mà chui ra. Hiện các lực lượng đang tiến hành khoan tốc hành để thực hiện phương án trên.
"Khẩn cấp nhất là phải đảm bảo nguồn khí để duy trì sự sống cho các công nhân. Toàn bộ sóng liên lạc ở bên trong hầm không kết nối được nên chúng tôi chưa thể liên lạc được với công nhân nào"- ông Yên thông tin.
Trả lời báo Dân Việt, đại diện đơn vị thi công (Công ty Cổ phần Sông Đà 505) cho biết, chỗ sập cách cửa hầm khoảng 300-500m, kéo dài khoảng 6m. Hầm thủy điện bị sập âm dưới mặt đất 70m, hầm cao 5m, ngang 4m.
Công việc cứu hộ được triển khai khẩn trương xúc tiến nhưng việc sử dụng máy móc không được thuận lợi. Ưu tiên hàng đầu là khoan lớp đất sạt lở để tạo lỗ hổng, đưa không khí vào bên trong.
Công ty điện lực Lâm Đồng đã vận chuyển một máy phát điện tới, đưa máy này vào hiện trường để hỗ trợ việc khoan đống sạt lở. Lực lượng cứu hộ đã khoan vào sâu 10m lớp đất sạt lở nhưng lớp sạt lở này dày đến 14-15m (không phải là 6m như thông tin ban đầu),
Công tác khoan để đưa đường ống bơm oxy vào đường gặp sức khó khăn do địa chất là bùn nhão lẫn với đất đá, bêtông, sắt thép.
"Dự đoán đoạn sập có thể lên đến 15-20m. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương khoan đưa đường ống để bơm oxy vào bên trong. Việc cứu hộ sẽ làm liên tục, kể cả xuyên đêm, tới khi nào bơm được oxy vào trong, sau đó mới tới việc đưa các nạn nhân ra.
Hầm bị sập là đất từ trên sụt xuống. Việc cứu hộ khẩn trương nhưng cũng phải tính toán kỹ. Không thể đưa các phương tiện cơ giới lớn làm ầm ầm được, vì như vậy sẽ tạo ra dư chấn khiến hầm bị sập thêm", ông Bùi Văn Sơn, Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng nói.
Hiện vẫn chưa xác định chính xác số nạn nhân bị mắc kẹt trong hầm là 11 hay 12 người.
Công trình thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo khởi công ngày 17/12/2003. Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn - Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).
Thuỵ Miên (Tổng hợp)
Thời điểm này có 11 người là công nhân, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 đang thi công đường hầm, trong đó có một phụ nữ.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, lực lượng y tế… tới hiện trường.
Hàng trăm người đã được huy động để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Tuy nhiên đến chiều 16/12, công tác giải cứu nạn nhân mắc kẹt vẫn gặp nhiều khó khăn.
Công tác cứu hộ diễn ra khẩn trương (Ảnh: TTO) |
Thông tin trên Tuổi trẻ, một cán bộ công ty Sông Đà có mặt tại hiện trường nhận định: Nhanh nhất, phải trong hai ngày nữa, mới có thể đưa các nạn nhân ra ngoài.
Trả lời Vnexpress, ông Nguyễn Văn Yên - Phó chủ tịch Lâm Đồng, cho biết, tỉnh đã huy động lực lượng công an, quân đội và các sở ngành liên quan. Trước mắt cần đưa được đường ống nhỏ để bơm khí vào vị trí hầm sập, nơi có 11 công nhân đang mắc kẹt.
Kế hoạch tiếp theo sẽ đưa một đường ống phi 80 vào khu vực để các công nhân theo đó mà chui ra. Hiện các lực lượng đang tiến hành khoan tốc hành để thực hiện phương án trên.
"Khẩn cấp nhất là phải đảm bảo nguồn khí để duy trì sự sống cho các công nhân. Toàn bộ sóng liên lạc ở bên trong hầm không kết nối được nên chúng tôi chưa thể liên lạc được với công nhân nào"- ông Yên thông tin.
Cận cảnh hiện trường cứu hộ. (Ảnh: Dân Việt) |
Trả lời báo Dân Việt, đại diện đơn vị thi công (Công ty Cổ phần Sông Đà 505) cho biết, chỗ sập cách cửa hầm khoảng 300-500m, kéo dài khoảng 6m. Hầm thủy điện bị sập âm dưới mặt đất 70m, hầm cao 5m, ngang 4m.
Công việc cứu hộ được triển khai khẩn trương xúc tiến nhưng việc sử dụng máy móc không được thuận lợi. Ưu tiên hàng đầu là khoan lớp đất sạt lở để tạo lỗ hổng, đưa không khí vào bên trong.
Công ty điện lực Lâm Đồng đã vận chuyển một máy phát điện tới, đưa máy này vào hiện trường để hỗ trợ việc khoan đống sạt lở. Lực lượng cứu hộ đã khoan vào sâu 10m lớp đất sạt lở nhưng lớp sạt lở này dày đến 14-15m (không phải là 6m như thông tin ban đầu),
Công tác khoan để đưa đường ống bơm oxy vào đường gặp sức khó khăn do địa chất là bùn nhão lẫn với đất đá, bêtông, sắt thép.
(Ảnh: VNE) |
"Dự đoán đoạn sập có thể lên đến 15-20m. Hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương khoan đưa đường ống để bơm oxy vào bên trong. Việc cứu hộ sẽ làm liên tục, kể cả xuyên đêm, tới khi nào bơm được oxy vào trong, sau đó mới tới việc đưa các nạn nhân ra.
Hầm bị sập là đất từ trên sụt xuống. Việc cứu hộ khẩn trương nhưng cũng phải tính toán kỹ. Không thể đưa các phương tiện cơ giới lớn làm ầm ầm được, vì như vậy sẽ tạo ra dư chấn khiến hầm bị sập thêm", ông Bùi Văn Sơn, Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng nói.
Hiện vẫn chưa xác định chính xác số nạn nhân bị mắc kẹt trong hầm là 11 hay 12 người.
Công trình thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo khởi công ngày 17/12/2003. Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn - Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).
Thuỵ Miên (Tổng hợp)
Bình luận