Sao băng xanh thắp sáng bầu trời đêm ở Cairns (Australia).
Theo Sputnik, máy quay an ninh tại sân bay quốc tế Cairns vô tình ghi lại cảnh ngôi sao băng có ánh sáng màu xanh rơi xuống thành phố Cairns thuộc bang Queensland vào tối 21/5.
Đoạn video từ máy quay an ninh có thể thấy ngôi sao băng bốc cháy với ánh sáng màu xanh lá trên bầu trời đêm Cairns trước khi lao xuống một dãy núi.
Nhiều người khác của Cairns cũng ghi lại khoảnh khắc sao băng rơi vào cuối tuần trước.
Ngay sau đó, các video khác ghi lại hiện tượng này bắt đầu tràn lên mạng xã hội.
Theo truyền thông địa phương, chính quyền bang Queensland vẫn quyết định tổ chức tìm kiếm ngôi sao băng trên dù không chắc nó có rơi xuống đất hay không.
Màu sắc của một thiên thạch cháy khi ma sát với bầu khí quyển của Trái Đất thường được quyết định bởi các thành phần tạo nên nó. Trong trường hợp của ngôi sao băng rơi xuống Cairns với màu xanh lá chứng tỏ nó chứa lượng lớn quặng magie, trong khi những thiên thạch chứa quặng sắt có màu vàng.
Tuy nhiên, sao băng hay thiên thạch chỉ đẹp khi chúng bốc cháy trên bầu trời vì khi rơi xuống Trái Đất chúng lại là vật thể nguy hiểm. Ngay cả hòn đá nhỏ cũng có thể sản sinh ra động năng khổng lồ. Điển hình như thiên thạch Chelyabinsk chỉ rộng hơn 17 m nhưng có thể tạo ra một vụ nổ có sức công phá lên đến 500 kiloton thuốc nổ TNT.
Mỗi năm khoảng 17.000 thiên thạch không bị đốt cháy hết hoàn toàn khi bay qua bầu khí quyển Trái Đất, dù vậy hầu hết chúng đều có kích thước gần như không đáng kể. Tuy nhiên đôi khi cũng có những ngoại lệ bởi vấn có những thiên thạch cỡ lớn rơi xuống các khu vực dân cư hoặc gần nơi con người sinh sống.
Bình luận